Phân tích chung về tình hình tài chính

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 86 - 91)

IV. Phân tích tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

1. Phân tích chung về tình hình tài chính

- 80

-

Bảng 12 : Kết cấu tài sản

ĐVT:1000đ

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005

Chỉ tiêu

Gía trị % Gía trị % Gía trị % +/- % +/- %

A.TSNH 1.710.515 39,94 2.788.935 56,14 3.527.885 51,57 +1.078.420 +63,05 +738.950 +26,05

I. Tiền 185.830 4,34 158.632 3,19 915.015 13,37 -27.198 14,64 +756.383 +476,82

II. ĐTNH - - - -

III.Khoản phải thu 675.135 15,76 1.585.067 31,91 1.486.731 21,73 +909.932 +134,78 -98.336 -6,20 IV.Hàng tồn kho 805.776 18,82 643.580 12,95 942.481 13,78 -162.196 -20,13 +298.901 +46,44 V. TSNH khác 43.774 1,02 401.656 8,09 183.658 2,69 +357.882 +817,57 -217.998 -54,27 B. TSDH 2.571.925 60,06 2.179.064 43,86 3.313.527 48,43 -392.861 -15,27 +1.134.463 +52,06 I.TSCĐ 2.137.858 49,92 1.772.002 35,67 2.835.505 41,45 -365.856 -17,11 +1.063.503 +60,02 II.ĐTDH 2000 0,05 2000 0,04 100.160 1,46 - - +98.160 4908,00 III.TSDH khác 432.067 10,09 405.062 8,15 377.862 5,52 -27.005 -6,25 -27.200 -6,72 Tổng tài sản 4.282.440 100 4.967.999 100 6.841.412 100 +685.559 16,01 +1.873.413 +37,71

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản năm 2005 tăng 685.559 ngàn đồng,

tương đương tăng 16,01% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì tổng tài sản công ty tiếp tục tăng 1.873.413 ngàn đồng, tương đương tăng 37,71% so với năm

2005.

 Trong tổng tài sản năm 2004 tài sản ngắn hạn chiếm 39,94%,năm 2005

chiếm 56,14% và năm 2006 chiếm 51,57%. Tài sản ngắn hạn năm 2005 tăng 1.078.420 ngàn đồng, tương đương tăng 63,05% so với năm 2004 chủ yếu là do các khoản phải thu tăng và tài sản ngắn hạn khác tăng, cụ thể các khoản phải thu tăng 134,78% và tài sản ngắn hạn khác tăng 817,57%. Các khoản phải thu của Công ty tăng lên quá cao là do công ty để cho khách hàng chiếm dụng vốn quá

nhiều,đây là điều không tốt nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hiệu quả

hoạt động của công ty. Tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng 738.950 ngàn đồng tương đương tăng 26,05% so với năm 2005 là do lượng tiền mặt tăng 756.383 ngàn đồng, tương đương tăng 476,82% và hàng tồn kho tăng 298.901 ngàn đồng,

tương đương tăng 46,44%. Công ty lượng tiền cao không tốt vì nó làm ứ đọng

nguồn vốn gây lãng phí vốn lưu động và các khoản phai thu giảm 6,20% là điều đáng mừng nhưng khách hàng vẫn còn chiếm dụng vốn của công ty còn lớn.

 Tài sản dài hạn năm năm 2005 giảm 392.861ngàn đồng, tương đương

giảm 15,27 % so với năm 2004 là do tài sản cố định giảm 365.856 ngàn đồng tương đương giảm 17,11% và tài sản dài hạn khác giảm 27.005 ngàn đồng, tương đương giảm 6,25%. Tài sản dài hạn năm 2006 tăng 1.134.463 ngàn đồng, tương đương tăng 52,06% so với năm 2005 chủ yếu là do tài sản cố định tăng 1.063.503 ngàn đồng tương đương tăng 60,02%. Tài sản cố định tăng là do công ty đã mua thêm trang bị tăng cường cho các chuyền may, máy phục vụ công tác xuất khẩu đồng thời đầu tư nâng cấp cải tạo các nhà xưởng. Đầu tư dài hạn tăng 98.160 ngàn đồng tương đương tăng 4908,00% là do công ty đầu tư hoạt động tài chình.

Để phát triển và gắn kết mối quan hệ làm ăn lâu dài,bền vững với Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang thì công ty đã mua cổ phiếu của công ty này với trị giá 98.160 ngàn đồng.

1.2. Nguồn hình thành vốn.

Việc phân tích nguồn vốn thực chất là đánh giá sự biến động của các

khoản mục trong tổng nguồn vốn, nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng

các loại nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cơ cấu hình thành nó. Với số

- 83

-

Bảng 13: Phân tích kết cấu nguồn vốn(2004 – 2006)

ĐVT:1000đ

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005

Chỉ tiêu

Gía trị % Gía trị % Gía trị % +/- % +/- %

A.Nợ phải trả 1.517.457 35, 43 2.402.619 48, 36 4.358.708 63, 71 +885.162 58, 33 +1.956.089 81, 41 I.Nợ ngắn hạn 1.517.457 35, 43 2.402.619 48, 36 4.358.708 63, 71 +885.162 58, 33 +1.956.089 81, 41 II.Nợ dài hạn B.Vốn CSH 2.764.983 64, 57 2.565.380 51, 64 2.482.704 36, 29 -199.503 -7, 22 -82.676 -3, 22 I.Vốn CSH 2.473.595 57, 76 2.351.373 47, 33 2.313.073 33, 81 -122.222 -4, 94 -38.300 -1, 63 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 291.388 6, 81 214.007 4, 31 169.631 2, 48 77.381 -26, 56 -44.376 -20, 74 Tổng nguồn vốn 4.282.440 100 4.967.999 100 6.841.412 100 +685.559 +16, 01 +1.873.258 +37, 71

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2006 cao nhất trong

3 năm (6.841.412 ngàn đồng). Tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 685.559 ngàn

đồng, tương đương tăng 16,01 % so với năm 2004. Năm 2006 tổng nguồn vốn tăng 1.873.258 ngàn đồng, tương đương tăng 37,71% so với năm 2005.

Trong đó, nợ phải trả năm 2004 chiếm 35,43% tổng nguồn vốn, năm 2005

chiếm 48,36% tổng nguồn vốn và năm 2006 chiếm 63,71% tổng nguồn vốn. Nợ

phải trả năm 2005 tăng 885.162 ngàn đồng, tương đương tăng 58,33% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng nợ phải trả là do nợ vay ngắn hạn tăng 58,33%.

Năm 2006 nợ phải trả tăng 1.956.089 ngàn đồng, tương đương tăng 81,41% so

với năm 2005. Ta thấy nợ phải trả đều tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng khá lớn

trong tổng nguồn vốn điều này nói lên Công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua 3 năm, cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2004

chiếm 57,76% tổng nguồn vốn,năm 2005 chiếm 51,64% tổng nguồn vốn,năm

2006 chiếm 36,29%. Vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm 199.503 ngàn đồng, tương đương giảm 7,22% so với năm 2004, đến năm 2006 vốn chủ sở hữu giảm 82.831ngàn đồng, tương đương giảm 3,22% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 86 - 91)