Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NGUYÊN ANH TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 75)

Trong bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào chúng ta cũng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ cho dù đó là đối thủ lớn hay nhỏ, những áp lực mà họ gây ra sẽ tác động đến bản thân của doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải có những tính toán kĩ lưỡng, phải cân nhắc một cách thận trọng trước khi có một quyết định lựa chọn phương hướng phát triển cho mình. Nếu làm được điều đó chúng ta mới có thể đứng vững và phát triển trong thương trường với nhiều sự cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. Các thế lực cạnh tranh bao gồm: đối thủ tiềm năng, đối thủ cạnh tranh hiện tại. Ngoài ra công ty còn phải chịu áp lực từ nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế…

a. Đối thủ tiềm năng

Đó là những DN mới tham gia vào ngành gồm có các công ty mới thành lập của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những DN này sẽ làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường. Quá trình vận động của thị trường trong từng giai đoạn thường có những DN mới tham gia và những DN yếu kém sẽ bị đào thải, đó cũng chính là quy luật tất yếu của thị trường. Để tăng khả năng cạnh tranh, công ty cần có những sản phẩm có tính riêng biệt, độc đáo, chất lượng và sản phẩm có tính nổi trội so

với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, DN cần giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi.

b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Họ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của các DN. Trong một ngành có nhiều DN khác nhau nhưng thường trong đó chỉ có một số DN đóng vai trò chủ chốt và có khả năng tác động mạnh đến thị trường. Do đó, DN cần phải tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá đúng khả năng của các đối thủ cạnh tranh chính để xây dựng chiến lược kinh doanh có thể cạnh tranh thích hợp với môi trường chung. Việc lựa chọn đối tác để liên doanh cũng rất quan trọng và có ý nghĩa thành công hay thất bại trong kinh doanh.

c. Tác động nhà cung ứng:

Nhà cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của DN trong ngành. Nhà cung ứng có nhiều cách khác nhau để gây sức ép đến khả năng thu lợi nhuận của DN. Nếu DN chỉ có một hoặc một số tổ chức độc quyền cung cấp thì nhà cung cấp này có thể gây sức ép làm giảm khả năng cạnh tranh của DN. Để hạn chế sự tác động của nhà cung ứng thì DN cần phải có những chính sách liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng, tạo niềm tin trong mối quan hệ giữa hai bên. Đồng thời, DN cần củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng khác nhằm tránh sự độc quyền trong cung ứng.

d. Tác động của khách hàng

Sau hơn 24 năm hoạt động, Nguyên Anh đã có một lượng khách hàng rất đa dạng và phong phú. Ngoài việc phục vụ nhu cầu cho khách hàng ở TP.HCM, sản phẩm của công ty còn phục vụ cho những khách hàng ở xa khắp mọi miền đất nước như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh hòa, Đà Lạt…Do xuất thân từ một công ty thương mại dịch vụ chuyên cung cấp hàng nhập nước ngoài cho thị trường trong nước nên Nguyên Anh rất chú trọng đến mạng lưới kinh doanh nội địa. Họ thường có kiến thức về sản phẩm của công ty rất tốt, họ luôn quan tâm đến chất lượng các sản phẩm của công ty, áp lực của họ là rất cao đối với công ty.

Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà cung cấp phải tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm một khi nền kinh tế suy thoái và cần thu hẹp. Đối với thị trường thiết bị KHKT nói riêng, việc xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành với DN là một điều hết sức quan trọng. Vì vậy, DN cần phải có một

chương trình chiến lược về giá cả, chiến lược xây dựng sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao và chiến lược hậu sales để củng cố hệ thống khách hàng trung thành của DN. Công ty muốn giữ vững và mở rộng thị phần thì trước hết cần phải :

- Thứ nhất là phân tích khách hàng: là việc khảo sát thị trường mục tiêu để có thể trả lời những câu hỏi cụ thể sau: khách hàng là ai? Đối với công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị KHKT thì khách hàng thường là các viện, bệnh viện, các trường đại học, các sở ngành, trung tâm, các đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng những, máy móc thiết bị KHKT này…Khách hàng muốn gì từ sản phẩm của công ty? Đó là giá cả, chất lượng sản phẩm,…

- Thứ hai là phân tích chính bản thân DN: đối với các DN kinh doanh thiết bị KHKT thì cần phải phân tích và đánh giá bản thân DN mình về việc khách hàng của mình có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của mình không? Giá cả có hợp lý không? Khách hàng đánh giá như thế nào về hoạt động giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ kĩ thuật, chăm sóc khách hàng sau khi bán và khâu giao hàng của doanh nghiệp mình như thế nào?... Tùy theo mức độ quan trọng của các tiêu chí mà DN phân tích và đánh giá để từ đó có chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của mình.

e. Sản phẩm thay thế

Hiện tại những mặt hàng mà công ty NK tuy không có sản phẩm thay thế nhưng thực chất khi lô hàng được bán lại cho thị trường nội địa, sẽ cạnh tranh gay gắt về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả…Vì vậy bản thân công ty cũng phải nhập được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nội địa để phát triển mình và đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NGUYÊN ANH TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w