a. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được dùng chủ yếu trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính so sánh được để rút ra kết luận về hiện tượng và quá trình kinh doanh.
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau: - Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện là đơn vị đo lường.
Tùy theo mục đích yêu cầu, tính chất và nội dung của việc phân tích mà các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng phương pháp so sánh cho thích hợp.
So sánh tuyệt đối
- Số tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở tính các chỉ tiêu khác.
- So sánh tuyệt đối: là so sánh của các chỉ tiêu kinh tế giữa kì kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
So sánh tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu
gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
b. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Phương pháp này có một số đặc điểm như sau:
- Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhân tố được sắp xếp từ nhân tố lượng đến chất lượng.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện qua phương trình: Q = a.b.c
Đặt Q1 là kết quả kì phân tích: Q1 = a1.b1.c1 Q0 là chỉ tiêu kì kế hoạch: Q0 = a0.b0.c0
Q1 – Q0 = ∆Q : mức chênh lệch giữa kết quả thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch ∆Q = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 là đối tượng phân tích
Thực hiện phương pháp thay thế:
Thay thế nhân tố a: a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: ∆a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 Thay thế cho nhân tố b sẽ là: a1.b1.c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1.b1.c0 - a1.b0.c0 Thay thế cho nhân tố c: a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: ∆c = a1.b1.c1 - a1.b1.c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆a + ∆b + ∆c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 - a1.b0.c0) + ( a1.b1.c1 - a1.b1.c0) = a1.b1.c1 - a0.b0.c0
= ∆Q: đối tượng phân tích.