2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty quản lý đường bộ Thái Bình là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Thái Bình mà trực tiếp là Sở giao thông vận tải Thái Bình.
Tên giao dịch: Công ty quản lý đường bộ Thái Bình
Địa chỉ: Số 370 đường Long Hưng - Hoàng Diệu - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 036731906 Fax: 036735409
Số hiệu tài khoản: 74110000000030
Công ty được thành lập năm 1962 có tên là Đoạn bảo dưỡng đường bộ Thái Bình. Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 1962 đến 1970 Công ty chỉ chuyên làm công tác sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ và bảo đảm giao thông 3 bến phà: Tân Đệ, Triều Dương, Trà Lý với nguồn kinh phí hạn hẹp và thực hiện kế hoạch do cấp trên giao.
Từ 1970 đến 1995 Công ty mở rộng thêm ngành kinh doanh mới là sửa chữa lớn và xây dựng mới các công trình nền mặt đường. Nhờ vậy mà Công ty đã tìm kiếm thêm được nhiều việc làm, mở rộng quy mô sản xuất.
Ngày 18/6/1994 Công ty được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước hạng 3 theo quyết định số 09/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình.
Từ năm 1996 đến nay Công ty đầu tư thêm hệ thống rải thảm bê tông Asphalt và sản xuất vật liệu xây dựng cầu đường.
Ngày 9/4/1997 được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy phép hành nghề số 013/HNXD.
Đến năm 1998 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 180/1998/TCCB-LĐ chuyển Đoạn bảo dưỡng đường bộ Thái Bình thành Công ty quản lý đường bộ Thái Bình.
Công ty quản lý đường bộ Thái Bình được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp giấy phép kinh doanh số 112591 ngày 6/11/1998 với tổng số vốn Nhà nước đầu tư là 6.999.000.000 đồng.
Công ty quản lý đường bộ Thái Bình là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Bình, có tư cách pháp nhân theo luật định, có tài sản và con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Bình.
Được sự đầu tư và giúp đỡ của bộ giao thông vận tải trong những năm qua tỉnh Thái Bình có 3 cây cầu được xây dựng là cầu Tân Đệ, Triều Dương, Trà Lý. Đến năm 2005 cầu Tân Đệ chuyển giao cho bộ giao thông vận tải quản lý, Công ty chỉ quản lý
33
cầu Triều Dương và Trà Lý. Cũng trong năm 2005 Sở giao thông vận tải Thái Bình đã sáp nhập thêm 2 bến phà vào công ty là Bến Hiệp và phà Tịnh Xuyên.
Đến nay quy mô của Công ty đã được mở rộng, không chỉ thực hiện kế hoạch do Sở giao mà Công ty còn tham gia đấu thầu thi công nhiều công trình cầu đường trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay số lượng cán bộ, công nhân viên lao động trong Công ty là 225 người hoạt động theo các tuyến đường, công trình rải đều trên 8 huyện, thành phố của tỉnh. Lực lượng lao động này đã gắn bó rất mật thiết với Công ty, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
2.1.2. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng
Công ty quản lý đường bộ Thái Bình là doanh nghiệp Nhà nước vừa có chức năng hoạt động công ích vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
- Quản lý, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ với tổng chiều dài 370 km thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình (đường Trung ương là 58 km, đường địa phương là 312 km).
- Đảm bảo giao thông tại 2 bến phà Tịnh Xuyên, Bến Hiệp và các tuyến đường được giao nhiệm vụ quản lý đặc biệt là khi có thiên tai dịch họa xảy ra.
- Xây lắp các công trình giao thông như làm mới, nâng cấp, sửa chữa lớn cầu cống, nền mặt đường.
- Rải thảm bê tông nhựa Asphalt.
- Sản xuất vật liệu xây dựng cầu đường.
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và hướng dẫn của Sở giao thông vận tải Thái Bình.
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới để sửa chữa, xây lắp nhằm phát triển hiệu quả quản lý và chất lượng cầu đường phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các tỉnh trong khu vực.
- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao, lấy thu bù chi và có lãi để tái sản xuất mở rộng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và chi trả chế độ đối với người lao động trong Công ty, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
34
- Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ văn hoá cho người lao động trong Công ty.
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất, bảo vệ môi trường cảnh quan đường phố. - Xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể đơn vị vững mạnh.
- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế và hợp đồng khác, nâng cao uy tín của Công ty.
