3.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
a. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)
TSLĐ& ĐTNH
Rc= (lần)
Nợ ngắn hạn
Hệ số này biểu hiện sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa: là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoăc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của DN.
b. Khả năng thanh toán nhanh (Rq)
TSLĐ& ĐTNH – Hàng tồn kho
Rq = (lần)
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Nếu hệ số này quá lớn gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể không hiệu quả.
c. Hệ số thanh toán bằng tiền
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán bằng tiền = (lần)
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số này cho phép đánh giá khả năng thanh toán tức thời bằng tiền. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty càng cao. Nhưng nếu tỷ số này quá cao thì cũng cần xem xét lại vì điều đó chứng tỏ công ty tồn quỹ tiền mặt nhiều, vốn công ty không được huy động vào quá trình hoạt động kinh doanh nên không sinh ra hiệu quả.
3.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn
Doanh thu thuần
Số vòng quay hàng tồn kho = (vòng)
Hàng tồn kho
Ý nghĩa: Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu = (vòng)
Ý nghĩa: Hệ số này càng thấp càng tốt nhưng phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể.
365
Số ngày BQ của 1 vòng quay kho hànn = (ngày/kỳ)
Số vòng quay hàng tồn kho
3.3.3. Các chỉ tiêu về lao động
Hiệu quả sử dụng lao động = Lợi nhuận sau thuế/Tổng số lao động Năng suất lao động BQ = Giá trị tổng sản lượng / tổng nhân viên
3.3.4. Các chỉ tiêu về TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ = Giá trị hao mòn Nguyên giá TSCĐ
Ý nghĩa: Cho phép ta đánh giá tương đối chính xác về thực trạng của TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ thường được xác định bằng số %. Nếu hệ số càng tiến đến 100% thì TSCĐ càng cũ đi.
3.3.5. Một số chỉ tiêu khác
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu)*100% Tỷ suất LNST/Vốn CSH = (LN ST/Vốn CSH)*100%
Tỷ suất LNST/Tổng tài sản = (LNST/Tổng tài sản)*100% Tỷ suất LNTT/DTT = (LNTT/DTT)*100%
Tỷ suất LNST/DTT = (LNST/DTT)*100%
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu/Nguyên giá TSCĐ *100% Tỷ suất nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn/ Tổng TSLĐ *100%
Tỷ suất nợ/vốn CSH = Các nợ phải trả/ Vốn CSH *100% Tỷ suất nợ/TSLĐ = Các nợ phải trả/ TSLĐ *100%
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình XNK của công ty từ 2005-20074.1.1. Cơ cấu XNK theo nhóm hàng 4.1.1. Cơ cấu XNK theo nhóm hàng
Bảng 4.1. Cơ Cấu XNK Theo Các Mặt Hàng Chính
ĐVT: USD
Mặt hàng NK chính
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh
2006/2005 So sánh 2007/2006 Tủ sấy 215.999,1 39,3 239.998,9 40,6 140.253,0 31,3 23.999,9 11,1 -99.746,0 -41,6 Tủ ấm 64.813,2 11,8 68.224,4 11,6 100.966,9 22,5 3.411,2 5,3 32.742,5 48,0 Bể cách thuỷ 60.970,7 11,1 64.179,7 10,9 27.906,7 6,2 3.209,0 5,3 -36.273,1 -56,5 Máy cất nước 22.634,7 4,1 23.826,0 4,0 52.946,0 11,8 1.191,3 5,3 29.120,0 122,2 Máy khuấy từ 247,0 0,0 260,0 0,0 7.617,8 1,7 13,0 5,3 7.357,8 2.829,9 Bình tia 733,8 0,1 772,4 0,1 1.612,4 0,4 38,6 5,3 840,0 108,8 Kính hiển vi 22.817,9 4,2 24.018,8 4,1 16.600,3 3,7 1.200,9 5,3 -7.418,5 -30,9 Hoá chất 26.537,2 4,8 122.629,8 20,8 43.497,5 9,7 96.092,6 362,1 -79.132,3 -64,5 Nồi hấp 17.803,6 3,2 18.740,6 3,2 13.798,1 3,1 937,0 5,3 -4.942,5 -26,4 Thiết bị khác 116.498,3 21,2 27.933,9 4,7 43.089,8 9,6 -88.564,4 -76,0 15.155,9 54,3 Tổng cộng 549.055,4 100,0 590.584,5 100,0 448.288,4 100,0 41.529,2 7,6 -142.296,1 -24,1
Nguồn: Ban đối ngoại &TTTH
Qua Bảng 4.1 ta thấy kim ngạch NK của công ty tăng giảm không đều. Cụ thể
kim ngạch NK của năm 2006 gần 591.000 USD trong khi đó năm 2005 chỉ hơn 549.000 USD; năm 2007 lại giảm chỉ có 448.000 USD, giảm rất nhiều so với năm 2006 (giảm 24,1%).
