Các loại vi phạm pháp luật về Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 93 - 95)

I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

3. XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.2. Các loại vi phạm pháp luật về Ngân sách nhà nước

- Vi phạm hình sự trong lĩnh vực NSNN

Vi phạm hình sự trong lĩnh vực NSNN thực chất chính là những tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện trong quá trình tham gia vào hoạt động tài chính cơng hay hoạt động NSNN.

Vi phạm hình sự trong lĩnh vực NSNN là những hành vi trái pháp luật hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lơi cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực NSNN được luật hình bảo vệ và do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thường cấu thành các tội sau:

- Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009),

- Tội lập quỹ trái phép (Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội tham ơ tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009);

- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009)...

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực NSNN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực NSNN được hiểu là những hành vi cố ý hoặc vô ý làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực NSNN, do tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm xâm hại đến những lợi ích đang được pháp luật bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và do đó phải chịu trách nhiệm hành chính.

Trong thực tiễn đời sống, tuy các hành vi vi phạm hành chính về NSNN diễn ra rất đa dạng và phức tạp như: hành vi vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của người nộp thuế; hành vi vi phạm thủ tục cấp phát kinh phí NSNN của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền cấp phát kinh phí NSNN; hành vi sử dụng kinh phí NSNN sai nguyên tắc tài chính của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Các hành vi vi phạm này đều có một điểm chung là chúng tác động đến trật tự pháp luật hành chính trong lĩnh vực NSNN đã được thiết lập bởi Nhà nước.

- Vi phạm khác trong lĩnh vực NSNN

Vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực NSNN: là những hành vi

trái pháp luật dân sự, do tổ chức, cá nhân (hoặc cơ quan nhà nước) thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý nhằm gây thiệt hại về vật chất, tài sản cho Nhà nước (hoặc tổ chức, cá nhân) trong quá trình tham gia vào hoạt động NSNN và do đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi của mình (trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Ví dụ: Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho người sở hữu trái phiếu Chính phủ do hành vi vi phạm nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi trái phiếu đúng kỳ hạn cho người sở hữu như đã thoả thuận trong quan hệ phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc người nộp thuế là tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước.

Vi phạm kỷ luật trong lĩnh vực NSNN: là hành vi vi phạm quy chế

công chức, do cá nhân công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ trong hoạt động NSNN và do đó phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quyết định xử lý kỷ luật của người có thẩm quyền trong hoạt động quản lý cơng

chức. Điển hình cho hình thức vi phạm này là trường hợp công chức cơ quan thuế, hải quan vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan hay các quy định của ngành về quyền, nghĩa vụ của công chức trong khi thi hành công vụ và công chức sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý công chức.

Trong pháp luật thực định Việt Nam về lĩnh vực NSNN, nhà làm luật chủ trương quy định theo hướng liệt kê các hành vi cụ thể được coi là vi phạm pháp luật về NSNN chứ khơng tìm cách phân loại hành vi nào là vi phạm hành chính, vi phạm hình sự hay vi phạm khác về NSNN.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 93 - 95)