Qua đây ta thấy Công ty đã đóng góp vai trò khá cao cho sự nghiệp giao thông, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
2.1.3. Tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty
2.1.3.1. Tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là hệ thống các bộ phận, phòng ban chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Sơ đồ 21:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ THÁI BÌNH
Nhận xét:- Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng đóng vai trò tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là
GIÁM ĐỐC PGĐ phụ trách Bến phà, Cơ giới vận tải PGĐ phụ trách duy tu, XDCB Phòng TCHC-LĐTL Phòng Kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng quản lý giao thông Phòng KH vật tư Hạt 2 Hạt 1 Hạt 3 Hạt 4 Đội cơ giới vận tải Đội XDCB Trạm trộn BT Asphalt Bến phà T. Xuyên Bến phà Hiệp
35
Giám đốc. Vì vậy vừa đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng vừa tận dụng được khả năng chuyên môn của mỗi bộ phận.
- Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí khoa học, gọn nhẹ và có hệ thống, thể hiện sự phân công phân nhiệm đầy đủ rõ ràng.
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty.
- Giám đốc đại diện cho Công ty trong công tác đối ngoại, giao dịch với cơ quan Nhà nước, với đối tác kinh tế, hợp tác đấu thầu....
- Chịu trách nhiệm tổ chức , quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng kế hoạch được Sở giao thông vận tải Thái Bình phê duyệt, được đại hội công nhân viên chức thông qua và đúng pháp luật của Nhà nước.
- Giám đốc là người giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch cho các bộ phận, phòng ban trong Công ty, chỉ đạo thực hiện và giám sát việc sử dụng vốn, lao động...
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan Nhà nước và Sở giao thông vận tải Thái Bình về kết quả sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn Nhà nước.
Phó giám đốc: Là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần công việc được giao. Phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức các công việc nội bộ.
- Phó giám đốc phụ trách duy tu, xây dựng cơ bản: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Công ty về kỹ thuật thi công công trình. Trực tiếp điều hành việc thi công và giám sát các công trình.
Có quyền thay mặt Giám đốc xử lý mọi công việc trong thời gian Giám đốc đi vắng, đi công tác...
- Phó giám đốc phụ trách bến phà, cơ giới vận tải: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công ty về hoạt động của 2 bến phà và đội xe máy. Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hoạt động và chất lượng của xe, máy thi công, máy thuỷ.
Phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương Gồm có 6 người: 1 trưởng phòng và 5 nhân viên
- Có nhiệm vụ quản lý và theo dõi hồ sơ năng lực, hồ sơ lao động của toàn bộ lao động trong Công ty.
- Quản lý hành chính sự nghiệp, công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, lập bảng thanh toán lương văn phòng và chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên.
36
- Giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự, tuyển dụng lao động, thống nhất số lượng công nhân viên, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
- Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề và tri thức cho cán bộ công nhân viên dưới các hình thức khác nhau.
- Ngoài ra phòng tổ chức còn hỗ trợ các bộ phận khác trong Công ty giải quyết những vấn đề mâu thuẫn thuộc về nhân sự.
Phòng kế toán tài vụ
Gồm có 5 người: 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và một thủ quỹ.
Phòng kế toán tài vụ tuân thủ theo sự chỉ đạo trước của Giám đốc nhưng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kinh tế, thống kê tài chính và một số chức năng, nhiệm vụ khác như:
- Giúp Giám đốc quản lý và sử dụng nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng kế hoạch kế toán tài chính hàng kỳ đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức ghi chép, phân tích, kiểm tra các hoạt động kinh tế và tình hình tài chính của Công ty, xác định kết quả kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình.
- Thống kê, báo cáo số liệu theo chỉ định của Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan chuyên trách về công tác tổ chức hạch toán kế toán, thống kê tài chính.
- Có trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ đội ngũ quản lý kinh tế và nhân viên thống kê dưới các đội, trạm, hạt của Công ty.
Phòng kỹ thuật
Gồm có 7 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 kỹ sư.
- Có nhiệm vụ tổ chức thi công các công trình sửa chữa vừa và các công trình đấu thầu.
- Cùng với chủ đầu tư tổ chức thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, lập dự toán và tổ chức giám sát thi công công trình.
- Chỉ đạo thi công, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng công trình. - Kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành.
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công, cùng với chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật, thiết kế và chất lượng công trình.
37
Phòng quản lý giao thông: Theo dõi thực hiện các công trình sữa chữa thường xuyên cầu đường bộ.
