CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.4. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (Khoản 20, Điều 4, Chương I – Luật du lịch Việt Nam năm 2005).
Du lịch văn hóa là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật hấp dẫn hoặc phương thức biểu đạt như: các cơng trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán.
Du lịch văn hóa bao gồm nhiều loại như: du lịch hành hương, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch làng nghề…
1.4. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỊCH
1.4.1. Môi trường Vĩ mô
Phân tích mơi trường vĩ mơ tác động đến hoạt động du lịch là phân tích 5 yếu tố thành phần gồm: kinh tế, tự nhiên, cơng nghệ, chính trị - luật pháp và văn hóa.
Yếu tố kinh tế
Mức độ tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vấn đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Yếu tố chính trị - pháp luật
Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước, hệ thống luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung ương và địa
19
phương. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa – xã hội là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngơn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, dân số, học vấn… để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú, hấp dẫn du khách.
Yếu tố tự nhiên
Phân tích mơi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, động thực vật, nguồn nước, sự gia tăng ô nhiễm mơi trường. Việc phân tích này khơng những chỉ ra tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối với du khách, mà cịn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với hoạt động kinh doanh của ngành du lịch.
Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Phân tích sự phát triển của tri thức, sử dụng mạng phát triển dữ liệu điểm đến, lựa chọn nguồn năng lượng, công nghệ tổ chức hội nghị, máy tính hóa hệ thống phân phối tồn cầu…
1.4.2. Mơi trường Vi mơ
Mơi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mơi trường vi mơ được phản ánh theo hình sau [3, tr. 48]:
20
Phân tích mơi trường vi mô tác động đến các hoạt động kinh doanh của ngành du lịch thì hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng chủ yếu là: đối thủ cạnh tranh và khách du lịch. Sự phân tích, đánh giá chính xác các yếu tố này giúp ngành du lịch nhận biết được những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng cho tổ chức do nhiều lý do khác nhau. Các tổ chức cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí. Cường độ của sự cạnh tranh có thể dự liệu trên cơ sở tương tác giữa những yếu tố như số lượng tổ chức tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường du lịch, ngành du lịch địa phương cần xác định thị trường mục tiêu và lợi thế cạnh tranh của mình để xây dựng các chiến lược cho phù hợp với các lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có
mặt trong ngành. Người
cung cấp Người mua
Sản phẩm thay thế Các đối thủ mới tiềm ẩn
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới
Nguy cơ có các sản phẩm và dịch vụ thay thế Khả năng thương
lượng của người cung cấp hàng
Khả năng thương lượng của người mua
21
Khách du lịch
Khách du lịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và cũng là yếu tố dễ nhận thấy cơ hội hay nguy cơ của ngành. Khi phân tích khách du lịch cần làm rõ lượng khách du lịch hiện tại, cơ cấu khách xét theo các tiêu chí: động cơ và mục đích của chuyến đi, độ tuổi, giới tính, quốc gia, thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của khách cho mỗi chuyến đi, loại hình du lịch nào khách thường sử dụng?. Khi phân tích thị trường khách du lịch cần xác định thị trường khách mục tiêu và khách tiềm năng để từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp với các nhu cầu của thị trường.
1.5. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI