TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh bao gồm: xe hơi, văn phòng làm việc, kệ trưng bày, bàn làm việc, máy vi tính, máy photo, máy in…
Bảng 4.16. Tình Hình Trang Bị TSCĐ
ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị haomòn lũy kế Giá trị còn lại
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007
Tổng TSCĐ 2.204.182 2.367.278 857.262 1.125.304 1.346.920 1.241.974 Nguồn:Phòng kế toán & TTTH
Theo Bảng 4.16 ta thấy năm 2007 có nguyên giá của TSCĐ tăng so với năm
2006 là khoảng 7,4% (tương ứng với số tiền là 163.096 ngàn đồng), tương đối thấp, xem như không đáng kể, điều này chứng tỏ là công ty cũng có mua thêm thiết bị nhưng không nhiều. Vì Nguyên Anh là công ty thương mại nên cũng không cần đầu tư nhiều máy móc sản xuất như những công ty sản xuất khác.
Bảng 4.17. Hiệu Suất Sử Dụng Tài Sản Cố Định
ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006
±∆ %
Tổng doanh thu 20.433.182 28.839.812 8.406.630 41,14 Nguyên giá TSCĐ 2.204.182 2.367.278 163.096 7,4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(%) 9,27 12,18 2,91 31,39
Nguồn:Phòng kế toán & TTTH
Qua Bảng 4.17 ta thấy: Năm 2006 cứ 1 đồng giá trị tài sản bỏ ra thì thu về
được 9,27 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1 đồng giá trị tài sản bỏ ra thì thu về được 12,18 đồng doanh thu. Như vậy, một đồng vốn bỏ ra để đầu tư mua sắm TSCĐ trong năm 2007 đã được công ty sử dụng có hiệu quả hơn. Cụ thể, năm 2007 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 2,91 đồng tương ứng với 31,39% so với năm 2006. Với tình hình sử dụng TSCĐ như trên công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và phải sử dụng một cách hợp lý, triệt để không những công ty thu được hiệu quả kinh doanh tốt mà còn đảm bảo duy trì được TSCĐ.
4.5. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là một khoản thu nhập bằng tiền sau một thời gian hoạt kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
lợi nhuận của doanh nghiệp chính là số chênh lệch giữa doanh thu với tổng chi phí và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước.
Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng biểu hiện kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, lợi nhuận còn là đòn bẫy kinh tế quan trọng có tác dụnng khuyến khích nhân viên và các bộ phận ra sức nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trên cơ sở của chính sách phân phối hợp lý
Vì thế, việc phân tích lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ thông qua phân tích lợi nhuận mới xác định được các ngành kinh doanh có hiệu quả hay không, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn,…Những số liệu cần thiết để đánh giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm các tỷ số như: tỷ lệ lợi nhuận gộp, tỷ lệ lợi nhuận thuần trước thuế, tỷ lệ lợi nhuận thuần sau thuế…..
Qua bảng phân tích 4.18 ta thấy:
Tổng LNTT của năm 2007 tăng 101,99% tương ứng với 159.939 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do năm 2007 công tác xúc tiến bán hàng tốt nên số lượng hàng tiêu thụ nhiều, không có hàng bán bị trả lại, vì thế mà DTT tăng khá nhiều (41.92%). Năm 2007 nguồn vốn CSH của công ty đã tăng lên 12,38% tương ứng với 259.638.000 đồng so với năm 2006. Sở dĩ có sự gia tăng là do lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2007 tăng 259.638.000 đồng (tương ứng 52,2%) so với năm 2006.
Bảng 4.18. Tỷ Suất Lợi Nhuận của Công Ty Qua 2 Năm 2006-2007
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006
DTT 1000đ 17.906.337 20.320.624 28.839.812 8.519.188 41,92 Chi phí 1000đ 17.957.524 20.328.800 28.782.874 8.454.074 41,59 Tổng TS 1000đ 12.237.452 16.663.010 12.011.589 -4.651421 -27,91 LN gộp 1000đ 3.621.858 4.767.312 5.958.204 1.190.892 24,98 Vốn CSH 1000đ 1.984.812 2.097.716 2.357.354 259.638 12,38 LNTT 1000đ 82.974 156.811 316.750 159.939 101,99 LNST 1000đ 59.741 112.904 228.060 115.156 101,99 Thuế TNDN 1000đ 23.233 43.097 88.690 45.593 105,79 Tỷ suất LN gộp/DTT % 20,23 23,46 20,66 -2,8 -11,94 Tỷ suất LNTT/DTT % 0,46 0,77 1,1 0,33 42,86 Tỷ suất LNST/DTT % 0,33 0,56 0,79 0,23 41,07 Tỷ suất LNTT/CP % 0,46 0,77 1,1 0,33 42,86 Tỷ suất LNST/Tổng TS % 0.004 0.006 0,02 0,014 2,33 Tỷ suất LNST/Vốn CSH % 0,03 0,05 0,09 0,04 80
Nguồn:Phòng kế toán & TTTH LNST năm 2007 tăng 101,99% so với năm 2006, nhưng mức độ gia tăng LNST lại nhỏ hơn mức độ gia tăng của thuế thu nhập DN là 3,8% nên nhìn chung công ty chưa hoạt động thật sự có hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là đứng trên góc độ số tuyệt đối, nó chưa phản ánh đúng hiệu quả của công ty. Do đó ta cần xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp = *100%
DTT
(thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận gộp với DTT).
