Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu bài luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định

Một trong những yêu cầu đầu tiên được đặt ra nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng của bất cứ Ngân hàng nào chính là việc thực hiện tốt công tác thẩm định. Quy trình của công việc này cần phải thực hiện theo thứ tự:

- Thẩm định khách hàng: Công việc này bao gồm việc xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì nó giúp Ngân hàng ra quyết định việc Ngân hàng có thu hồi được vốn hay không. Khi xem xét khả năng tài chính của Doanh nghiệp Ngân hàng không chỉ xem xét quy mô hoạt động của Doanh nghiệp biểu hiện qua vốn lưu động, vốn cố định mà còn phải biết được năng lực sản

xuất của Doanh nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa Doanh nghiệp sản xuất ra từ đó xem xét khả năng trả nợ đối với Ngân hàng. Trong trường hợp Doanh nghiệp vay vốn để quan hệ buôn bán với bên thứ ba thì Ngân hàng phải xem xét mức độ hợp lý cũng như tính đúng đắn của hợp đồng kinh doanh này. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải xem xét hoạt động của các Doanh nghiệp qua các tài liệu kế toán, qua khảo sát thực tế. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải tiến hành thăm dò các Doanh nghiệp qua các tổ chức kinh tế có quan hệ với Doanh nghiệp như những đơn vị cung cấp vật tư, những đơn vị tiêu thụ hàng hóa của Doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng khác có liên quan nhất là những thông tin thu thập được từ thị trường.

- Thẩm định dự án của khách hàng. Công việc này giúp Ngân hàng xác minh được tính khả thi của dự án. Việc này rất quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng của khác hàng. Công việc thẩm định dự án cần quan tâm đến một số yếu tố như: sản phẩm của dự án, đánh giá thị trường tiền năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Mức giá của sản phẩm và đặc biệt là thời gian thu hồi vốn của dự án.

- Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng: việc thẩm đinh TSĐB tốt sẽ giúp cho Ngân hàng có cơ sở để cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Một trong những điều quan trọng nữa là việc thẩm định TSĐB sẽ hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán bằng cách thu lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng có thể phát mại các tài sản này để đảm bảo thu hồi vốn cho Ngân hàng. Việc thẩm định TSĐB liên quan đến một số vấn đề như: tính minh bạch của TSĐB (không tranh chấp, thuộc quyền sở hữu của người đi vay, các loại giấy tờ liên quan,…), giá trị thực tế của TSĐB.

+ Thẩm định là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Muốn hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt thì công tác thẩm định phải thực hiện tốt. Công tác thẩm định đặc biệt quan trọng với nghiệp vụ đầu tư tín dụng trung và dài hạn. Để công tác thẩm định đạt được kết quả cao đòi hỏi những cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp về tự nhiên, khoa học xã hội và kinh tế để xem xét tình hình chính xác của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, phương án đi vay và trả nợ. Do đó đặc biệt phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng.

Song không có nghĩa là ngoài việc xem xét những khía cạnh hữu hình của vấn đề còn phải kiểm tra khía cạnh vô hình của người xin vay nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về khả năng thành công của dự án.

+ Sau khi thực hiện công tác phân tích các chỉ tiêu định lượng, định tính thì các cán bộ tín dụng phải dành thời gian để khảo sát, nghiên cứu tại cơ sở của người vay nhằm xác định khả năng hoạt động của công ty nói chung và năng lực lãnh đạo của chủ sở hữu thông qua sự cảm nhận thu được từ quan sát tinh tế cũng như kinh nghiệm của bản thân.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)