V. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
2. Thước đo cơ bản để đánh giá doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
2.4 Phân tích tình hình tài chính
2.4.1. Phân tích kết cấu tài sản.
Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu
thành nên tài sản nhằm có những biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả và hợp lý
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản trong doanh nghiệp được chia thành hai loại:
a. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Trong sự phát triển của sản xuất kinh doanh thì xu hướng của doanh
nghiệp là tăng số tuyệt đối tài sản lưu động và giảm tỷ trọng trong tổng tài sản
của doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh tài chính, điều này thể hiện mức tiết kiệm
vốn lưu động. Tuy nhiên, để đánh giá hợp lý sự biến động cần kết hợp so sánh tỷ
trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản, kết hợp sự phân tích tình hình biến động
của các bộ phận hợp thành trong tổng tài sản lưu động.
Vốn bằng tiền: xu thế chung là giảm tỷ trọng và số tuyệt đối trong nền
kinh tế là tích cực. Tuy vậy vẫn phải dự trữ hợp lý tiền mặt đủ đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn và các khoản chi phí bất thường trong sản xuất.
Tổng Chi phí = Gía vốn hàng bán + Chi phí Tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN + Chi phí khác
Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: chỉ xảy ra khi nguồn vốn đáp ứng đủ
cho nhiệm vụ sản xuất và còn thừa.
Khoản phải thu: khoản này càng giảm càng tốt vì như thế doanh nghiệp đã
tăng nhanh vòng quay của vốn, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy vậy, nhiều
doanh nghiệp phải tăng khoản này nhằm mục đích khuyến mãi, mở rộng sản
xuất.
Hàng tồn kho: có sự biến động là do
Gía trị hàng tồn kho tăng do mở rộng quy mô sản xuất, nhiệm vụ sản xuất tăng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác dữ trữ nguyên vật liệu trong sản xuất.
Gía trị hàng tồn kho tăng do chi không tiêu thụ được sản phẩm, dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh là không tốt.
Gía trị hàng tồn kho giảm do thiếu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh
là không tốt.
b. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
Để tăng sự cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp không ngừng đầu tư tài sản cố định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, nhiều trường hợp là không tốt mà còn xem xét mối tương quan
với các bộ phận khác để tránh tình trạng doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây khó khăn tài chính cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định được sử dụng chính trong quá trình sản xuất của doanh
nghiệp, tài sản cố định trực tiếp làm ra sản phẩm và thực hiện nhiệm vụ chính
của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên cần phải tăng cả về tuyệt đối và tỷ trọng
trong tổng tài sản.
Khoản đầu tư xây dụng cơ bản: khoản này phải giảm xuống để tránh tình trạng ứ đọng vốn và các công trình đã hoàn thiện phải nhanh chóng đưa vào sản
xuất.
Ký quỹ, ký cược dài hạn:để đánh giá được khoản này cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể trong doanh nghiệp.
2.4.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn.
a. Nợ phải trả:
Phản ánh các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà Doanh nghiệp phải thanh toán khi đến hạn.
Các khoản đi vay là khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay của ngân hàng, hay của Công ty tài chính…và doanh nghiệp phải chịu một khoản phí nhất định.
Nguồn vay này tất yếu sẽ phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp vốn vay tăng: là do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm
nhiều nên không có vốn để tái sản xuất dẫn đến tình trạng Doanh nghiệp khó khăn về mặt tài chính.
Trường hợp vốn vay giảm: là do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất,
Doanh nghiệp có các nguồn khác tăng và doanh nghiệp tiết kiệm được vốn trong
quá trình sản xuất…
b.Nguồn vốn chủ sở hữu:
Đây là nguồn vốn cơ bản trong doanh nghiệp, cho thấy thực lực của doanh nghiệp và nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn – quỹ.
Nguồn kinh phí chủ sở hữu.
Phân tích nguồn vốn có các trường hợp sau:
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong tổng tài sản thì tình hình của doanh nghiệp được đánh giá theo xu hướng tốt, biểu hiện hoạt động sản xuất tăng theo
quy mô.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu giảm thì cho thấy doanh nghiệp thu hẹp quy
mô sản xuất.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng về số tuyệt đối và giảm tỷ trọng trong
tổng số vốn thì như vậy là các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên nhanh
hơn vốn chủ sở hữu.
