2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán
50
Bảng 2: BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN ĐVT: đồng
31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch
Khoản mục Giá trị (đ) % Giá trị (đ) % ± %
A - TSLĐ & ĐTNH 6.685.831.049 53,42 16.160.406.792 74,94 9.474.575.741 141,71 I - Tiền 3.305.586.250 26,41 914.325.287 4,24 -2.391.260.963 -72,34 1. Tiền mặt tại quỹ 1.330.155 0,01 700.310 0,003 -629.845 -47,35 2. Tiền gửi ngân hàng 3.304.256.095 26,40 913.624.977 4,24 -2.390.631.118 -72,35 III - Các khoản phải thu 1.291.776.448 10,32 9.806.224.732 45,48 8.514.448.284 659,13 1. Phải thu khách hàng 870.005.848 6,95 9.575.643.800 44,41 8.705.637.952 1.000,64 2. Trả trước người bán 389.357.600 3,11 2.954.900 0,01 -386.402.700 -99,24 3.Thuế và các khoản phthu NN - - 209.302.159 0,97 209.302.159 100 4. Phải thu nội bộ 32.413.000 0,26 3.500.000 0,02 -28.913.000 -89,20
5. Phải thu khác - - 14.823.873 0,07 14.823.873 100 IV - Hàng tồn kho 1.532.951.587 12,25 5.178.565.883 24,02 3.645.614.296 237,82 1. NL, VL tồn kho 903.307.999 7,22 606.253.090 2,81 -297.054.909 -32,89 2. CCDC trong kho 35.533.449 0,28 33.535.749 0,16 -1.997.700 -5,62 3. CP SXKD dd 588.244.190 4,7 4.538.777.044 21,05 3.950.532.854 671,58 4. Thành phẩm tồn kho 5.865.949 0,05 - - -5.865.949 -100 V - TSLĐ khác 55.998.000 0,45 218.295.000 1,01 162.297.000 289,83 1. Tạm ứng 54.848.000 0,44 217.145.000 1,00 162.297.000 295,90 2.Tài sản thiếu chờ xử lý 1.150.000 0,01 1.150.000 0,01 0 0 VI - Chi sự nghiệp 499.518.764 3,99 42.995.890 0,2 -456.522.874 -91,39 B - TSCĐ & ĐTDH 5.829.942.391 46,58 5.402.799.146 25,06 -427.143.245 -7,91 I - TSCĐ 5.829.942.391 46,58 5.402.799.146 25,06 -427.143.245 -7,91 1. TSCĐ hữu hình 5.829.942.391 46,58 5.402.799.146 25,06 -427.143.245 -7,91 - Nguyên giá 13.101.643.347 104,68 12.732.956.808 59,05 -368.686.539 -2,81 - Hao mòn luỹ kế (7.271.700.956) -58,1 (7.330.157.662) -33,99 (58.456.706 ) 0,80 TỔNG TÀI SẢN 12.515.773.440 100 21.563.205.938 100 9.047.432.490 72,29
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản năm 2006 tăng rất lớn so với năm 2005 và kết cấu tài sản cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tổng tài sản tại thời điểm
51
cuối năm 2006 là 21.563.205.938 đồng tăng 9.047.432.490 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 72,29%. Điều này chứng tỏ quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể từng loại tài sản như sau:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng 9.474.575.741 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 141,71% là khá lớn. Xét về tỷ trọng thì cũng tăng. Để nhận xét sự biến động này ta sẽ phân tích cụ thể từng khoản mục như sau:
+ Tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty cuối năm 2006 giảm 2.391.260.963 đồng tương đương với giảm 72,34%. Cả tỷ trọng và giá trị khoản mục tiền đều giảm mạnh chứng tỏ Công ty không dự trữ lượng tiền quá lớn mà tích cực đưa vào sản xuất kinh doanh, giảm được một lượng vốn nhàn rỗi.
+ Các khoản phải thu chiểm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và đang có xu hướng gia tăng cả về tỷ trọng và giá trị. Các khoản phải thu năm 2006 tăng 8.514.448.284 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 659,13%.
Trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng và giá trị cao nhất, cụ thể: Phải thu khách hàng năm 2006 là 9.575.643.800 đồng (chiếm tỷ trọng 44,41%), tăng 8.705.637.952 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 1.000,64%. Điều này là không tốt cho Công ty vì tuy doanh thu năm 2006 rất lớn nhưng Công ty không thu hồi được vốn. Chứng tỏ Công ty chưa tích cực trong việc thu hồi nợ, bị các chủ đầu tư chiếm dụng nhiều vốn, không có thêm vốn trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trong giai đoạn này Công ty đang mở rộng quan hệ kinh tế, tích cực tìm kiếm các hợp đồng và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế với nhiều chủ đầu tư khác nhau nên đây chưa hẳn là điều xấu. Tuy nhiên Công ty cần đề xuất những phương thức thanh toán chặt chẽ hơn.
+ Hàng tồn kho: Sản phẩm xây lắp không có nhập kho mà hoàn thành bàn giao ngay cho chủ đầu tư nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho.
Hàng tồn kho năm 2006 tăng 3.645.614.296 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 237,82% là không tốt. Trong đó:
. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 3.950.532.854 đồng tương đương với tăng 671,58%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quá lớn do còn nhiều công trình đang thi công chưa hoàn thành và nhiều công trình đã hoàn thành nhưng chưa
52
được nghiệm thu thanh quyết toán. Vì thế vốn bị ứ đọng nhiều ở khâu dự trữ dẫn đến vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh bị giảm sút.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn một phần là do thiếu yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất làm chậm tiến độ thi công, đây là khó khăn chung cho các doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp cần nguồn vốn lớn như Công ty. Một phần là do Công ty không thực hiện giao khoán nội bộ nên nhiều công việc còn chậm trễ, cán bộ đội chưa thật tích cực trong việc nghiệm thu công trình.
Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công, nhanh chóng hoàn thành bàn giao công trình.
. Giá trị và tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho đều giảm so với năm 2005, chứng tỏ Công ty đã nỗ lực hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm được một lượng vốn lưu động ở khâu dự trữ.
+ Tài sản lưu động khác tăng 162.297.000 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 289,83%. Tài sản lưu động khác tăng là do khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên tăng chứng tỏ tình hình thanh toán tạm ứng kém đi.
+ Chi sự nghiệp năm 2006 giảm 456.522.874 đồng so với năm 2005 tương đương với giảm 91,39%. Bên cạnh đó tỷ trọng khoản chi sự nghiệp năm 2006 chỉ bằng 0,2%, giảm mạnh so với năm 2005. Điều này là do trong năm 2006 Công ty không phải chi nhiều cho hoạt động của hai bến phà.
Số chi sự nghiệp năm 2005 lớn là do năm 2005 hai bến phà Tịnh Xuyên và Bến Hiệp được sáp nhập vào Công ty để Công ty quản lý nên trong năm 2005 Công ty phải chi nhiều cho hoạt động của 2 bến phà đó.
- Tài sản cố định năm 2006 giảm 427.143.245 đồng so với năm 2005 tương đương với giảm 7,91%. Xét về tỷ trọng thì năm 2005 bằng 46,58%, năm 2006 bằng 25,06% nghĩa là giảm 21,52%. Cả giá trị và tỷ trọng tài sản cố định đều giảm chứng tỏ năm 2006 Công ty không đầu tư vào tài sản cố định, không trang bị thêm máy móc thiết bị, không có xây dựng mới cơ sở vật chất. Nguyên nhân là do năm 2005 Công ty thực hiện kế hoạch đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất, cụ thể là mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới hiện đại nên sang năm 2006 Công ty chỉ tập trung vốn cho sản xuất, đầu tư lớn vào tài sản lưu động. Sự gia tăng tài sản cố định trong năm 2005 được biểu hiện cụ thể qua báo cáo tăng giảm tài sản cố định năm 2005.
53
Cũng trong năm 2006 Công ty đã bán bớt một số máy móc cũ đã lỗi thời và khấu hao hết. Vì vậy tài sản cố định giảm trong năm 2006 chưa phải là dấu hiệu xấu.
Năm 2006 tài sản cố định giảm nhưng tổng tài sản vẫn tăng cao chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty ký được nhiều hợp đồng lớn mang lại nhiều việc làm cho người lao động.
Kết luận: Năm 2006 tổng tài sản của Công ty tăng cao là do tài sản lưu động tăng cả về giá trị và tỷ trọng mặc dù tài sản cố định giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh cuả Công ty đang có xu hướng mở rộng. Nhìn chung sự biến động này có hướng tích cực với Công ty.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng tổng tài sản là do khoản phải thu khách hàng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh. Hai khoản mục này có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì thế Công ty cần có biện pháp để giảm bớt số dư các khoản mục này.