Gồm 4 người: 1 trưởng phòng và 3 nhân viên kỹ thuật
Có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các hạt thực hiện công việc duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc công việc sửa chữa thường xuyên dưới các hạt.
Kiểm tra, theo dõi hệ thống cọc tiêu, biển báo trên mọi tuyến đường tỉnh. Kết hợp với báo cáo dưới hạt chuyển lên đề nghị sở giao thông vận tải có phương án sửa chữa kịp thời.
Tổ chức nghiệm thu khối l ượng công trình sửa chữa thường xuyên hoàn thành. Phòng kế hoạch vật tư
Gồm có 5 người: 1 trưởng phòng và 4 nhân viên
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc kế hoạch sản xuất k inh doanh hàng năm
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho toàn Công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch. Đối với các công trình hoạt động công ích thì căn cứ vào dự toán Sở giao thông vận tải giao ngay từ đầu năm để lập kế hoạch sửa chữa trong năm cho phù hợp.
- Giao dịch với chủ đầu tư để ký kết được nhiều hợp đồng, lập các hồ sơ đấu thầu, lập dự toán và thanh quyết toán công trình.
- Kiểm tra việc thực hiện dự toán ở các bộ phận liên quan, kiểm tra tính toán đơn giá giá trị công trình phục vụ cho việc thanh quyết toán.
- Lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị cho các công trình và thanh quyết toán vật tư cho các bộ phận. Có kế hoạch mua sắm và dự trữ vật tư, trang thiết bị hợp lý.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và các số liệu sản xuất kinh doanh cho Giám đốc.
Hạt quản lý
- Nhiệm vụ chung là quản lý đường xá, cầu cống trong địa phận mình phụ trách. Thực hiện sửa chữa thường xuyên các đoạn đường được giao.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tuần tra trên đường, kiểm tra vấn đề hành lang đường bộ, lấn chiếm lòng lề đường.
- Thống kê các điểm đen đường bộ, thống kê tai nạn giao thông hàng tháng để báo cáo lên phòng quản lý giao thông Công ty, gửi lên ban an toàn giao thông tỉnh có biện pháp xử lý ngăn chặn.
- Công ty có 4 hạt quản lý nằm rải đều trên hai tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 39 thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình là :
38
+ Hạt 1 đóng tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình: chịu trách nhiệm quản lý tuyến đường thuộc địa phận thành phố và huyện Vũ Thư.
+ Hạt 2 đóng tại Nam Trung- Tiền Hải: chịu trách nhiệm quản lý tuyến Kiến Xương - Tiền Hải.
+ Hạt 3 đóng tại Đông Hưng: chịu trách nhiệm quản lý tuyến Đông Hưng- Thái Thuỵ
+ Hạt 4 đóng tại H ưng Hà: chịu trách nhiệm quản lý tuyến H ưng Hà- Quỳnh Phụ - Dưới các hạt cũng có cơ cấu tổ chức quản lý khá chặt chẽ
Sơ đồ 22: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẠI HẠT QUẢN LÝ
Để tinh giảm biên chế dưới các hạt bố trí cán bộ quản lý rất đơn giản + Hạt trưởng: có nhiệm vụ quản lý, đôn đốc công việc tại hạt mình.
. Là người nhận kế hoạch sửa chữa từ trên Công ty giao xuống và giao nhiệm vụ sửa chữa cho từng tổ.
. Quản lý lực lượng lao động, chấm công và lập bảng thanh toán lương tại hạt. Cuối tháng gửi toàn bộ chứng từ lên phòng tổ chức - lao động tiền lương để tính lương cho hạt.
. Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình. Báo cáo lên cấp trên tình hình sản xuất tại hạt.
+ Kỹ thuật hạt: có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật và tiến độ thi công, chất lượng công trình.
+ Nhân viên thống kê: giúp việc cho hạt trưởng, thống kê khối lượng sản phẩm hoàn thành hàng tháng. + Các tổ sản xuất: Hạt trưởng Nhân viên thống kê Kỹ thuật hạt Tổ SX 2 Tổ SX 3 Tổ SX 1
39
. Tổ trưởng tổ sản xuất có nhiệm vụ qu ản lý công nhân và công việc tại tổ mình.
. Tổ sản xuất gồm các công nhân t rực tiếp làm công việc sửa chữa th ường xuyên Đội xây dựng cơ bản
- Có nhiệm vụ chuyên thi công các công trình đại tu, xây dựng cơ bản, công trình