Mục tiêu của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Dệt May Vịnh Nha

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 104 - 106)

trong thời gian tới.

1. Vị trí của ngành Dệt may.

Ngành Dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nó phục vụ

nhu cầu thiết yếu của con người, thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu và giải quyết việc

làm cho hàng triệu lao động (tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2.000

doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng khoảng 2 triệu lao động).

Dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (Thông tin từ Hiệp

hội Dệt May ), kim ngạch trung bình tăng hàng năm khoảng 20% từ 2,7 tỷ USD

năm 2002 lên đến 5,8 tỷ năm 2006. Tính đến năm 2006, Việt Nam đã đứng thứ

10 trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất chỉ sau Trung

Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hồng Kông, Bangladesh và xấp xỉ bằng

Indonesia và Mỹ.

Ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng ngành may cũng sớm phát

triển. Trong những năm qua được sự đầu tư, không ngừng mở rộng sản xuất, trải

qua những bước thăng trầm do diễn biến về thị trường quốc tế và cơ chế trong nước, đến nay ngành dệt may đã tạo được thế ổn định, chuẩn bị cho một bước

phát triển mới.

Trong thời gian qua, ngành dệt may đã năng động tìm kiếm thị trường và biết tận dụng thời cơ để đẩy nhanh hàng xuất khẩu. Chính phủ đã xác định ngành dệt may có đủ điều kiện để tăng tốc. Vì vậy, ngành dệt may phải phát triển

nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao phải gắn liền với chất lượng, bản thân

ngành dệt may phải nỗ lực phấn đấu để tới năm 2010, không những là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Vì thế đầu tư cho ngành dệt may còn mang ý nghĩa chiến lược

2. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Dệt may Vịnh Nha Trang trong thời gian tới. Trang trong thời gian tới.

Trong điều kiện ngành may hiện nay ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hoạt động chủ yếu là là gia công cho

nước ngoài và một số cơ sở kinh doanh trong nước.

Trong đó thị trường trong nước đang tràn ngập hàng “second hand”, hàng nhập lậu, sản phẩm sản xuất trong nước canh tranh rất khó khăn do tâm lý của người tiêu dùng thích dùng hàng ngoại hơn nội địa và giá cả. Bên cạnh đó ngành sản xuất nguyên phụ liệu ngành may chưa phát triển, cơ chế quản lý và chính sách thuế còn nhiều điều chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự vương lên của

ngành, hạn chế sự cạnh tranh.

Mặc dù là một tỉnh du lịch nhưng việc phát triển ngành may ở Khánh Hòa cũng không chiếm được nhiều ưu thế như một số vùng khác (đây cũng là khó

khăn chung của khu vực miền Trung) bởi đây chưa phát huy đầu mối kinh tế, chưa phát huy cảng Contaner để giải quyết khâu xuất khẩu hàng hóa, chính vì thế đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Điều này đã làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên, công ty đã khắc phục những khó khăn và đã xây dựng kế

hoạch cụ thể cho từng năm để đạt được các mục tiêu sau:

 Tạo ổn định trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập

các thị trường khác.

 Sản xuất các mặt hàng cao cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 Cần đa dạng hóa ngành nghề để tránh sự lệ thuộc vào mùa vụ của ngành may.

 Tận dụng sự khéo léo của đội ngủ công nhân nữ có nhiều kinh nghiệm để

phát triển thêm các sản phẩm truyền thống tạo nhiều cơ hội việc làm.

 Không ngừng đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ công

nhân viên trong công ty, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân đảm bảo sự

phát triển lâu dài của công ty.

- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo thêm thu nhập tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)