Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 31 - 35)

1. Tiềm năng của ngành công nghiệp dệt may.

Việt Nam là nước có lợi thế trong ngành dệt may nhờ vào giá nhân công thấp, lực lượng lao động cần cù.Với đặc thù là nước nông nghiệp, cây bông cho

sản phẩm sợi cotton – một chất liệu ngày càng được ưa chuộng, cùng với các

Hiện nay, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (Thông

tin từ Hiệp hội Dệt May), kim ngạch trung bình tăng hàng năm khoản 20% từ 2,7

tỷ USD năm 2002 lên đến 5,8 tỷ năm 2006. Tính đến năm 2006, Việt Nam đã

đứng thứ 10 trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất chỉ sau

Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hồng Kông, Bangladesh và xấp

xỉ bằng Indonesia và Mỹ.

Tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng khoảng 2 triệu lao động, sản xuất khoảng 1,8 tỷ tấn dệt may, với

65% dành cho xuất khẩu.Trong đó, các doanh nghiêp tập trung chủ yếu ở Tp.Hồ

Chí Minh với 1.400 doanh nghiệp, Hà Nội và vùng phụ cận 300 doanh nghiệp.

Toàn ngành hiện có năng lực sản xuất khoảng 10.00 tấn xơ bông, đáp ứng

khoảng 5% nhu cầu;50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp, đáp ứng 30% nhu cầu, 260 tấn xơ sợi ngắn đáp ứng 60% nhu cầu. Về dệt sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệt kim đáp ứng 60% nhu cầu; vải dệt thoi 680 triệu m2, đáp ứng 60% nhu cầu.

Trong các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam, đứng đầu là thị trường

Mỹ với kim ngạch hơn 3 tỷ USD chiếm 55% thị phần, EU đứng thứ hai với 1,2 tỷ

USD chiếm 20% thị phần, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Canada

và Nga…Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng may mặc chiếm trên 90%, còn lại là hàng vải và bông sợi.

Tiêu thụ nội địa chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính tiêu thụ nội địa

chiếm 7% tổng mức bán lẻ cả nước. Năm 2006, ước tính mức bán lẻ dệt may trên thị trường nội địa đạt 28.800 tỷ đồng tương đương khoảng 1,8 tỷ USD. Trong

thời gian qua ngành dệt may đã năng động tìm kiếm thị trường và biết tận dụng

thời cơ để đẩy nhanh hàng xuất khẩu. Chính phủ đã xác định ngành dệt may có đủ điều kiện để tăng tốc. Vì vậy, ngành dệt may phải phát triển nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao phải gắn liền với chất lượng, phần lớn những phụ liệu của

sản xuất dệt may phải dần được sản xuất trong nước. Bản thân ngành dệt may

phải nỗ lực phấn đấu để tới năm 2010, không những là ngành có kim ngạch xuất

khẩu lớn mà còn tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy ngành dệt may đã đạt được những kết quả nhất định , song cũng

không tránh khỏi những khó khăn, thách thức do yếu tố nội tại và cả những tác động từ bên ngoài.

Những khó khăn, thách thức.

Sự lệ thuộc quá nhiều của xuất khẩu may mặc vào hợp đồng ủy thác may gia công đã làm cho giá trị gia tăng nội địa đang ở mức rất thấp.

May mặc của Việt Nam thiếu yếu tố thời trang nên giá bán thấp. Tỷ lệ

giữa giá trị đồ nữ trên tổng xuất khẩu may mặc của Việt Nam thấp do không có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều loại chất liệu như các chất liệu sợi hóa học còn thiếu so với Trung Quốc. Điều này, không chỉ giảm giá trị gia tăng nội địa mà còn hạn chế khả năng

cạnh tranh của Việt Nam trên lĩnh vực xuất khẩu may mặc.

Các nhà sản xuất may mặc của Việt Nam thấy khó có thể mở rộng ngay

chính ở thị trường trong nước vì phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu có giá thấp,

chủ yếu từ Trung Quốc, sản phẩm nhái của các hiệu nỗi tiếng trên thế giới hiện đang chiếm tỷ lệ khá cao trên thị trường may mặc trong nước.

Những cơ hội cho phát triển ngành dệt may Việt Nam.

