Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 78 - 79)

5. Kết cấu bài luận văn

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên

Sau 19 năm hoạt động, một khoảng thời gian không quá dài, nhưng ACB đã từ một Ngân hàng TMCP nhỏ (vốn điều lệ ban đầu nhỏ tương đương 20 tỷ VNĐ và 27 thành viên) đã trở thành ngân hàng hàng đầu và hiện nay là Ngân hàng lớn thứ 5 ở Việt Nam (sau 4 Ngân hàng quốc doanh lớn). ACB trong nhiều năm đã đạt được các tạp chí có uy tín như The Banker, The Asian Banker, Euromoney,….đánh giá là ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những kết quả như vậy nhưng ACB luôn xác định còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, đặc biệt là trong tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động. Theo định hướng chung của toàn hệ thống ACB về sự phát triển đối với từng đơn vị cụ thể: tỷ lệ tăng trưởng chung cho toàn hệ thống tối thiểu tăng trưởng 50% so với năm trước về: huy động vốn, tín dụng các nhân và doanh nghiệp, lợi nhuận và các hoạt động khác. Ngoài ra còn có định hướng về phát triển điểm giao dịch.

Định hướng phát triển của ACB – chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới được xác đinh căn cứ vào định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên và tình hình thực tế trong hoạt động của chi nhánh. Nội dung định hướng phát triển của ACB – chi nhánh Hưng Yên trong những năm tới tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Đưa ACB – chi nhánh Hưng Yên trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Hưng Yên.

- Huy động vốn

+ Đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động huy động vốn trên địa bàn (với tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất là 50%/năm) nhằm đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày một tăng lên.

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trên cùng địa bàn đồng thời đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động vốn và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hoạt động có chi phí thấp, ổn định.

+ Đa dạng hóa khách hàng vay vốn, đẩy mạnh việc tiếp xúc với mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động hiệu quả.

+ Mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng hướng tới phục vụ khách hàng không

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)