CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
2.6. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.6.1. Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
Trong những năm đầu thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển ổn định và xu hướng tồn cầu hóa kinh tế thế giới đã trở thành một xu hướng tất yếu mà những quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình đều cẩn phải tham gia và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Ngày 07/11/2006 đánh dấu sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng.
60
Năm 2007 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức cao nhất so với những năm trước là 4,2 triệu lượt, tăng 18% so với năm 2006. Đến năm 2008 và 2009 tình trạng lạm phát và suy thối kinh tế thế giới đã tác động sự phát triển của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng, theo đó lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2009 đã giảm đến gần 11% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2010 cùng với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới thì lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng theo, với hơn 5 triệu lượt khách, tăng 34,8% so với năm 2009 [12, tr.94]. Như vậy có thể thấy, những tác động về kinh tế đối sự phát triển của ngành du lịch là không nhỏ.
Tuy nhiên, trước biến động của ngành du lịch thế giới và Việt Nam do những tác động về kinh tế, thì du lịch Đồng Nai vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định cả về lượng khách và doanh thu trong những năm qua. Phân tích số liệu thống kê và khảo sát tình hình thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do du khách đến Đồng Nai phần lớn là khách nội Tỉnh và khách từ các địa phương có vị trí địa lý gần với Đồng Nai, đến để vui chơi giải trí tham quan những cảnh đẹp tự nhiên vào dịp cuối tuần. Đây được xem là những lợi thế mà ngành du lịch Đồng Nai cần phát huy trong những năm tới.
Yếu tố chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị, hịa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó ln xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn của du khách.
Việt Nam được xem là quốc gia có nền chính trị ổn định, là một trong những điểm đến an toàn nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về du lịch ngày càng được hoàn thiện dần: Luật du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ - CP đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện hơn cho hoạt động du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ xung như luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt
61
Nam, pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú đi lại… tạo thành hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển du lịch.
Cùng với hệ thống pháp luật được quy định của chính phủ về du lịch áp dụng rộng rãi trong cả nước. Tại Đồng Nai, ngành du lịch ngày càng được Tỉnh quan tâm tạo điều kiện phát triển thơng qua các chính sách, văn bản như: Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 26/10/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2950/QĐ- UBND của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai ngày 09/10/2009 về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai, nhằm tăng cường công tác giới thiệu, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch với các đối tác trong và ngoài nước; và một số văn bản liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch Tỉnh.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Trình độ văn hóa có mối quan hệ nhất định với nhu cầu đi du lịch của người dân. Nếu trình độ văn hóa của người dân được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của người dân đó tăng lên rõ rệt nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá nền văn hóa của các dân tộc khác, đồng thời có khả năng chi trả tốt hơn. Mặt khác, trình độ văn hóa cũng góp phần đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch khi đến địa phương.
Qua khảo sát của đề tài cho thấy, khách du lịch đến Đồng Nai có trình độ tương đối cao, quan tâm nhiều đến môi trường và chất lượng sản phẩm du lịch, đồng thời có ý thức tốt trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của địa phương.
Lối sống, Phong tục tập quán và phong cách ứng sử của người dân đối với du khách cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đồng Nai nói riêng.
Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có vai trị quan trọng và là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Đồng Nai được ưu đãi nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển ngành du lịch như: Vị trí địa lý nằm trong vùng phát triển du lịch mạnh nhất cả nước và là điểm
62
chung chuyển khách của các thị trường du lịch trong vùng; khí hậu ấm áp, ơn hịa quanh năm, ít có thiên tai hay thời tiết bất thường; có địa hình đa dạng với nhiều núi đồi, thác, rừng, sơng suối…, có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái hiện đang được nhiều khách du lịch quan tâm; có nguồn động thực vật phong phú, trong đó có nhiều lồi có tên trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Yếu tố công nghệ
Yếu tố cơng nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương đạt được các kết quả như:
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng doanh thu và giảm chi phí nghiên cứu khách hàng và chăm sóc khác hàng.
- Tăng các cơ hội phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối mới. - Giảm chi phí phân phối, chi phí quảng bá sản phẩm.
- Tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng (thuận tiện, dễ tìm kiếm thơng tin, nhiều lựa chọn, giá rẽ…)
Đồng Nai hiện đã có trang website về du lịch, do trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai xây dựng, cung cấp cho du khách những thông tin về các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh và các dịch vụ du lịch cần thiết cho chuyến đi.