2.2.1.2. Phân tích sự biến động và kết cấu của Nguồn vốn
Mục đích của việc phân tích sự biến động tăng giảm và tỷ trọng của từng khoản mục cấu thành nguồn vốn trong Công ty để thấy được việc huy động vốn và sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả không.
54
Bảng 3: BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU NGUỒN VỐN ĐVT:đồng
31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) ± % A- NỢ PHẢI TRẢ 2.550.596.636 20,38 12.117.747.486 56,20 9.567.150.844 375,1 I- Nợ ngắn hạn 1.846.507.616 14,75 11.645.658.466 54,01 9.799.150.844 530,69 1. Vay ngắn hạn - - 2.981.203.184 13,83 2.981.203.184 100 2.Phải trả người bán 597.518.733 4,77 4.396.893.226 20,39 3.799.374.493 635,86 3.Người mua trả tiền tr ước 426.634.623 3,41 3.106.000.000 14,40 2.679.365.377 628,02
4. Thuế và các khoản
phải nộp NN 282.813.671 2,26 210.507.670 0,98 -72.306.001 -25,57 5.Phải trả CNV 96.823.200 0,77 310.551.900 1,44 213.728.700 220,74 6.Phải trả đơn vị nội bộ 373.061.474 2,98 520.333.268 2,41 147.271.794 39,48 7.Phải trả, phải nộp khác 69.655.915 0,56 120.169.218 0,57 50.513.303 72,52 II - Nợ dài hạn 700.000.000 5,59 468.000.000 2,17 -232.000.000 -33,14 1.Vay dài hạn 700.000.000 5,59 468.000.000 2,17 -232.000.000 -33,14 III- Nợ khác 4.089.020 0,03 4.089.020 0,02 0 0 1. Tài sản thừa chờ xử lý 4.089.020 0,03 4.089.020 0,02 0 0 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.965.176.804 79,62 9.445.458.452 43,80 -519.718.352 -5,2 I- Nguồn vốn, quỹ 6.342.494.255 50,68 6.430.853.912 29,82 88.359.657 1,4 1.Nguồn vốn KD 7.706.159.293 61,57 8.810.137.254 40,86 1.103.977.961 14,33 2.Quỹ đầu tư phát tri ển (1.836.574.238) -14,67 (2.821.051.399) -13,08 -984.477.161 -53,60 3.Quỹ dự phòng TC 472.909.200 3,78 441.768.057 2,05 -31.141.143 -6,59 4.Nguồn vốn đ. tư XDCB _ _ _ _ _ II-Nguồn KP,quỹ khác 3.622.682.549 28,94 3.014.604.540 13,98 -608.078.009 -16,79 1.Quỹ KT phúc lợi 866.325.827 6,92 547.804.795 2,54 -318.521.032 36,77 2.Nguồn KP sự nghiệp (230.699.394) -1,84 (366.939.919) -1,70 -136.240.525 59,06 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2.987.056.116 23,87 2.833.739.664 13,14 -153.316.452 -5,13 TỔNG NGUỒN VỐN 12.515.773.440 100 21.563.205.938 100 9.047.432.490 72,29
Nhận xét:Nguồn vốn của Công ty tăng cao trong năm qua là do có sự biến động cả về giá trị và tỷ trọng từng khoản mục. Cụ thể từng nguồn vốn như sau:
55
- Nợ phải trả năm 2006 tăng 9.567.150.844 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 375,1%. Tỷ trọng khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng tăng. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty bị giảm sút. Tuy nhiên điều này chưa thể kết luận là xấu vì Công ty vẫn có đủ khả năng trả nợ. Nợ phải trả tăng là do:
+ Nợ ngắn hạn tăng 9.799.150.844 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 530,69%. Xét về tỷ trọng cũng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng và người bán, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty chứ khoản vay ngắn hạn ngân hàng không lớn. Công ty còn nợ nhiều như vậy là do thiếu hụt vốn, nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
. Khoản vay ngắn hạn năm 2006 là 2.981.203.184 đồng, chiếm tỷ trọng 13,83% tăng toàn bộ so với năm 2005. Điều này không tốt làm Công ty phải gánh chịu một khoản chi phí lãi vay. Công ty cần có kế hoạch trả nợ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này để có điều kiện bổ sung thêm vốn kinh doanh cho Công ty.
Phải trả người bán tăng 3.799.374.493 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 635,86%. Xét về tỷ trọng cũng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
Khoản mục người mua trả tiền trước tăng 2.679.365.377 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 10,99%. Tỷ trọng khoản mục này khá cao chứng tỏ Công ty có quan hệ tốt với các chủ đầu tư, tạo được niềm tin với nhiều nhà đầu tư.
Phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng và giá trị không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng đang có xu hướng gia tăng là không tốt. Công ty cần cố gắng thanh toán lương, thưởng cho công nhân viên đầy đủ và đúng hạn hơn để họ yên tâm làm việc.
+ Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng và giá trị nhỏ và còn giảm 232.000.000 đồng so với năm 2005 tương đương với giảm 3,42%. Chứng tỏ Công ty rất hạn chế sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Khoản nợ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà còn có xu hướng giảm là tốt.
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 519.718.352 đồng so với năm 2005 tương đương với giảm 5,2%. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng giảm. Nguyên nhân chính là do tốc độ giảm của các quỹ và nguồn kinh phí mạnh hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể:
+ Nguồn vốn kinh doanh năm 2006 là 8.810.137.254 đồng tăng 1.103.977.961 đồng so với năm 2005 chứng tỏ Công ty có nhiều biện pháp huy động thêm vốn cho
56
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh trong tổng nguồn vốn giảm so với năm 2005 nên Công ty cần có các biện pháp tích cực hơn nữa.
+ Các quỹ hình thành từ lợi nhuận của Công ty đều giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Riêng quỹ đầu tư phát triển giá trị giảm đáng kể nhưng tỷ trọng lại tăng. Nguyên nhân là do số lợi nhuận bổ sung vào các quỹ nhỏ hơn số Công ty đã chi ra từ các quỹ đó.
+ Nguồn kinh phí, quỹ khác cũng giảm so với năm 2005. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí sự nghiệp giảm.
Kết luận: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên chủ yếu là do nợ phải trả tăng. Trong đó khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng cao đã làm Công ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí lãi vay. Công ty cần nhanh chóng thu hồi vốn để trả khoản nợ vay này. Tuy nhiên trong năm 2006 Công ty ký được nhiều hợp đồng kinh tế, cần lượng vốn lớn để thi công công trình thì khoản nợ phải trả gia tăng cũng là hợp lý.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh
2.2.2.1. Phân tích lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH LÃI LỖ ĐVT:đồng
Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Giá trị (%) Giá trị (%) ± %
DT BH & cung cấp dịch vụ 14.397.213.439 24.828.244.325 10.431.030.886 72,45
Các khoản giảm trừ _ _ _ _
1.Doanh thu thuần 14.397.213.439 100 24.828.244.325 100 10.431.030.886 72,45 2.Giá vốn hàng bán 12.226.622.550 84,92 22.237.024.057 89,56 10.010.401.507 81,87 3.Lợi nhuận gộp 2.170.590.880 15,08 2.591.220.268 10,44 420.629.388 19,38 4.Doanh thu tài chính 57.426.550 0,4 24.389.194 0,1 -33.037.356 -57,53 5.Chi phí tài chính 32.283.920 0,22 234.246.463 0,94 201.962.543 625,58 6.Chi phí bán hàng _ _ _ _ 7.Chi phí QLDN 1.812.022.468 12,59 1.900.192.992 7,65 88.170.524 4,87 8.LN thuần từ SXKD 383.711.051 2,67 481.170.007 1,94 97.458.956 25,40 9. Thu nhập khác 372.500.000 2,59 259.080.918 1,04 -113.419.082 -30,45 10.Chi phí khác 33.870.489 0,24 125.534.400 0,51 91.663.911 270,63 11. Lợi nhuận khác 338.629.511 2,35 133.546.518 0,54 -205.082.993 -60,56 12.TổngLN trước thuế 722.340.562 5,02 614.716.525 2,48 -107.624.037 -14,9 - Lãi năm trước 485.627.391 3,37 - - -485.627.391 -100 13.Thuế TNDN 338.231.000 2,35 172.120.641 0,69 -166.110.359 -49,11 14. Lợi nhuận sau thuế 869.736.953 6,04 442.595.884 1,78 -427.111.069 -49,11
57 Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu thuần của Công ty vì không có các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần năm 2006 là 24.828.244.325 đồng tăng 10.431.030.886 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 72,45%. Chứng tỏ năm 2006 Công ty trúng thầu nhiều công trình có giá trị lớn và nghiệm thu quyết toán được nhiều công trình với chủ đầu tư.
- Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 10.010.401.507 đồng so với năm 2005 tương đương với tăng 81,87% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỷ trọng giá vốn