5. Kết cấu bài luận văn
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu
Thông tin cơ bản về Ngân hàng TMCP Á Châu.
Tên gọi của tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK.
Tên viết tắt: ACB.
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 3929 0999.
Website: www.acb.com.vn.
Logo:
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minhcấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền tệ để giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống
NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc chính: Giai đoạn 1993 -1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người
sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là: “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
Giai đoạn 1996 – 2000: ACB là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài 2 năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin Ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc thực hiện chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp: Hồ Chí Minh). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Giai đoạn 2001 – 2005: cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ Ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution – giải pháp Ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charted (SCB) ký kết thỏa
thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn 2 của chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ Ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có và lắp đắt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao Dịch Chứng
Khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê Tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solution (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ thống Ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Micrisoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
Riêng trong năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc
về nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính Ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asimoney. Finance Asia, Global Finance, Eurmoney, the Asset và the Banhker).
Tính đến ngày 09/10/2010: ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 2010. Từ các tạp chí tài chính danh tiếng và Asiamoney, FinanceAsia, the Asia Banker và Global Finance).
2.2. NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên nhánh Hưng Yên
Thông tin cơ bản về ngân hàng TMCP Á Châu – Hưng Yên (sau đây viết là ACB – Hưng Yên):
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên. Tên viết tắt: ACB – Hưng Yên.
Trụ sở chính: Thị trấn Bần – Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: 0321.3954589.
Fax: 0321.3942.588.
Quá trình hình thành và phát triển: ACB – Hưng Yên được thành lập theo quyết định số 902/QĐ.VP.02 ngày 26/11/2002 của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Kể từ ngày chính thức có quyết định thành lập ngày 26/11/2002 cho đến nay ACB – Hưng Yên đã có 6 năm chính thức đi vào hoạt động. Từ một chi nhánh nhỏ, chưa có chỗ đứng tại địa bàn tỉnh Hưng Yên cho đến nay ACB – Hưng Yên đã có sự phát triển vượt bậc trở thành một chi nhánh lớn trong khu vực và có vị trí khá quan trọng trong hệ thống các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Theo quyết định này ACB – Hưng Yên hoạt động theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức của chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Á Châu ban hành kể từ ngày 22/11/2002 cho đến nay. ACB – Hưng Yên hoạt động trên các lĩnh vực:
- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư, các tổ chức
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng, mua xây, sửa chữa nhà ở.
- Thực hiện các dịch vụ thẻ ngân hàng, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác. ACB - Hưng Yên được nối trực tuyến (online) với hội sở và tất cả các chi nhánh trong hệ thống.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên
Tại thời điểm thành lập tổng số nhân viên tại ACB – Hưng Yên có 10 người. Sau quá trình hoạt động và lớn mạnh về mọi mặt thì đội ngũ nhân viên cũng phát triển và tăng theo để hoàn thành được kế hoạch phát triển. Cụ thể tính đến 30/06/2009 ACB – Hưng Yên bao gồm 40 nhân sự trong đó trình độ đại học chiếm 31 người (chiếm 77.5 %) và Cao đẳng là 05 người (chiếm 12.5 %) còn lại là lao động phổ thông 4 người (chiếm 10%). Lực lượng lao động phổ thông thuộc phòng bảo vệ. Số cán bộ của phòng ban khác đều được tổ chức đào tạo nghiệp vụ để dáp ứng đủ yêu cầu công việc cũng như trình độ chuyên môn khi làm việc tại ACB – Hưng Yên. Số cán bộ của ACB – Hưng Yên gồm các phòng ban và được bố trí cụ thể như sau:
- Ban giám đốc. - Phòng kinh doanh. - Phòng bảo vệ. - Phòng tài chính kế toán. - Phòng hành chính, nhân sự. - Phòng giao dịch.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
Bộ phận dịch vụ khách hàng Bộ phận giao dịch Bộ phận ngân quỹ Bộ phận khác hàng doanh nghiệp Bộ phận khác hàng cá nhân Phòng giao dịch Phòng hành chính, nhân sự Phòng tài chính - kế toán Phòng bảo vệ Phòng kinh doanh Giám đốc chi nhánh
Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động, lập kế
hoạch cho các năm tiếp theo của Chi nhánh và chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động Kinh doanh Hội sở Chính của ACB.