Tỷ suất lợi nhuận gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của cho phí, là khía cạnh quan trọng giúp cho DN nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ suất lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí đã tăng lên. Lúc này vấn đề đặt ra là phải xem xét DN có đang trong tình thế phải gia tăng chi phí để giữ thị phần này hay không.
Tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động kinh doanh sẽ bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và DN càng được đánh giá cao. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận càng thấp chứng tỏ giá trị mới sáng tạo của hoạt động kinh doanh càng nhỏ và nguy cơ lỗ càng cao.
gộp chiếm 20,66% DTT, giảm 2,8 lần (tương ứng với tỷ lệ 11,94%) so với năm 2006. Nhìn chung, tỷ suất LN gộp qua các năm tương đối cao, chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả.
LNTT
Tỷ suất LNTT = *100 (%)
Doanh thu thuần LNST
Tỷ suất LNST = *100(%)
Doanh thu thuần
Tỷ suất LNST và tỷ suất LNTT có giá trị càng cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, phần lợi nhuận trong doanh thu có tỷ trọng lớn và DN được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.
Theo Bảng 4.18, tỷ suất LNTT năm 2005 là 0,46% nghĩa là LNTT chiếm 0.46
% tổng DTT; năm 2006 tỷ suất này tăng lên 0,77%, đến năm 2007 tỷ suất này cũng tăng lên 1,1% tăng tương ứng 42,86% so với năm 2006.
Tỷ suất LNST nhìn chung tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 LNST chiếm 0,33% DTT, năm 2006 chiếm 0,56% DTT, năm 2007 chiếm 0.79% DTT, tăng 41,07% so với năm 2006. Tuy tổng doanh thu và chi phí tăng nhiều nhưng tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng không cao, vì vậy công ty cần phải phát huy hơn nữa mức tăng trưởng này.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 0,77% năm 2006 (cứ 1đồng chi phí bỏ ra mang về được 0,77 đồng lợi nhuận), đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận/chi phí tăng lên 1,1%. Điều này cho thấy, trong năm 2007 công ty đã hoạt động hiệu quả hơn năm 2006. Tốc độ tăng chi phí là khá lớn (41,59 %), trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận lại lớn hơn tốc độ tăng của chi phí là 60,4%. Như vậy, quy mô hoạt động của công ty ngày càng tăng, mặc dù tốc độ tăng của doanh thu không cao so với tốc độ tăng của chi phí, chỉ có 0.33% nên hoạt động của công ty là hiệu quả.
Nguồn: Phòng kế toán & TTTH
Qua Biểu đồ 4.3, LNST của công ty tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ
công ty có một lượng khách hàng ổn định, doanh thu bán hàng tăng đều. Do đó công ty cần duy trì và phát triển tình hình kinh doanh như thế này.
Tỷ suất LNST/Tổng tài sản đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2005 tỷ suất này chỉ có 0,004% (có nghĩa là 1đồng tài sản tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận), năm 2006 tăng lên 0,006%, sang năm 2007 tỷ suất này tăng 0,02 %. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản ngày càng hợp lý và hiệu quả.
Về tỷ suất lợi nhuận/vốn CSH: năm 2006 công ty có tỷ suất lợi nhuận/vốn CSH là 0,05% (cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì đem về được 0,05 đồng lợi nhuận). Đến năm 2007 tỷ suất này tăng lên là 0,09 % (cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì mang lại 0,09 đồng lợi nhuận). Như vậy, năm 2007 công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2006.
4.6. Phân tích tình hình tàì chính, kế toán của công ty từ 2005-2007
Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình hoạt động kinh doanh.