Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 35 - 37)

Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Dệt may Vịnh Nha Trang là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Kh ánh được

thành lập năm 1985 với tên gọi là Xí Nghiệp Giầy Vải- May Việt Tiệp.

Năm 1991 đổi tên thành Xí Nghiệp Giầy May Bình Minh, sau đó chuyển

thành công ty May Bình Minh.

Đến năm 1996, được sá nhập vào Công ty Dệt Nha Trang theo quyết định

số 637/UB ngày 2/4/1996 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hoà và quyết định số 241/QĐ_TCLĐ ngày 20/4/1999 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May

Việt Nam và lấy tên gọi là nhà máy may Bình Minh. Một đơn vị trực thuộc Công

ty Dệt Nha Trang, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gia công hàng may mặc

xuất khẩu theo đơn hàng nước ngoài và sản xuất hàng may mặc trong nước.

Nhà máy bao bì hoạt động dưới sự điều hành của nhà máy sợi III – Công ty Dệt Nha Trang, với tổng số cán bộ công nhân viên là 40 người, nhiệm vụ chủ

yếu là sản xuất ống Cone giấy, ống trụ, thùng carton, xứ lý bông phế và một số

phụ liệu khác phục vụ nhu cầu nội bộ công ty.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Nhà nước chủ trương

thực hiện nền kinh tế hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới

thì hình thức Doanh nghiệp Nhà nước không còn phù hợp và đã gặp nhiều khó khăn. Do đó việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.Đặc biệt là hình thức chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ

phần theo Nghị định số 44/1998/NĐ_CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ là một

Bên cạnh việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra thì Nhà máy may Bình Minh gặp không ít khó khăn do sự biến động của thị trường tác động. Đặc biệt là sự

cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài. Sự thiếu gắn bó của người lao động với công ty vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo nhà máy nhận thấy rằng tiến hành cổ phần hoá sẽ tạo điều kiện để người lao động gắn bó quyền lợi và trách nhiệm của họ với công ty, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng qui mô

sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời cổ phần hoá phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người lao động trong công ty, được chủ động

đầu tư, tham gia quản lý và hưởng thụ thành quả của mình.

Trên tinh thần đổi mới DNNN của Chính phủ, được phép của Hội đồng

quản trị Công ty Dệt May Việt Nam và theo quyết định số 83/1999/QĐ-BCN ngày 15/12/1999 của Bộ công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Nhà máy may Bình Minh – Phân xưởng bao bì thuộc Công ty Dệt Nha

Trang thành Công ty cổ phần may và dich vụ Bình Minh.

Năm 2005, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Dệt

may Vịnh Nha Trang.

Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Nha Trang Bay Textile and Garment Import- Export Stock Company.

Trụ sở chính của công ty: 42 Cao Thắng, Phường Phước Long, thành phố

Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

Điện thoại: 058.888098 – 881160 Fax: 058.884536 Nhà máy may đặt tại trụ sở chính gồm:

- Xưởng cắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyền may I

- Chuyền may II

- Chuyền may III

Nhà máy bao bì đặt tại xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh

Hoà có 3 tổ sản xuất:

- Tổ thùng giấy

- Tổ bông phế

* Vốn điều lệ của công ty: 2.047.700.000 đồng.

Kể từ khi cổ phần hoá, công ty không ngừng phấn đấu tăng trưởng thể

hiện qua các chỉ tiêu: tỷ suất doanh lơi, cổ tức, nghĩa với Nhà nước và tiền lương

của công nhân viên. Đối với khách hàng Công ty đã mỡ rộng mối quan hệ để hợp

tác lâu dài, bền vững với khách hàng truyền thống, tìm kiếm thị trường, đàm phán được nhiều đơn hàng có giá gia công tốt hơn và chủng loại ngày càng

phong phú hơn. Trước đây, Công ty chủ yếu gia công hàng may mặc để xuất sang Đài Loan và một số sản phẩm may mặc trong nước cho đến nay thi công ty xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường EU.

Nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty từ khi cổ phần hoá có sự phát

triển rất rõ rệt, trong lúc các đơn vị cùng ngành nghề ở trong nước ở tương đối khó khăn. Tốc độ tăng trưởng chưa cao nhưng từng bước Công ty vững vàng và phát triển. Công ty cố gắng với lượng vốn ít nhưng đã thoả mãn 3 tiêu chí là: mức cổ tức tăng, nộp ngân sách tăng, đảm bảo cho thu nhập công nhân ổn định.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 35 - 37)