TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIA

33

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2008 – 2010, tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường, đặc biệt là các năm 2008 và 2009 xảy ra lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới đã tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê (bảng 2.4) cho thấy, kinh tế Đồng Nai vẫn tiếp tục phát triển khá ổn định và là một trong những tỉnh cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước.

Bảng 2.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2008 – 2010

(tính theo giá so sánh 1994)

Đơn vị tính: Triệu đồng

2008 2009 2010

TỔNG SỐ 29.172.467 31.903.016 36.202.478

- Công nghiệp và xây dựng 18.761.678 20.535.367 23.555.093 - Nông, Lâm nghiệp và thủy sản 3.529.131 3.657.477 3.804.132

- Dịch vụ 6.881.658 7.710.172 8.843.253

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 tăng trưởng bình qn là 12,8%/năm. Trong đó, ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng bình quân là 13,7%; dịch vụ tăng bình qn là 14,7%; ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng là 4,4%.

Kinh tế Đồng Nai cho tới nay chủ yếu vẫn dựa vào thế mạnh về công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể là: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 31,5% năm 2008 lên 34,2% năm 2010 và tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 10,6% năm 2008 xuống còn 8,6% năm 2010.

Sự phát triển kinh tế của Đồng Nai còn được thể hiện qua những chỉ tiêu đạt được rất ấn tượng như: Quy mô GDP năm 2010 của Đồng Nai đạt 75.889 tỷ đồng, đứng thứ 3 của vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và GDP bình qn/đầu người (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 1.629 USD [5], chỉ tiêu này khá cao so với mức thu nhập bình quân/đầu người chung của cả nước là 1.168 USD [12, tr. 83].

34

Nhìn chung, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển đúng định hướng, khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí, lợi thế cạnh tranh; vai trò của kinh tế Đồng Nai tiếp được khẳng định và ngày càng phát huy đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước [11, tr.1]. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngành kinh tế của Đồng Nai cũng góp phần làm phát triển ngành du lịch Tỉnh thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố phục vụ du khách như: điều kiện về giao thơng, y tế, bưu chính viễn thơng, lương thực thực phẩm, đặc biệt là mức thu nhập của người dân cao dẫn đến nhu cầu tham gia đi du lịch và khả năng chi trả được gia tăng.

2.2.2. Tình hình phát triển xã hội 2.2.2.1. Dân số và dân tộc 2.2.2.1. Dân số và dân tộc

Dân số

Theo niên giám thống kê 2010 của Cục thống kê Đồng Nai, dân số trung bình tồn Tỉnh là 2.569.442 người ( xếp thứ 5/64 Tỉnh, thành phố cả nước), với mật độ dân số là 435 người/km2.

Tốc độ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 2,69%/năm. Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do q trình đơ thị hóa và làn song di cư của nhiều người dân lao động nghèo ở các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung. Tỷ lệ dân số ở Đồng Nai tập trung nhiều nhất là tại Thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc.

Bảng 2.5: Dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT 2008 2009 2010

Dân số trung bình Người 2.432.745 2.499.656 2.569.442 Mật độ dân số Người/km2 412,054 423,152 434,965

Tỷ lệ tăng tự nhiên % 11,61 15,66 11,90

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Các dân tộc trong Tỉnh

Đồng Nai hiện có 31 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn Tỉnh, chủ

yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 92% dân số, còn lại là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có 04 dân tộc bản địa là Chơro, Châu Mạ, Stiêng và Cơ Ho… [14].

35

2.2.2.2. Nguồn lao động

Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn Tỉnh năm 2010 là 1.398.192 người, chiếm 54,4% tổng dân số, được phân theo các ngành nghề kinh tế sau:

Bảng 2.6: Lao động Đồng Nai phân theo ngành kinh tế

Ngành Số người Tỷ lệ

Nông, Lâm nghiệp 420.505 30,1%

Công nghiệp chế biến 457.649 32,7%

Xây dựng 78.955 5,6%

Khách sạn, nhà hàng 43.299 3,1%

Vận tải, thông tin 57.147 4,1%

Tài chính, tín dụng 3.060 0,2%

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng 19.824 1,4%

Giáo dục và đào tạo 46.660 3,3%

Khác 271.093 19,4%

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Từ bảng 2.6 cho thầy, nguồn lao động Đồng Nai rất dồi dào về số lượng. Tuy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)