Theo Bảng 4.1, kim ngạch NK các mặt hàng năm 2006 đều tăng so với kim
ngạch NK năm 2005, đặc biệt là nhóm hoá chất tăng vượt bậc 96.092,6 USD (tương ứng 362,1%), còn các thiết bị khác lại giảm so với năm 2005 là 88.564,4 USD (tương ứng giảm 76%). Qua năm 2007 ta thấy kim ngạch NK các mặt hàng tủ ấm của Đức; máy cất nước, máy khuấy từ, bình tia của Anh đều tăng lần lượt là 48%, 122,2%,,
2829,9%, 108,8%, trong đó mặc dù kim ngạch NK của máy khuấy từ chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch NK nhưng lại là mặt hàng tăng khá mạnh vào năm 2007 (tăng 28 lần). Các mặt hàng còn lại của công ty giảm mạnh. Đặc biệt là hai sản phẩm của Đức (tủ sấy và bể cách thủy) là mặt hàng chủ lực, phổ biến của công ty đã giảm đi một lượng đáng kể (giảm 41,6% và 56,5% so với năm 2006), kế đến là các sản phẩm kính hiển vi, nồi hấp, hoá chất cũng giảm tương đối. Nguyên nhân giảm các mặt hàng này là do chính sách thu hẹp của nhà phân phối, có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước cùng kinh doanh các mặt hàng tương tự. Mặt khác, các mặt hàng này có giá cao nên không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng với lại các sản phẩm này có tuổi thọ lâu nếu như được trang bị năm ngoái thì năm nay sẽ không được trang bị nữa. Bên cạnh đó, công ty đã tự thiết kế sản xuất một số thiết bị phục vụ cho phòng thí nghiệm như: tủ hút, tủ cấy…nên cũng hạn chế NK các mặt hàng nước ngoài.
Nhìn chung năm 2007- năm đầu tiên gia nhập WTO nên DN còn bỡ ngỡ trước luật chơi của thế giới, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các DN cùng ngành nên hoạt động kinh doanh có phần hạn chế, công ty đang cố gắng khắc phục để nâng cao kim ngạch NK trong những năm tới.
4.1.2 Cơ cấu XNK theo thị trường
Qua Bảng 4.2, ta thấy hàng hoá của công ty chủ yếu nhập từ thị trường Đức, vì
ở thị trường này các sản phẩm nhập khẩu đều là những mặt hàng mạnh của công ty.. Đối với thị trường Đức công ty nhập các mặt hàng như: tủ sấy, tủ ấm, tủ ấm lạnh, tủ tiệt trùng, bể cách thủy (Memmer), máy đo pH, máy quang phổ phân tích nước, thiết bị đo BOD,COD (Livobon), hệ phân tích đạm theo phương pháp Kjeldahl, thiết bị trích Soxhlet (Behr) …Năm 2005 các mặt hàng của công ty từ thị trường Đức chiếm 82,7% trong tổng kim ngạch NK. Năm 2006 kim ngạch NK của công ty từ Đức tăng hơn so với năm 2005 nhưng không nhiều là 27.360,3 USD (tương ứng tăng 6%) nhưng tỷ trọng lại giảm còn 81,5%. Nguyên nhân giảm là do năm 2006 tỷ trọng hàng NK từ Anh tăng hơn so với năm 2005 (tăng 8,3%). Đến năm 2007 kim ngạch NK từ Đức giảm 199.953,8 USD tương đương giảm 41,5% so với năm 2006. Mặc dù vậy nhưng Đức vẫn là thị trường NK chủ yếu của công ty, vì ở thị trường này các mặt hàng
có một số mặt hàng có thuế NK bằng không. Đó cũng là điều kiện thuận lợi của chúng ta nhưng kim ngạch NK lại giảm là do có sự cạnh tranh gây gắt của các đối thủ hoạt động cùng ngành trong nước nên thị trường tiêu thụ các mặt hàng này ngày càng bị thu hẹp.