2.4.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.
Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh
rõ nét về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu và các khoản
phải trả đối với các tổ chức cá nhân khác. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài.Do đó phân tích tình hình thanh toán sẽ thấy được công tác thanh toán của
doanh nghiệp ở từng giai đoạn. Tình hình thanh toán ở các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán, chế độ trích nộp ngân sách, sự thỏa thuận giữa các đơn vị, uy tín của tổ chức.
Tình hình thanh toán ảnh hưởng lớn đến các hoạt động, nếu như doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều thì ảnh hưởng đến nguồn vốn trong kinh doanh. Còn nếu như doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn quá nhiều thì khả năng
Phân tích tài tình hình tài chính là đánh giá hợp lý và biến động các khoản
phải thu, phải trả nhằm giúp cho doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính và
đảm bảo sự phát triển của mình. Ta có các chỉ tiêu phân tích sau: Tổng các khoản phải thu
Tỷ số phải thu so
với tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn
Tỷ số này cho thấy tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ rằng doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn, và để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tìm các nguồn khác để bổ sung đảm bảo cho sản xuất. Nếu tỷ số này càng giảm chứng tỏ rằng tình hình của doanh nghiệp tốt,nhưng không giảm đến
mức tối đa.
Các khoản phải thu
Tỷ số phải thu so với phải trả =
Các khoản phải trả
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán :
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán (K) =
Nợ phải trả
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các khoản nợ của Doanh nghiệp
với tổng tài sản. Nghĩa là một đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng
tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn lớn hơn 1.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Khả năng thanh
toán hiện thời(Kht) = Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của
Doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu lớn hơn 1 chứng tỏ Doanh nghiệp hoạt động
bình thường, nếu nhỏ hơn 1 thì vẫn có thể chấp nhận được nhưng không tốt. Hệ
số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt, tuy nhiên nếu cao
quá sẽ không tốt vì nó phản ánh Doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu vốn của Doanh nghiệp, hoặc có thể do tồn kho, ứ đọng quá lớn… tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu, do đó vốn sử dụng
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu
Khả năng thanh
toán nhanh = Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn, nó là một tiêu chuẩn để đánh giá khắc khe đối với khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với hệ
số thanh toán ngắn hạn.
Tiền
Khả năng thanh
toán tức thời = Nợ ngắn hạn
2.4.4. Các tỷ số hoạt động.
a. Số vòng quay các khoản phải thu.
Doanh thu Số vòng quay các
khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Trong đó:
Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ
Các khoản phải
thu bình quân = 2
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu
quả của việc thu hồi công nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay cao quá sẽ
không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán
quá chặt chẽ, không thu hút được khách hàng.
b. Kỳ thu tiền bình quân (Kỳ luân chuyển các khoản phải thu).
Số ngày trong kỳ ( 360,90) Kỳ thu tiền
bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản
khoản phải thu trong kỳ, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các
c Số vòng luân chuyển hàng tồn kho.
Gía vốn hàng bán Số vòng quay
hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Trong đó:
Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ
Hàng tồn kho
bình quân = 2
Vòng quay vốn hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được kỳ chu chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của doanh nghiệp trở
thành ứ đọng.
Nếu vòng quay vốn hàng tồn kho quá cao, dẫn đến khả năng doanh nghiệp không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu bán hàng, làm cho doanh nghiệp mất khách hàng. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp cho ta thấy hàng tồn kho của
doanh nghiệp dự trữ quá mức cần thiết, gây ứ đọng vốn, chi phí sử dụng vốn cao do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
d. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho.
Số ngày trong kỳ ( 360,90) Kỳ luân chuyển
hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng hay nói cách khác, để hàng tồn kho quay được một vòng thì cần
một khoản thời gian bình quân là bao nhiêu ngày. Nếu số ngày luân chuyển càng lớn thì việc quay hàng tồn kho chậm, điều này cũng đồng nghĩa với việc dự trữ
nguyên, nhiên liệu quá mức hoặc hàng hóa của doanh nghiệp tồn kho quá nhiều và ngược lại.
