I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
3. XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
1.5. Phân loại thuế
1.5.1. Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào NSNN
- Thuế trực thu: là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần
thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao...
Thuế trực thu có ưu điểm là điều hoà thu nhập trong xã hội, đảm
bảo cơng bằng xã hội nhưng có nhược điểm là hay bị giấu bớt nguồn thu để tránh nghĩa vụ nộp thuế nên rất khó thu.
33
Xem thêm: Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr14 – 17.
- Thuế gián thu: là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên
một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng hàng hố, dịch vụ thơng qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt... Tính chất gián thu của loại thuế gián thu thể hiện người nộp thuế và người nộp thuế không đồng nhất, do số thuế được cộng vào giá bán và là một bộ phận cấu thành của giá bán hàng hoá dịch vụ.
Thuế gián thu có ưu điểm là điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, nhưng có nhược điểm là dễ dẫn đến xu hướng tăng giá bán, đẩy giá, dễ thu trùng lắp.
1.5.2. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế
- Thuế đánh vào hoạt động kinh doanh: Thuế GTGT, thuế môn bài...
- Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá: Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu...
- Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của Nhà nước: thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp...
- Thuế đánh vào thu nhập: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao...
- Thuế đánh vào tài sản: Thuế nhà, đất...