Phân tích hoạt động tín dụng TTXNK

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 64 - 89)

5. Kết cấu bài luận văn

2.3.3.Phân tích hoạt động tín dụng TTXNK

2.3.3.1. Tài trợ Xuất khẩu

Sản phẩm TTXK tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng yên bao gồm: tài trợ thu mua dự trữ, nhóm sản phẩm tài trợ trước khi giao hàng và sau khi giao hàng. Trong đó tài trợ thu mua dự trữ chỉ mới được áp dụng trong những tháng đầu của năm 2011. Mức độ rủi ro trong tài trợ giảm dần theo từng nhóm sản phẩm, ngược lại tỷ lệ cho vay hay chiết khấu cũng tăng theo. Tức là, mức độ rủi ro thấp thì tỷ lệ cho vay, chiết khấu cao và ngược lại.

Tài trợ thu mua dự trữ hàng hóa

Các ngành mà Ngân hàng ACB – chi nhánh Hưng Yên tài trợ thu mua dự trữ gồm có: gạo, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản. đối tượng để Ngân hàng áp dụng sản phầm này là các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phầm trên vừa và lớn, xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu ủy thác qua Vinafood I ( đối với sản phẩm gạo). Thời hạn vay của sản phẩm này là ≤ 6 tháng. Đặc điểm của các sản phẩm thu mua này là tài trợ khi chưa có hợp đồng xuất khẩu, hoặc theo hợp đồng khung (chưa có ngày giao hàng), hoặc được tài trợ tín chấp khi doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Nhu cầu tài trợ thu mua dự trữ hàng hóa là tương đối lớn khi nước nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là trên thị trường Châu Á. Khi sản phẩm này vừa được áp dụng thì trong 6 tháng đầu năm 2011 tại Ngân hàng đã thu hút được khác hàng doanh nghiệp lớn đến tài trợ cụ thể là doanh số cho vay thu mua dự trữ đạt trên 55 tỷ đồng.

Qui trình thực hiện

Khách hàng có nhu cầu tài trợ xuất khẩu

Khách hàng chưa có mức xuất khẩu

Tiếp xúc, giới thiệu khách hàng về sản phẩm TTXK

Trình duyệt Trả hồ sơ

Hoàn thành các thủ tục pháp lý về tài sản, hợp đồng tín dụng

Tiếp nhận nhu cầu, lập tờ trình giải ngân trong hạn mức tín dụng

Trình duyệt Trả hồ sơ

Hoàn thành thủ tục giải ngân

Giải ngân cho khách hàng

Nhận xuất trình, kiểm tra bộ chứng từ và gửi Thẩm định khách hàng, lập tờ trình

Không đồng ý

Truy đòi nợ

Chiết khấu/cho vay Ghi có tiền hàng

xuất khẩu

Thu nợ

Thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ

Không tài trợ sau khi giao hàng TTXK sau khi giao hàng Không đồng ý

Những sản phẩm tài trợ trước khi giao hàng bao gồm những sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho việc sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng < 6 tháng. Các sản phẩm mà Ngân hàng ưu tiên cho việc tài trợ trước khi giao hàng là: gạo, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, cao su, sản phẩm nhựa, cà phê, dây điện và cáp điện, thủ công mỹ nghệ. Đặc điểm của loại sản phẩm tài trợ này là tài trợ cho khách hàng đã có hợp đồng xuất khẩu, các hợp đồng này thanh toán theo phương thức nhờ thu (D/P, D/A), và hợp đồng L/C.

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm tài trợ trước khi giao hàng

Đvt: triệu đồng Năm Tỷ trọng (%) Loại tài trợ 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Hợp đồng L/C 114.131,61 335.426,53 766.501,31 61,37 61,48 62,36 Hợp đồng khác 71.854,73 210.148,08 462.654,09 38,63 38,52 37,64 Tổng thanh toán 185.986,34 545.574,61 1.229.155,40 100 100 100

(Nguồn: Phòng Kế toán ACB – Chi nhánh Hưng Yên)

Nhn xét

Qua hình 6 và bảng 7 thì ta có thể nhận thấy được trong các sản phẩm tài trợ trước khi giao hàng, sản phẩm tài trợ theo hợp đồng L/C chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm khoảng hơn 60%. Nguyên nhân là do phần lớn hợp đồng của các doanh nghiệp thỏa thuận thanh toán đều theo phương thức L/C tăng, mặt khác, doanh số thanh toán theo L/C tại Ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm cũng là nhân tố làm tăng doanh số cho vay của sản phẩm này.