2.5. Bảo toàn và phát triển vốn.
Một doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng trang trải các khoản nợ đến hạn thì doanh nghiệp đó đã bảo toàn được nguồn vốn của mình.
Để đánh giá khả năng tự tích lũy và phát triển vốn phải xem xét việc bổ
sung vốn hàng năm từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vào quỹ đầu tư phát
triển, việc trích quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn như thế nào? Qũy đầu tư
phát triển hàng năm tăng giảm ra sao? Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tăng nguồn vốn do Nhà nước cấp, do Nhà nước cho phép giữ lại các khoản phải
Đánh giá về khả năng dự phòng tài chính dựa vào việc trích quỹ hàng năm
của doanh nghiệp. Việc trích quỹ vào quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những
tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp còn có quỹ dự phòng trợ cấp mất việc, quỹ khen thưởng phúc lợi để đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thiện và hiệu
quả nhất.
Ngoài ra còn có các khoản dự phòng giảm giá:
+ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
+ Dự phòng các khoản nợ khó đòi. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Các khoản trích này tùy vào từng doanh nghiệp mà có mức trích tương ứng với các khoản dự phòng giảm giá khác nhau.
2.6. Nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. lao động.
a. Nộp ngân sách Nhà nước.
Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước của các doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động dưới hình thức nào thì cũng phải nộp ngân
sách thông qua việc nộp thuế, BHXH hay các khoản phải nộp khác. Nhà nước sử
dụng các khoản này để phân phối lại và phát triển cho nền kinh tế quốc dân.
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động
Đất nước là một trong những nước nghèo và đông dân, tình trạng yếu kém
về kỹ thuật công nghệ và nạn thất nghiệp tượng đối phổ biến. Do vậy việc các
doanh nghiệp phải tìm tòi, sáng tạo, đưa ra các biện pháp tích cực để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình đồng thời
tạo công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định, dần dần nâng cao
mức sống, giảm tỷ lệ đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của Chính
phủ cũng như của doanh nghiệp.
Để đánh giá đóng góp của doanh nghiệp về việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của người lao động thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:
+ Lao động sử dụng hàng năm.
+ Thu nhập bình quân/CNVC/tháng
VI. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam. 1. Tiềm năng của ngành công nghiệp dệt may. 1. Tiềm năng của ngành công nghiệp dệt may.
Việt Nam là nước có lợi thế trong ngành dệt may nhờ vào giá nhân công thấp, lực lượng lao động cần cù.Với đặc thù là nước nông nghiệp, cây bông cho
sản phẩm sợi cotton – một chất liệu ngày càng được ưa chuộng, cùng với các
Hiện nay, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (Thông
tin từ Hiệp hội Dệt May), kim ngạch trung bình tăng hàng năm khoản 20% từ 2,7
tỷ USD năm 2002 lên đến 5,8 tỷ năm 2006. Tính đến năm 2006, Việt Nam đã
đứng thứ 10 trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất chỉ sau
Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hồng Kông, Bangladesh và xấp
xỉ bằng Indonesia và Mỹ.
Tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng khoảng 2 triệu lao động, sản xuất khoảng 1,8 tỷ tấn dệt may, với
65% dành cho xuất khẩu.Trong đó, các doanh nghiêp tập trung chủ yếu ở Tp.Hồ
Chí Minh với 1.400 doanh nghiệp, Hà Nội và vùng phụ cận 300 doanh nghiệp.
Toàn ngành hiện có năng lực sản xuất khoảng 10.00 tấn xơ bông, đáp ứng
khoảng 5% nhu cầu;50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp, đáp ứng 30% nhu cầu, 260 tấn xơ sợi ngắn đáp ứng 60% nhu cầu. Về dệt sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệt kim đáp ứng 60% nhu cầu; vải dệt thoi 680 triệu m2, đáp ứng 60% nhu cầu.
Trong các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam, đứng đầu là thị trường
Mỹ với kim ngạch hơn 3 tỷ USD chiếm 55% thị phần, EU đứng thứ hai với 1,2 tỷ
USD chiếm 20% thị phần, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Canada