Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu bài luận văn

2.2.4.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong những khâu quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như Ngân hàng nói riêng. Việc huy động vốn tốt sẽ giúp Ngân hàng phát triển mạnh hoạt động kinh doanh, đủ nguồn cung cho các hoạt động khác như cho vay, tài trợ XNK,…Vốn huy động bao gồm hai thành phần đó là: vốn điều chuyển và vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác. Còn vốn điều chuyển là loại vốn

do Ngân hàng vay từ Ngân hàng nhà nước hoặc các Ngân hàng khác để đảm bảo nhu cầu cho vay. Trong thời gian ba năm trở lại đây thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng được biến đổi thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên từ năm 2009 – 2011 Đvt: triệu đồng Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 số tiền % số tiền % Vốn điều chuyển 76.715 71.904 7.609 -4.811 -6 -64.295 -89 Vốn huy động 472.032 609.506 1.135.519 137.474 29 526.013 86 Tổng nguồn vốn 548.747 681.410 1.143.128 132.663 24 461.718 68

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hưng Yên)

Hình 2.1: Tình hình nguồn vốn (đvt:triệu đồng) 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2009 2010 2011 548.747 681.410 1.143.128

Nhn xét

Nhìn chung thì nguồn vốn của Ngân hàng tăng trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011. Cụ thể là nguồn vốn huy động tăng và vồn điều chuyển giảm:

Vốn điều chuyển: giảm qua các năm: năm 2011 vốn điều chuyển thấp nhất, giảm mạnh một cách đáng kể với kỷ lục chỉ chiếm có 0,67% tổng số vốn. Do công tác huy động vốn tốt nên Ngân hàng hầu như không cần vốn điều chuyển. Lượng vốn điều chuyển giảm giúp Ngân hàng chủ động hơn về vốn cho vay, giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn từ hội sở chính, giảm bị động về việc vay vốn trên thị trường liên Ngân hàng. Sau nhiều năm hoạt động, tạo sự uy tín của khách hàng nên Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hưng Yên đã dần dần giảm được lượng vốn điều chuyển, khi đó Ngân hàng sẽ có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay mà không vẫn phải vay từ liên Ngân hàng hay Ngân hàng Nhà Nước.

Vốn huy động: vấn đế huy đông vốn luôn được ưu tiên phát triển bằng cách tăng cường huy động, công tác huy động vốn trong thời gian qua đã được thực hiện rất tốt. Trong giai đoạn 2009 – 2011 thì lượng vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Lượng vốn này tăng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh trong năm 2011 đạt đến 1.135.519 triệu đồng, tăng 86% so với năm 2010. Lượng vốn huy động cao chứng tỏ được tính hoạt động độc lập của chi nhánh không còn phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển. Và đặc biệt là chi nhánh đã làm tốt công tác huy đông vốn và tạo sự uy tín của chi nhánh, dần dần chiếm được lòng tin của khác hàng nhiều hơn trong các hoạt động chung của Ngân hàng.

Tổng nguồn vốn: sau 8 năm chính thức đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn tại Ngân hàng đã càng ngày càng tăng lên. Ở năm 2009, tổng nguồn vốn mới chỉ dừng lại ở 548.747 triệu đồng, nhưng đến năm 2010 có bước chuyển biến “nhẹ nhàng” với tổng số nguồn vốn là 681.410 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 thì tổng nguồn vốn tăng rất mạnh lên đến 1.143.128, tăng lên 68% so với năm 2010.

 Nguyên nhân có sự biến đổi mạnh qua các năm như vậy là do:

Trong thời gian gần đây, hoạt động huy động vốn ACB chi nhánh Hưng Yên đã có nhiều sản phẩm tiết kiệm hơn về nội tệ lẫn ngoại tệ, sau 8 năm chính thức đi vào

hoạt động thì chi nhánh cũng chiếm được không ít lòng tin của người tiêu dùng trong việc mở khoản tại Ngân hàng,… nên thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng thích hợp với mọi nhu cầu của dân cư và tổ chức. Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với sự tăng thêm số lượng phòng giao dịch để mở rộng thị trường, ACB đã thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cứ và doanh nghiệp,…

Các khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức trong danh mục nguồn vốn được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Ngân hàng phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản, hay người sở hữu tài khoản đó. Ngoài ra ACB Hưng Yên còn mở rộng dịch vụ chi trả lương qua hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp tổ chức có đông công nhân, đông người lao động.

Trong thời gian qua thì Ngân hàng tiếp tục có nhiều chương trình khuyến mãi, đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tin tưởng gửi nguồn vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng. Điển hình là các chương trình “tích lũy từ lương, xây dựng tổ ấm”, “xuân phát tài”,…. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với một số tổ chức như hệ thống siêu thị Co-opmart, maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa.

Sau khi khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì Ngân hàng đã có lượng vốn huy động tăng kỷ lục (86%). Vào những tháng cuối năm 2009 lãi suất huy động tăng cao bất ngờ tại ACB, Ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi (VNĐ, USD, vàng ACB và SJC) với biến động lớn từ 0,3% đến 0,5%/ năm và tiếp tục giữ mức tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tăng thanh khoản và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới với bước nhảy vọt xa hơn. Ngoài việc tăng lãi suất huy động thì Ngân hàng còn tung ra nhiều chương trình khuyến mãi huy động vốn hấp dẫn với giải thưởng lên đến hàng tỷ đồng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)