Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 39 - 42)

III. Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty

1.2Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

1.2Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

1.2.1. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị bao gồm:

- 01 chủ tịch kiêm tổng giám đốc

- 03 Uỷ viên

Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra để quản lý mọi hoạt động

kinh doanh, điều hành Công ty giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích quyền

lợi của Công ty phù hợp với luật pháp. Hội đồng quản trị có các chức năng sau:

+ Phụ trách về nhân sự: quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc.

Quyết định số lượng nhân viên tuyển mới trong năm, các quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị và xác định

Ban kiểm soát Hội Đồng Quản Trị Ban giám đốc Phòng kinh doanh Nhà máy bao Nhà máy may Văn phòng may Phân xưởng cắt Chuyền May I Chuyền May II Chuyền May III Văn phòng Tổ ống cone Tổ bao Tổ bông bao bì bì phế

mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty. Ngoài ra hội đồng quản trị cũng quyết định tiền lương, tiền thưởng cho Giám đốc, Phó giám

đốc, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị.

+ Quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền theo đề nghị

của Giám đốc, quyết định đầu tư các dự án phát sinh có vượt quá 20% vốn điều

lệ và được duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toán công trình đủ để thông qua Đại hội cổ đông phụ trách về vấn đề tìm kiếm thị trường.

+ Chịu trách nhiệm về những quy phạm pháp luật, điều lệ, những sai sót

trong quá trình điều hành của mình gây thiệt hại cho Công ty.

1.2.2. Ban giám đốc

- 01 tổng giám đốc

- 02 phó tổng giám đốc

Ban giám đốc là ban điều hành chính các hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty, tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội

cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty.

+ Tổng giám đốc Công ty có trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt

hoạt động kỹ thuật, đời sống ở công ty, được giao cho những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Tuy nhiên, để có thể quản lý tốt và điều hành có hiệu quả công việc trong công ty

thì bên cạnh Tổng giám đốc còn có 1 Phó tổng giám đốc về sản xuất và 1 Phó tổng giám đốc về tài chính, điều hành ở những lĩnh vực cụ thể. Đây là những người tham mưu, giúp đỡ trực tiếp cho Tổng giám đốc.

+ Lĩnh vực sản xuất – gia công hàng may mặc được giao cho Phó tổng giám đốc sản xuất phụ trách, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý quy trình sản xuất

hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất, điều khiển lao động, cấp phát nguyên liệu… có liên quan đến các sản phẩm may mặc.

+ Lĩnh vực tài chính do Phó Tổng giám đốc Tài chính đảm nhiệm, có nhiệm vụ

- Lưu trữ mọi thông tin kinh tế và chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty.

- Tham mưu về tình hình tài chính cho Ban Giám đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức hành chính cho Công ty, đảm nhiệm công tác quản lý nhân sự

cũng như lao động, tiền lương của nhân viên Công ty.

1.2.3. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát gồm 2 người, có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động của

công ty, các hoạt động kinh doanh, sổ sách kế toán, các báo cáo quyết toán năm

tài chính, chất lượng các sản phẩm sản xuất ra cũng như kiểm tra, kiểm soát công

tác nhân sự trong công ty. Đây là bộ phận tham mưu kịp thời và chính xác tình hình của Công ty cho ban Giám đốc nhằm giúp cho Ban Giám đốc quản lý Công ty được tốt hơn, hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.

Trưởng ban kiểm soát phụ trách chung và có nhiệm vụ phân công từng

công việc cụ thể cho các kiểm soát viên, mỗi kiểm soát viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao và chịu trách nhiệm về công việc của mình.

1.2.4. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh gồm có:  01 trưởng phòng  01 Phó phòng  03 kế toán  20 nhân viên  Trưởng phòng:phụ trách chung

 Phó phòng chuyên về xuất nhập khẩu, các vấn đề hải quan, hàng hóa vật tư.

 01 kế toán nhân sự tiền lương kiêm tổ chức nhân sự Công ty.

 01 kế toán thanh toán đảm nhiệm việc thu chi, công nợ và các vấn đề liên

quan đến tiền mặt

 01 kế toán phụ trách xuất nhập khẩu phụ trách các vấn đề giấy tờ, vật tư

hàng hoá xuất nhập khẩu dưới chỉ thị của Phó phòng.

 Công việc xây dựng cơ bản do 10 nhân viên đảm nhiệm., có 8 bảo vệ và 2 phụ trách về vệ sinh công nghiệp.

Kết luận: Công ty có bộ máy quản lý khá đơn giản và gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ qua lại và hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau để tham mưu cho ban giám đốc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhờ đó phát huy được khả năng

kiêm nhiệm cao.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may vịnh nha trang (Trang 39 - 42)