Quan hệ pháp luật tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 32 - 34)

2. KHÁI NIỆM LUẬT TÀI CHÍNH, QUAN HỆ PHÁP LUẬT

2.3. Quan hệ pháp luật tài chính

Quan hệ pháp luật tài chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập phân phối và sử dụng các nguồn tài chính giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác được các quy phạm pháp luật tài chính điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật tài chính được cấu thành bởi ba yếu tố:

2.3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật tài chính

Chủ thể của một quan hệ pháp luật là những con người cụ thể tham gia vào quan hệ đó nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý ́ nhất định.

Chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính bao gồm các bên tham gia vào quan hệ pháp luật tài chính có thể là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật được trao các quyền và nghĩa vụ pháp lý bao gồm:

- Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện tham gia trong quá trình tạo lập, phân phối hoặc sử dụng quỹ NSNN như thu thuế, được cấp phát kinh phí….

- Các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác tham gia trong quan hệ tài chính với tư cách là các chủ thể trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh... thể hiện trong các lĩnh vực thu hút và tập trung vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, phân phối lợi nhuận trong tổ chức đó...

- Cơng dân Việt Nam là chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính với tư cách là nhà đầu tư trong thị trường tài chính dưới hình thức mua trái phiếu, cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành... (các quan hệ tài chính này khơng tồn tại trong cơ chế kế hoạch hố tập trung).

- Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức kinh tế nước ngồi, người nước ngồi có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật tài chính Việt Nam khi tham gia các quan hệ tài chính với bên Việt Nam như góp vốn, đầu tư, viện trợ…

2.3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các chủ thể hướng tới khi thiết lập quan hệ, là những lợi ích được nhà nước bảo đảm thực hiện có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần.

Trong quan hệ pháp luật tài chính lợi ích mà các bên mong muốn hướng đến là tiền, các loại giấy tờ, chứng từ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng... hoặc việc thực hiện các quan hệ tiền tệ nhất định.

2.3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật tài chính

Nội dung của một quan hệ pháp luật là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định cho các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật đó.

Trong quan hệ pháp luật tài chính, nội dung của quan hệ pháp luật tài chính là tập hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật xác định đối với từng chủ thể tham gia trong quan hệ. Quyền và nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về quan hệ pháp luật tài chính cịn xem xét về căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tài chính. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

- Quy phạm pháp luật tài chính. - Chủ thể tham gia.

- Sự kiện pháp lý: đó là những sự kiện thực tế xãy ra trong hoạt động tài chính. Sự kiện pháp lý đó có thể do hành vi của các chủ thể gây ra hoặc do điều kiện khách quan đem lại.

Việc tìm hiểu căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các hoạt động tài chính nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo nên sự ổn định xã hội.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 32 - 34)