Qui trình thực hiện Thẩm định khách hàng, lập tờ trình cấp mức xuất khẩu Trình duyệt Trả hồ sơ Hoàn thành các thủ tục pháp lý về tài sản, hợp đồng tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xuất trình, kiểm tra BCT

Hoàn tất các thủ tục giải ngân

Giải ngân cho khách hàng

Gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài

Nhận xuất trình, kiểm tra

Trả BCT

Khách hàng có nhu cầu tài trợ xuất khẩu

Khách hàng chưa có mức chiết khấu, mức cho vay

Tiếp xúc, giới thiệu khách hàng về sản phẩm TTXK

Trình duyệt

Truy đòi nợ Ghi có tiền hàng xuất khẩu

Thu nợ

Thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ Tạo tài khoản trên TCBS

Không đồng ý Không thu được

tiền xuất khẩu Không đồng ý

Tài trợ sau khi giao hàng gồm có hai nhóm sản phẩm là cho vay và chiết khấu. trong đó chiết khấu tại ACB là hình thức chiết khấu có truy đòi, nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Xét về mặt tài trợ thì doanh số tài trợ sau khi giao hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại sản phẩm tài trợ khác.

Bảng 2.8: Doanh số cho vay các sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng ACB – Chi nhánh Hưng Yên).

Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng ACB – Chi nhánh Hưng Yên)

Năm Chênh lệch 2010/1009 Chệnh lệch 2011/2010 Loại tài trợ 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Chiết khấu BCT L/C 105.249,31 237.268,60 471.345,90 132.019.29 125,43 234.077,30 98,65 Chiết khấu BCT khác L/C 27.678,05 86.366,07 111.053,11 58.688.02 212,04 24.687,04 28,58 Cho vay BCT XK khác L/C 115.900,60 227.525,82 348.679,97 111.625.22 96,31 121.154,15 53,25 Cho vay BCT L/C 80.211,98 382.989,90 1.267.997,17 302.777.92 377,47 885.007,27 231,08 Tổng TT sau giao hàng 329.039,94 934.150,39 2.199.076,15 605.110.45 1.264.925,76 Tỷ trọng (%) Loại tài trợ 2009 2010 2011 Chiết khấu BCT L/C 31,99 25,4 21,43 Chiết khấu BCT khác L/C 8,41 9,25 5,05 Cho vay BCT XK khác L/C 35,22 24,36 15,86 Cho vay BCT L/C 24,38 41,00 57,66 Tổng TT sau giao hàng 100 100 100

Hình 2.7: Tỷ trọng doanh số các sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 31,99% 25,4% 21,43% 8,41% 9,25% 5,05% 35,22% 24,36% 15,86% 24,38% 41,00% 57,66% Cho vay BCT L/C Cho vay BCT XK khác L/C Chiết khấu BCT khác L/C Chiết khấu BCT L/C  Nhn xét

Chiết khấu BCT L/C: Đây là loại sản phẩm chiết khấu hối phiếu theo phương thức tín dụng thư (L/C). Là hình thức mà ACB cung cấp vốn ngắn hạn cho Doanh nghiệp bằng việc mua hẳn hối phiếu kèm theo BCT hàng xuất khẩu theo phương thức L/C. Thời hạn chiết khấu đối với hối phiếu trả ngay tối đa là 30 ngày tính từ ngày Ngân hàng ACB gửi bộ chứng từ, đối với hối phiếu trả chậm tối đa 200 ngày. Trong năm 2009 doanh số chiết khấu bộ chứng từ L/C đạt 105.249,31 triệu đồng, chiếm 31,99% tỷ trọng tổng sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng. Nhưng trong hai năm gần đây, năm 2010 và 2011 thì tỷ trọng có phần giảm sụt nhưng quy mô chiết khấu lại tăng khá cao. Năm 2010 doanh số chiết khấu BCT L/C tăng 125,43% so với năm 2009 và năm 2011 doanh số chiết khấu tăng 98,65% so với năm 2010. Hình thức chiết khấu này càng ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng là do ngoài việc đươc ứng trước vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp còn được hưởng lợi ích từ việc lãi suất thấp hơn lãi suất vay vốn thông thường, do mức độ rủi ro trong việc thu nợ rất thấp. Đặc biệt hơn là với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao nên hồ sơ của khác hàng trong hình thức này được xử lý một cách nhanh chóng, nhận tiền ngay trong vòng một ngày làm việc. Tỷ lệ chiết khấu ở mức cao đó là 98% đối với hối phiếu trả ngay và 95% đối với hối phiếu trả chậm.

