Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu bài luận văn

2.2.4.2. Tình hình sử dụng vốn

Bên cạnh việc huy động vốn tốt thì bất kỳ doanh nghiệp đặc biệt là Ngân hàng nào cũng đều phải cần đến việc sử dụng vốn, sử dụng vốn làm sao cho hợp lý với

tình hình huy động vốn hiện có của Ngân hàng. Đặc biệt là việc sử dụng vốn để cho vay, là một trong những nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng Ngân hàng đã trở thành nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế địa phương phát triển. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm cho vay của ACB chi nhánh Hưng Yên đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu đông, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh họat tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu,…. Chính sách nhất quản của ACB từ trước đến nay là “lãi suất cho vay luôn được thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường tài chính, tín dụng, xác định trên nguyên tắc chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đủ đảm bảo bù đắp chi phí điều hành, rủi ro tín dụng và có mức lãi hợp lý. Đặc biệt là trong tình trạng lạm phát tăng thì Ngân hàng ACB đã giảm mức lãi suất đến 12%/năm để có thể đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, ổn định phần nào cho người dân. Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đat mức tăng trưởng tốt.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2009 -2011

Đvt: triệu đồng Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DSCV 4.852.024 7.167.987 14.013.076 2.315.963 48 6.845.089 95 DSTN 4.478.664 6.925.392 13.704.328 2.446.728 55 6.778.936 98 Dư nợ 567.601 810.196 1.118.994 242.595 43 308.798 38 Nợ quá hạn 18.175 29.627 20.372 11.452 63 -9.255 -31

Hình 2.2: Doanh số cho vay Hình 2.3: Doanh số thu nợ (đvt: triệu đồng) 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 2009 2010 2011 4.852.024 7.167.987 14.013.076 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 2009 2010 2011 4.478.664 6.925.392 13.704.328  Nhn xét

Doanh số cho vay (DSCV): Do các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung, cho vay vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, du học, vay trả góp mua nhà, cho vay đầu tư,… nên doanh số cho vay có xu hướng tăng mạnh. Doanh số cho vay ở năm 2009 chỉ đạt tới 4.852.024 triệu đồng, nhưng đến năm 2010 thì DSCV tăng lên đến 7.167.987 triệu đồng tương đương với 48% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2011, DSCV tăng môt cách mạnh mẽ lên đến 14.013.076 tương đương với 95% so với năm 2010. Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế 2008 và lạm phát gia tăng mà nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt nghiêm trọng, khi đó vay vốn Ngân hàng là một trong những lựa chọn hợp lý. Với một mức lãi suất phù hợp với việc chi trả của doanh nghiệp hiện nay.

Doanh số thu nợ (DSTN): Năm 2010, DSTN tăng 55% tương đương 6.925.392

triệu đồng so với năm 2009 nhưng tăng khá mạnh vào năm 2011 đạt 98% tương đương 13.704.328 triệu đồng. trong khi DSCV tại Ngân hàng cũng tăng cao, công tác thu nợ cũng được tiến hành khẩn trương để hạn chế tình trạng dư nợ tăng quá cao làm tăng rủi ro cho Ngân hàng.

Dư nợ: tốc độ tăng dư nợ trong ba năm 2009, 2010 và 2011 khá đồng đều, năm

2010 tăng 43% tương đương với 567.601 so với năm 2009. đến năm 2011, dự nợ có xu hướng giảm xuống còn 38% tương đương với 1.118.994 so với năm 2010. Mặc dù dư nợ tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi nhận cho Ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng tồn tại song song với điều đó cũng có không ít rủi ro. Vì vậy mà trong năm 2011 Ngân hàng đã tăng cường hơn nữa công tác thu nợ để giảm tối thiểu rủi do việc dư nợ tăng cao.

Nợ quá hạn: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn trong

Ngân hàng đó là công tác thẩm định của nhân viên, qui trình thẩm định tại Ngân hàng ACB rất thận trọng, tỉ mỉ. Thủ tục hồ sơ được xem xét kỹ lưỡng và hồ sơ luôn được sự phê duyệt của ban tín dụng và chi nhánh trước khi cấp tín dụng khách hàng. Tuy nhiên thì rủi ro về nợ quá hạn của Ngân hàng cũng không thể tránh khỏi, trong năm 2010 tăng đột biến lên đến 63% so với năm 2009. Lượng nợ quá hạn quá lớn, ảnh hưởng đến việc phát triển của chi nhánh, do vậy mà chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục vào năm 2011 như: tăng cường công tác xử lý nợ, đồng thời các nhân viên tín dụng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của Ngân hàng bằng cách liên lạc thường xuyên với khác hàng thông bao điện thoại, thư báo,…vừa tạo sự quan tam thân thiết với khác hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn. do vậy mà trong năm 2011 đã giảm xuống còn 31% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hưng yên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)