Phòng kinh doanh: bao gồm 3 ba bộ phận:
Bộ phận khách hàng cá nhân Bộ phận khác hàng doanh nghiệp Bộ phận dịch vụ khách hàng.
Ngoài ra còn một số bộ phận khách như: - Bộ phận thanh toán quốc tế.
- Bộ phận quản lý nợ….
Bộ phận khác hàng cá nhân: Là bộ phận thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ACB. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. Những nhiệm vụ của bộ phận khách hàng cá nhân:
- Tiếp thị, giới thiệu và mang các sản phẩm của Ngân hàng đến được với khách hàng.
- Tiếp tục tiếp xúc khách hàng cá nhân nhằm xác định cụ thể nhu cầu của khách hàng (Khách hàng cần những gì từ phía Ngân hàng?), Ngân hàng có thể đáp ứng được những gì của nhu cầu trên như: Nhu cầu vay vốn, chuyển tiền,….
- Từ việc xác định được nhu cầu chính xác của khách hàng nhân viên tín dụng thực hiện các công việc cụ thể như: Thẩm định khách hàng như: Xác định nhu cầu, tư cách, quy mô hoạt động của khách hàng,… để từ đó xác định chính xác nhu cầu thực của khách hàng để lập tờ trình trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
- Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tạo được mối quan hệ, theo rõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi được cấp tín dụng.
- Thực hiện quản lý đối với các khoản tín dụng đã được cấp, thường xuyên cập nhập về tình hình hoạt động (sử dụng vốn), khả năng tài chính của khách hàng
để quản lý và phát hiện yêu cầu phát sinh trong trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Để từ đó có hướng giải quyết kịp thời khi có các phát sinh mới như: Nhu cầu cấp tăng của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, khách hàng có các biểu hiện không hợp tác với Ngân hàng, … để kịp thời có các biện pháp xử lý.
- Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên.
- Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao đồng thời không ngừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ.
Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Là bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp (gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam). Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ACB. Những nhiệm vụ của bộ phận khách hàng doanh nghiệp:
- Tiếp xúc và giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đối với khách hàng.
- Sau khi tiếp xúc với khách hàng xác định được nhu cầu cụ thể của khách hàng cần những sản phẩm gì? Cần như thế nào? Quy mô cần?... trên những nhu cầu phát sinh từ phía khách hàng trên cơ sở những sản phẩm mình có có thể đáp ứng được những sản phẩm nào.
- Sau khi tiếp xúc, xác định được nhu cầu của khách hàng là gì. Trên cơ sở những nhu cầu đó nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ (gồm có hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo). Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía khách hàng cung cấp thì phân tích trên hồ sơ và tiến hành thẩm định thực tế (thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng). Để từ đó có được các nhận định và đánh giá đúng về ngành, lĩnh vực hoạt động và xác định được vị trí của khách hàng trên thị trường, quy mô, uy tín của khách hàng,… để có những quyết định tiếp theo.
- Sau khi phân tích chung nhận thấy phương án của khách hàng là khả thi tiếp tục có các phương án thực hiện nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như (tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử).
- Sau khi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhân viên tín dụng phải thường xuyên qua lại, tiếp xúc với khách hàng để quản lý việc sử dụng các sản phẩm đã cung cấp, phát hiện các nhu cầu mới của khách hàng và xác định hiệu quả mang lại cho khách hàng từ việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng. Ngoài ra việc tiếp xúc thường xuyên với khách hàng còn có thể phát hiện được những bất thường từ phía khách hàng như: hoạt động không hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,… để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Thực hiện quản lý đối với các khách hàng đã quan hệ với ngân hàng. Có định hướng phát triển các khách hàng mới.
- Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên.
- Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao đồng thời không ngừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ.
Bộ phận dịch vụ khách hàng: Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc mà khách hàng gặp phải khi giao dịch với Ngân hàng. Ngoài ra còn cung cấp một số sản phẩm, tiện ích của Ngân hàng cho khách hàng và giúp nhân viên tín dụng quản lý hồ sơ khách hàng, phân loại khách hàng.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Là bộ phần có chức năng thực hiện các nghiệp
vụ về thanh toán quốc tế: Mở L/C, phát hành thư bảo lãnh, thanh toán T/T,…
Bộ phận quản lý, xử lý nợ: Là bộ chịu trách nhiệm quản lý và đề xuất phương
án xử lý đối với những khoản nợ xấu của đơn vị. Ngoài ra, có chức năng quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