Bảng 4.2. Cơ Cấu XNK Theo Thị Trường
ĐVT:USD
Thị trường
chính
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh
2006/2005 So sánh 2007/2006 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % ±∆ % ±∆ % Nhật 27.243,4 5,0 31.314,3 5,3 23.617,4 5,3 4.070,9 14,9 -7.696,9 -24,6 Anh 3.769,7 0,7 53.127,0 9,0 117.352,9 26,2 49.357,4 1.309,3 64.225,9 120,9 Đức 454.232,6 82,7 481.592,9 81,5 281.639,1 62,8 27.360,3 6,0 -199.953,8 -41,5 Pháp 17.589,2 3,2 20.217,4 3,4 13.269,5 3,0 2.628,3 14,9 -6.947,9 -34,4 Mỹ 46.220,5 8,4 4.333,0 0,7 12.409,5 2,8 -41.887,6 -90,6 8.076,6 186,4 Tổng 549.055,4 100 590.584,5 100 448.288, 4 100 41.529,2 7,6 -142.296,1 -24,1
Nguồn: Ban đối ngoại &TTTH Đối với thị trường Anh, công ty NK các mặt hàng như: Đĩa kháng sinh, môi trường nuôi cấy vi sinh pha sẵn, bình yếm khí, thiết bị lấy mẫu thử vi sinh (Oxoid), máy khuấy từ, máy cất nước, dụng cụ thuỷ tinh, dụng cụ nhựa (Barloword)…Năm 2005 kim ngạch NK là 3.769,7 USD, chỉ chiếm 0.7%, năm 2006 là 53.127 USD, tăng vượt bật so với năm 2005 là 49.357,4 USD (tăng hơn 13 lần). Đến năm 2007 thị trường NK ở Anh cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, cụ thể kim ngạch NK ở thị trường Anh năm 2007 là 117.352,9 USD tăng 64.225,9 USD so với năm 2006 ( tăng khoảng 1,2 lần).Ở thị trường này mặc dù không tập trung các sản phẩm là mặt hàng mạnh của công ty nhưng kim ngạch tăng chứng tỏ các sản phẩm ở thị trường này có tiềm năng phát triển và công ty cần khai thác triệt để để phát triển thành thị trường NK chính giống như thị trường Đức.
Đối với thị trường Mỹ, công ty nhập các mặt hàng như: cân phân tích, cân kỹ thuật, cân sấy ẩm (Ohaus), máy đo Octan trong xăng, máy phân tích ngũ cốc… (Zeltex), các thiết bị/dụng cụ đo: tốc độ gió, độ ồn, đo ánh sáng, nhiệt độ/độ ẩm… (Extech). Nhìn chung, kim ngạch NK hàng từ Mỹ tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 46.220,5 USD chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch NK, năm 2006
trong tổng kim ngạch nhưng đến năm 2007 kim ngạch NK ở thị trường này lại tăng lên 12.409,5 USD tăng 8.076,6 USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2006.
Các thị trường còn lại Nhật, Pháp, công ty nhập các mặt hàng như: máy đo khí độc, khúc xạ kế đo độ mặn/độ ngọt…Vì ở hai thị trường này đều không tập trung những mặt hàng mạnh của công ty, do đó kim ngạch NK của các thị trường này chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch NK của công ty. Cụ thể, đối với thị trường Nhật, tỷ trọng NK qua các năm hầu như gần bằng nhau, năm 2005 kim ngạch NK ở thị trường Nhật là 27.243,4 USD, chiếm 5%; năm 2006 là 31.314,3 USD tăng hơn năm 2005, chiếm 5.3%. Nhưng sang năm 2007, mặc dù hàng NK chiếm tỷ trọng không đổi nhưng kim ngạch NK lại giảm so với năm 2006 chỉ còn 7.696,9 USD (giảm tương ứng 24,6%). Còn đối với thị trường Pháp, các mặt hàng NK của năm 2005 so với năm 2006 cũng tăng nhưng không đáng kể, nhưng sang năm 2007 thì kim ngạch NK ở nước Pháp giảm 6.947,9 USD ứng với 34,4%.
Tóm lại, tổng kim ngạch NK của công ty qua ba năm có sự tăng giảm không đều. Sở dĩ có sự tăng giảm không đều này là do nhà cung cấp có sự điều chỉnh giá cũng như có chính sách thu hẹp của nhà phân phối. Ngoài ra, do có nhiều nguồn hàng ở nhiều thị trường khác nhau nên để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì công ty phải phân chia thị trường NK. Hơn nữa, công ty chúng ta cũng tự thiết kế sản xuất một số thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì thế kim ngạch NK giảm vào năm 2007. Song đối với thị trường Anh kim ngạch NK lại tăng mạnh chủ yếu là do nhu cầu khách hàng nhiều. Vì vậy, công ty cần khai thác tiềm năng ở thị trường này nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo thêm nguồn doanh thu cho công ty.