Chiết khấu BCT khác L/C: Đây là sản phầm chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu (D/A, D/P), các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này sẽ được cấp vốn ngắn hạn bằng việc bán hẳn hối phiếu kèm theo BCT hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán D/A, D/P.

Tỷ trong doanh số này thấp nhất trong số các tỷ trọng tổng sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng. Vì tỷ lệ chiết khấu theo hình thức này thấp hơn chiết khấu theo phương thức L/C nên thay vì sử dụng sản phẩm này thì doanh nghiệp lại chọn sản phẩm cho vay bằng cách tín chấp hoặc thế chấp TSĐB. Vì nếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo thì tỷ lệ cho vay lên đến 100% giá trị lô hàng xuất khẩu căn cứ theo hợp đồng xuất khẩu. Mức chiết khấu cao nhất chỉ đển 90% giá trị hối phiếu.

Cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ BCT khác L/C: Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng ACB căn cứ vào BCT của lô hàng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức D/A, D/P. Ta có thể thấy qua hình 7 thì tỷ trọng giảm dần qua các năm, chứng tỏ các doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm này mạnh. Mà có xu hướng không dùng loại sản phẩm này nữa.

Cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ BCT L/C. Doanh nghiệp có TSĐB có

thể được tài trợ đến 100% giá trị lô hàng. Trong đó, sản phẩm cho vay BCT L/C luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do phương thức thanh toán L/C ngày càng được doanh nghiệp áp dụng nhiều vì độ an toàn cao. Đặc biệt trong năm 2011 tỷ trọng cho vay BCT L/C đạt mức cao, mức kỷ lục 57,66%. Do tỷ ệ cho vay trên BCT L/C cao hơn so với cho vay BCT theo phương thức D/A, D/P. Tỷ lệ cho vay cũng giống như tỷ lệ chiết khấu hối phiếu theo phương thức L/C: với BCT trả ngay chiết khấu 98% và trả chậm 95%. Trong khi đó doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng TSĐB để xin cấp tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.2. Tài trợ nhập khẩu

Quy trình thực hiện.

Bước 1: Nhận hồ sơ và kiểm tra hạn mức tín dụng của khách hàng. Bước 2: Thẩm định và trình duyệt hồ sơ:

+ Mặt hàng tài trợ: nếu mặt hàng ngoài danh mục thì trình hợp đồng tín dụng.

+ Giá trị lô hàng: giá < giữa giá trị trên hợp đồng, L/C,…và giá tham chiếu của khác hàng doanh nghiệp.

- Thỏa tất cả các tiêu chí: trình theo cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Không thỏa thuận một hoặc hơn các tiêu chí: trình hợp đồng tín dụng.

+ Đối với công ty bảo hiểm (không thuộc danh sách chỉ định: trình hợp đồng tín dụng).

Bước 3: Thông báo cho khách hàng kết quả phê duyệt.

Trường hợp chấp thuận thì thông báo cho khách hàng về giá thẩm định, giá cảnh báo, giá xử lý.

Bước 4: Lập hợp đồng thế chấp (QF – C2.12/PC), hợp đồng thẩm định.

Bước 5: Làm thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp với bộ phận quản lý tài sản (QF – 01B/QLTS : phiếu đề nghị làm thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp).

Bước 6: Giao nhận, lưu kho hàng hóa, mua bảo hiểu cho lô hàng thế chấp.

+ Ký hợp đồng hợp tác thuê kho, hợp đồng hợp tác giao nhận (khối khách hàng doanh nghiệp ký).

+ Ký hợp đồng giao nhận: hợp đồng thuê kho, mua bảo hiểm hàng hóa, hợp đồng thuê mua dịch vụ bảo vệ - trường hợp hàng để lại kho khác hàng/ khách hàng thuê.

+ Chuyển giao chứng từ cho công ty giao nhận để làm thủ tục giao nhận.

+ Nhập kho hàng hóa: Kiểm tra tài sản thực, nhập số lượng, tình trạng để chuyển giao tài sản bảo đảm cho công ty kho bãi/ACB quản lý.

Bước 7: Giải ngân.

+ Kiểm tra lại giá trị lô hàng để xác định lại số tiền cho vay.

