Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 91 - 95)

IV. Phân tích tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

2.1. Phân tích tình hình thanh toán.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn tồn tại các khoản

phải thu và các khoản phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán, các chế độ áp dụng thích hợp vào sự thoả thuận

giữa các đơn vị với nhau. Tình hình thanh toán ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu bị chiếm dụng vốn quá nhiều sẽ không đủ vốn trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên hiệu quả sẽ giảm, nhưng nếu không có sự linh hoạt trong việc thanh toán thì cũng sẽ gây những khó khăn nhất định cho Công ty.

Để xem xét các khoản phải thu biến động như thế nào đối với các khoản

Tổng các khoản phải thu

Tỷ số phải thu so

với tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn

Dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích tình hình thanh

toán như sau:

Bảng 14 : Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 3 năm (2004 - 2006) ĐVT:1000đ 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 +/- % +/- %

1.Các khoản phải thu 675.135 1.585.067 1.486.731 +909.932 +134,78 -98.336 -6,20 2.Các khoản phải trả 1.517.457 2.402.619 4.358.708 +885.162 +58,33 +1.956.089 +81,41

3.Tổng nguồn vốn 4.282.440 4.967.999 6.841.412 +685.559 +16,01 +1.873.413 +37,71

4.Tỷ số phải thu so với

phải trả (1)/(2) 0,445 0,659 0,341 +0,214 +40,09 -0,318 -48,25

5.Tỷ số phải thu so với

tổng nguồn vốn (1)/(3) 0,158 0,319 0,217 +0,161 101,90 -0,102 -31,97

Nhận xét :

Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu năm 2005 tăng 909.932 ngàn đồng, tương đương tăng 134,78% so với năm 2004. Năm 2006, các khoản phải thu giảm 98.336 ngàn đồng, tương đương giảm 6,20% so với năm

2005. Nhìn chung, các khoản phải thu có xu hướng tăng qua 3 năm điều này có nghĩa là Công ty đã để khách hàng chiếm dụng vốn nhiều điều này sẽ ảnh hưởng

không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Các khoản phải trả năm 2005 tăng 885.162 ngàn đồng, tương đương tăng 58,33% so với năm 2004. Năm 2006, các khoản phải trả tăng 1.965.089

Các khoản phải thu

Tỷ số phải thu so

ngàn đồng, tương đương tăng 81,41% so với năm 2005. Như vậy, Công ty đã chiếm dụng vốn của khách hàng.

+ Tỷ số phải thu so với phải trả cả 3 năm đều nhỏ hơn 1. Điều này chứng

tỏ rằng Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị khách hàng chiếm dụng, cụ

thể tỷ số phải thu so với phải trả năm 2004 là 0,445 l, năm 2005 là 0,659 có nghĩa là tăng 0,214, tương đương tăng 40,09% so với năm 2004.Năm 2006 tỷ số khoản

phải thu so với phải trả là 0,341, giảm 0,318 tương đương giảm 48,25% so với năm 2005.

+ Tỷ số khoản phải thu so với tổng nguồn vốn của công ty là tương đối

lớn cụ thể tỷ số này năm 2004 là 15,8%, năm 2005 là 31,9% và sang năm 2006 là

21,7%. Điều này chứng tỏ công ty đã bán chịu cho khách hàng một lượng hàng lớn làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên đặc biệt là năm 2005 các

khoản phải thu lớn nhất. Tuy nhiên sang năm 2006 tỷ số này có giảm nhưng vẫn

còn cao. Việc tăng các khoản phải thu quá cao là một điều không tốt cho Công ty vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2. Phân tích khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của Doanh

nghiệp, xem Doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ hay không. Để

thanh toán các khoản nợ, công ty phải trả bằng tiền hay tài sản có thể chuyển hóa được thành tiền.

Ta dùng một số chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng thanh toán của công ty: Tổng tài sản

Khả năng thanh

toán (K) = Nợ phải trả

TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện thời (Kht) =

Nợ ngắn hạn

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Khả năng thanh

toán nhanh (Kn) = Nợ phải trả

Tiền

Khả năng thanh toán tức thời (Ktt) =

Bảng 15: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm (2004 – 2006)

Nhận xét:

+ Khả năng thanh toán: cụ thể năm 2004 cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm

bảo bởi 2,82 đồng tài sản,năm 2005 thì cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 2,07 đồng tài sản và năm 2006 cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo 1,57 đồng tài sản. Mặc dù khả năng thanh toán có giảm nhưng Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tương đối tốt.

+ Khả năng thanh toán hiện thời: khả năng này được đảm bảo bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2004 khả năng thanh toán hiện thời là 1,13, sang năm 2005 là 1,16, tăng 0,03 tương đương tăng 2,65% so với năm

2004. Cả hai năm này tỷ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ

khả năng thanh toán của công ty là tốt. Đến năm 2006 khả năng thanh toán hiện

thời là 0,81 giảm 0,35 tương đương giảm 30,17% so với năm 2005.

2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 +/- % +/- % 1.Tổng tài sản 1000đ 4.282.440 4.967.999 6.841.412 +685.559 +16,01 +1.873.413 +37,71 2.TSLĐ và ĐTNH 1000đ 1.710.515 2.788.935 3.527.885 +1.078.420 +63,05 +738.950 +26,05 3.Tiền 1000đ 185.830 158.632 915.015 -27.198 -14,64 +756.383 +476,82 4.Đầu tư ngắn hạn 1000đ

5.Khoản phải thu 1000đ 675.135 1.585.067 1.486.731 +909.932 +134,78 -98.336 -6,20

6.Nợ phải trả 1000đ 1.517.457 2.402.619 4.358.708 +885.162 +53,33 +1.956.089 +81,41 7.Nợ ngắn hạn 1000đ 1.517.457 2.402.619 4.358.708 +885.162 +53,33 +1.956.089 +81,41 8.Khả năng thanh toán (1)/(6) 2,82 2,07 1,57 -0,75 -26,60 -0,5 -24,15 9.KNTT hiện thời (2)/(7) 1,13 1,16 0,81 +0,03 +2,65 -0,3 -30,17 10.KNTT nhanh ((3)+(4)+(5))/(7) 0,57 0,73 0,55 +0,16 +28,07 -0,18 -24,66 11.KNTT tức thời (3)/(7) 0,12 0,07 0,21 -0,05 -41,67 +0,14 200,00

+ Khả năng thanh toán nhanh là hệ số thể hiện mối quan hệ giữa các loại

tài sản lưu động của công ty có khả năng chuyển thành tiền để thanh toán nợ

ngắn hạn (các khoản có thể thanh toán nhanh như tiền, các khoản đầu tư ngắn

hạn, các khoản phải thu khách hàng ).

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2004 là 0,57, năm 2005 là 0,73 tăng 0,16 tương đương tăng 28,07% so với năm 2004. Đến năm 2006 khả năng thanh toán nhanh là 0,55 giảm 0,18 tương đương giảm 24,66% so với năm

2005.

+ Khả năng thanh toán tức thời là hệ số thể hiện mối quan hệ giữa tiền

hiện có của công ty với các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tức thời năm 2004 là 0,12, sang năm 2005 là 0,07 giảm 0,05 tương đương giảm 41,67%

so với năm 2004. Năn 2006 khả năng thanh toán tức thời là 0,21, tăng 0,14 tương đương 200,00% so với năm 2005. Năm 2006 khả năng thanh toán tức thời của

Công ty khá tốt nhưng năm 2005 thì Công ty khó khăn về tiền để phục vụ nhu

cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn.

Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty tương đối khả quan. Nhưng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty nên huy động vốn bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 91 - 95)