5. Kết cấu bài luận văn
2.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh tốt, và phát triển thì cũng đều quan tâm đến việc tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí của mình, và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. sau 8 năm hoạt động Ngân hàng đã có bước nhảy vọt đáng kể.
Bảng 2. 3: Bảng kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên trong năm 2009 – 2011
Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 54.507 185.449 291.187 130.942 240 105.738 57 Chi phí 44.140 170.728 269.502 126.588 287 98.774 58 Lợi nhuận 10.368 14.721 21.684 4.354 42 6.963 47
(Nguồn: Phòng kế toán của ngân hàng – Chi nhánh ACB Hưng Yên)
Hình 2.4: Lợi nhuận của ACB – chi nhánh Hưng Yên (đvt: triệu đồng)
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2009 2010 2011 10.368 14.721 21.684 Nhận xét
Doanh thu: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ACB chi nhánh Hưng Yên khá nhanh. Nhưng lại có xu hướng giảm đi so với năm trước. Cụ thể: năm 2010 tăng mạnh nhất, tăng lên đến 185.449 triệu đồng tương đương với 240% so với năm 2009. Do tăng mạnh như vậy là hoạt động kinh doanh đầu tư vàng được đẩy mạnh
góp phần không nhỏ vào lượng doanh tăng doanh thu của chi nhánh. Năm 2011, tình trạng lạm phát có xu hướng giảm, nền kinh tế dần dần ổn định hơn, nhưng doanh thu vẫn tăng 57% tương đương với 291.187 so với năm 2010.
Thu nhập của chi nhánh từ nhiều nguồn, ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng còn có nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh đầu tư vàng, tư vấn, thu phí từ phí dịch vụ thanh toán,…các hoạt động này tại ngân hàng cũng phát triển tốt nên đóng góp không nhỏ vào việc tăng doanh thu chung của chi nhánh.
Chi phí: đi cùng với sự gia tăng doanh thu thì chi phí mà Ngân hàng ACB Hưng
Yên cũng tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang đầu tư vào việc phát triển của chi nhánh. Năm 2010 tăng lên đến 170.728 triệu đồng tương đương với 287% so với năm 2009. Lý giải cho sự tăng chi phí mạnh đến như vậy là do khối ngân hàng nói chung và ACB nói riêng đã cạnh tranh huy động vốn, tăng lãi suất huy động. Cùng đó thì Ngân hàng cũng tung ra nhiều sản phẩm mới như tiền gửi overnight, dịch vụ Ngân hàng điện tử, ….nên chi phí quảng bá tiếp thị cho sản phầm mới cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí tăng cao. Việc mở rộng các phòng giao dịch làm tốn chi phí cơ sở vật chất hạ tầng, tuyển thêm nhân viên,…. Năm 2011 chi phí vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng không mạnh, và lượng tăng cũng giảm hơn so với năm 2010, chỉ tăng có 58% tương đương với 126.588 triệu đồng so với năm 2010. Phần lớn chi phí trong năm này là để trả lãi cạnh tranh huy động vốn, chi phí quảng cáo, tiếp thị,…. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã có những chính sách quản lý, kiểm soát chi phí chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm để khắc phục tình trạng chi phí tăng mạnh như năm 2010.
Lợi nhuận: trong giai đoạn 2009 – 2011 phải đối mặt với nhiều khó khăn trong
việc khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Nhưng mức tăng doanh thu của Ngân hàng lại luôn lớn hơn mức tăng chi phí. Vì vậy lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng. Cụ thể là năm 2010 lợi nhuận tăng 14.721 triệu đồng tương đương với 42% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 47% tương đương với 21.684 triệu đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng lợi nhuận không cao do đi đôi với việc tăng doanh thu thì chi phí cũng tăng lên. Tuy lãi suất cho vay thấp trong năm 2011 gây khó khăn trong việc hoạt động tại Ngân hàng, nhưng đổ lại ngân hàng cũng đã đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần và khách hàng, Ngân hàng cũng đã tính đến yêu cầu đảm
bảo có lãi, nhưng lợi nhuận trong năm này lại không tăng mạnh, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngay được.