+ Thông báo lại cho khách hàng về giá thẩm định, giá cảnh báo, giá xử lý. Yêu cầu khách hàng bổ sung số tiền chênh lệch (nếu có). Trường hợp k bổ sung: không giải ngân/cho vay bắt buộc (đối với L/C).

+ Lưu ý: ngày giải ngân cho vay thanh toán L/C, kể cả cho vay bắt buộc không được trễ hơn ngày thanh toán L/C theo thông lệ quốc tế.

Bước 8: Theo dõi khoản vay, hàng hóa thế chấp.

+ Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

+ Kiểm tra hàng hóa định kỳ, đột xuất (QF – 06/QLTS. Biên bản kiểm tra hàng hóa tồn kho và tình trạng kho).

+ Theo dõi biến động giá hàng hóa trên chương trình quản lý biến động giá, chi nhánh tự theo dõi các mặt hàng chưa quản lý tập trung trên công trình.

Bước 9: Khách hàng trả nợ và đề nghị giải chấp hàng.

+ Lập lệnh xuất kho (QF – 07/QLTS) gửi cho công ty kho bãi/ACB để xuất hàng cho khách hàng.

Tài trợ nhập khẩu là sản phẩm cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng chỉ có duy nhất một hình thức đó là tài trợ bằng cách thế chấp hoặc tín chấp tài sản, ký quỹ hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C.

Bảng 2.10: Doanh số cho vay sản phẩm tài trợ nhập khẩu năm 2009 – 2011

Đvt: triệu đồng Năm so sánh năm 2010/2009 so sánh năm 2011/2010 TTNK theo L/C 2009 2010 2011 Số tiền % số tiền % DSCV 8.811,00 6.007,98 10.863,60 -2.803,02 -31,81 4.855,62 80,82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng kế toán ACB – Chi nhánh Hưng Yên)

Hình 2.8: Doanh số cho vay sản phẩm tài trợ nhập khẩu (đvt:triệu đồng)

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2009 2010 2011 8.811,00 6.007,98 10.863,60

Qua bảng 9 ta nhận thấy, doanh số cho vay sản phẩm tài trợ nhập khẩu giảm vào năm 2010 và tăng trong năm 2011. Cụ thể là năm 2010 doanh số cho vay giảm xuống chỉ còn 31,81%, nhưng tăng đột biến vào năm 2011, tăng lên đến 80,28%.Nguyên nhân có sự tăng giảm không đồng đều này là do trước đây việc tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng chủ yếu là để nhập khẩu nguyên liệu nhưng đến năm 2011 Ngân hàng lại có thêm khách hàng đến thực hiện tài trợ nhập khẩu để nhập khẩu các thiết bị máy móc, nâng cao công nghệ tại doanh nghiệp, những loại máy móc thiết bị này thường có giá trị rất lớn. Do đó doanh số tài trợ cũng tăng theo. Năm 2011 tăng mạnh mẽ như vậy thể hiện tính hiệu quả khả quan cho hoạt động TTNK tại Ngân hàng.

Nhận xét chung: Trong các sản phẩm TTXNK tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh

Hưng Yên, nhóm các sản phẩm TTXK sau khi giao hàng chiếm tỷ trọng cao nhất vì có tỷ lệ chiết khấu khá cao, lãi suất thấp vì mức độ rủi ro TTXK sau khi giao hàng thấp nhất. Các sản phẩm thuộc nhóm TTXK trước khi giao hàng, thì sản phẩm tài trợ theo hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức L/C chiếm tỷ trọng cao nhất. Còn nhóm sản phẩm TTXK sau khi giao hàng chiết khấu BCT L/C và cho vay BCT L/C là hai loại sản phẩm phát triển nhất và chiếm tỷ lệ cao.

2.2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên Châu chi nhánh Hưng Yên

2.2.4.1. Những mặt đạt được

Trong hoạt động tín dụng TTXNK của ACB – chi nhánh Hưng Yên đã gặp không ít những khó khăn, bên cạnh đó rủi ro vẫn còn tiềm ẩn,…. Với phương châm cho vay an toàn, hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, việc thẩm định, phê duyệt cho vay đã từng bước được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trách nhiệm của cán bộ tín dụng dần dần cũng được nâng cao. Do vậy hoạt động tín dụng TTXNK của chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.

 Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về cả lãi suất cũng như giành giật khách hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 64 - 89)