Những thay đổi về cơ chế thương mại quốc tế đã tác động tích cực đến

ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên về Hiệp định về sản phẩm dệt của WTO bắt đầu có hiệu lực vào năm 2005 thì trong giai đoạn tiếp theo tăng trưởng về xuất

khẩu may mặc ở một mức độ nào đó sẽ chậm lại do cạnh tranh sâu sắc về các thị trường xuất khẩu từ các nước có lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công

thấp như Bangladesh, Campuchia, Myanmar và một số vùng của Trung Quốc.

Mặc dù trong lĩnh vực dệt, công nghiệp sợi hóa học sẽ gặp phải cạnh tranh với

hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia sau khi áp dụng mức thuế nhập khẩu 0-

5% đối với thương mại giữa Việt Nam và các thành viên AFTA khác năm 2006.

2. Chiến lược phát triển theo từng giai đoạn của công nghiệp dệt may.

Với những nỗ lực nhằm tạo lập một sân chợi bình đẳng và tăng tốc cải

cách doanh nghiệp cả khu vực Nhà nước và tư nhân để chuẩn bị cho cạnh tranh đang tăng lên cùng với tự do hóa thương mại trong AFTA và việc gia nhập

WTO, công nghiệp dệt may Việt Nam cần có các giai đoạn sau cho việc lựa chọn

chính sách áp dụng.

 Trong ngắn hạn (đến năm 2005): Dệt may Việt Nam đã mở cửa ưu tiên

cho mở rộng xuất khẩu may, đặc biệt là sang Mỹ bằng việc tận dụng Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Việc này đã được áp dụng chủ yếu trên cơ sơ ủy thác gia

công, cách sắp đặt như thế này đã có lợi cho Việt Nam, vì nó có thể sử dụng khả năng về thiết kế, thị trường quốc tế, mua nguyên liệu.

Sự phát triển của khu vực may mặc sẽ tạo ngòi nổ cho sự phát triển của

khu vực dệt.

Việt Nam đã áp dụng chiến lược bảo hộ công nghiệp dệt sử dụng nhiều

vốn như là một phương tiện tăng tốc quá trình liên kết từ phía sau từ trước năm 2006. Để canh tranh trực tiếp với Trung Quốc về các sản phẩm dệt sợi hóa học được đặc trưng bởi nền kinh tế quy mô hơn, thì một chiến lược sáng suốt đối với

Việt Nam là tập trung vào các biện pháp hỗ trợ về chính sách sản phẩm bông.  Về trung hạn (từ 2006 đến 2010): trọng điểm chính sách nên chuyển sang tăng cường liên kết từ phía sau với khu vực dệt bằng các biện pháp như thu hút

FDI. Việt Nam cần đầu tư vào các nhà máy nhuộm và sợi hóa học trước năm

vào các nhà máy se sợi pha để sản xuất sợi cotton pha mà không nên phụ thuộc

vào các nguồn tài chính hỗ trợ của Chính phủ. Hy vọng rằng, điều này sẽ đạt được nhờ quá trình cải cách Doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là cổ phần

hóa doanh nghiệp Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam nên thực hiện một chiến lược tăng hàm lượng mốt thời trang

trong các sản phẩm quần áo, kể cả chiến lược chiến lược thâm nhập thị trường

quần áo nữ, nên có chính sách để tiếp thu năng lực và công nghệ đồ dệt kim.

Trong giai đoạn trước mắt ( từ 2006 đến 2020) Việt Nam cần ủng hộ việc ứng

dụng trang thiết bị cho sản xuất sợi dày sử dụng cho đồ dệt kim nữ.

 Về dài hạn: Việt Nam nên thực hiện chính sách hỗ trợ cho việc chuyển

công nghiệp may mặc từ ủy thác may gia công sang xuất khẩu trực tiếp, nên hỗ

trợ chính sách trong lĩnh vực thiết kế và thị trường quốc tế. Từ năm 2010 đến

2020, các nỗ lực xúc tiến và marketinh trên thị trường quốc tế được nâng cao hơn

nữa để có thể xuất khẩu sản phẩm may mặc, cần có các biện pháp, chính sách để tăng liên kết giữa thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, kiểm soát chặt

chẽ hơn hàng buôn lậu để tạo thị trường cho các công ty trong nước, hơn nữa nên

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

DỆT MAY VỊNH NHA TRANG

A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK DỆT MAY VỊNH NHA TRANG. TRANG.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 31 - 35)