4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 4.3. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh của Công Ty Qua 3 Năm 2005-2007
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 ±∆ % ±∆ % 1. DT BH & CCDV 17.958.130 20.433.182 28.839.812 2.475.052 13,8 8.406.630 41 2. Các khoản giảm trừ 51.793 112.558 0 60.765 117,3 -112.558 -100 3. DTT 17.906.337 20.320.624 28.839.812 2.414.287 13,5 8.519.188 42 4. GVHB 14.284.479 15.553.312 22.881.608 1.268.833 8,9 7.328.296 47 5. LN gộp 3.621.858 4.767.312 5.958.204 1.145.454 31,6 1.190.892 25 6. DT từ HĐTC 132.350 164.342 279.548 31.992 24,2 115.206 70 7. CP tài chính 990.312 950.094 1.249.045 -40.218 -4,1 298.951 31
Trong đó: chi phí lãi vay 990.312 950.094 1.152.341 -40.218 -4,1 202.247 21
8. CP bán hàng 1.134.280 1.757.459 2.217.497 623.179 54,9 460.038 26 9. CP QLDN 1.548.453 2.067.935 2.434.724 519.482 33,5 366.789 18 10. LN từ HĐKD 81.163 156.166 336.486 75.003 92,4 180.320 115 11. TN khác 2.111 1.965 1.187 -146 -6,9 -778 -40 12. CP khác 300 1.320 20.923 1.020 340 19.603 1.485 13. LN khác 1.811 645 -19.736 -1.166 -64,4 -20.381 -3.160 14. Tổng LNTT 82.974 156.811 316.750 73.837 89 159.939 102 15. Thuế TNDN 23.233 43.907 88.690 20.674 89 44.783 102 16. LNST 59.741 112.904 228.060 53.163 89 115.156 102
Nguồn: Phòng kế toán & TTTH
Theo Bảng 4.3, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phát triển rất
tốt qua các năm. Cụ thể là:
Do các khoản giảm trừ giảm năm 2006 tăng 117.3%, tương ứng 60.765.000 đồng so với năm 2005, trong đó chủ yếu hàng bán bị trả tăng lại nên đã làm cho DTT chỉ tăng 13,5% tương ứng với số tiền là 2.414.287.000đồng. Nhưng sang năm 2007 do xúc tiến bán hàng tốt nên không có hàng bán bị trả lại nên khoản giảm trừ năm 2007 bằng 0, giảm 100% so với năm 2006 (tương ứng với số tiền là 112.558.000 đồng). Do vậy, DTT năm 2007 tăng lên khá nhiều tương ứng với số tiền là 8.519.188.000 đồng (tăng 42%) so với năm 2006.
Mặt khác, GVHB của năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng 1.268.833.000 đồng, tăng khoảng 8,9%; trong khi đó GVHB của năm 2007 so với năm 2006 tăng khá nhiều 7.328.296.000 đồng (tăng tương ứng 47%), tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tăng DTT là 5%.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 (tăng lần lượt là 54,9% và 33.5%), sang năm 2007 CP bán hàng và CP QLDN cũng tăng tương đối cao (tăng 26% và 18% so với năm 2006) nhưng ở mức thấp hơn nên cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, trong năm này do công ty đã nhận một lượng hàng gia công khá lớn ở xưởng may nên cũng góp phần làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng một lượng đáng kể (115% so với năm 2006, ứng với số tiền là 180.320.000 đồng).
Đối với doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2006 chỉ tăng 31.992.000 đồng so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 tăng 115.206.000 đồng tức là từ 164.342.000 đồng năm 2006 lên 279.548.000 đồng năm 2007. Lý do tăng doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ, tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng cũng góp phần làm cho doanh thu hoạt động tài chính tăng lên. Ngoài ra, công ty trả tiền cho nhà cung cấp thông qua ngân hàng ít hơn (do nhập hàng về ít hơn), nhưng không phải vì thế mà chi phí tài chính giảm mà còn tăng hơn năm 2006 31% (tương ứng với 298.951.000 đồng), chủ yếu là do số tiền vay ngắn hạn tăng nên phải trả chi phí lãi vay cao hơn so với năm 2006.
Các khoản thu nhập khác giảm 70% tương ứng với số tiền 778.000 đồng, tuy nhiên chi phí khác lại tăng quá cao 1.485% tương ứng với số tiền 19.603.000 đồng, nhưng đây chỉ là chỉ tiêu mang tính khách quan vì các khoản thu nhập khác và chi phí khác đều không thể dự kiến được nên việc tăng hay giảm chỉ tiêu này không nói lên được tình hình kinh doanh tốt hay xấu.
Để có thể đánh giá được kết quả kinh doanh, ta cần đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh