ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI

Từ những thực trạng phát triển của ngành du lịch Đồng Nai trong giai đoạn 2008 – 2010 và thực trạng các nguồn tài nguyên du lịch đã được khảo sát, tổng hợp và phân tích ở trên, có thể khái qt những ưu và nhược điểm của du lịch Đồng Nai như sau:

2.5.1. Những ưu điểm

Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch

Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam, Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Vị trí địa lý của Đồng Nai được xem là cầu nối giữa các trung tâm du lịch lớn của vùng là: Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Lâm Đồng và Bình Thuận. Với lợi thế này ngành du lịch Đồng Nai có thể dễ dàng mở rộng các mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng, đặc biệt là với TP.HCM, thị trường du lịch trọng điểm của vùng, có số lượng dân cư cao nhất cả nước và có số lượng lớn khách quốc tế đến tham quan, công tác và học tập.

Thị trường du lịch

Bên cạnh thị trường khách du lịch từ những địa phương lân cận và khách quốc tế, du lịch Đồng Nai cịn có một thị trường đầy tiềm năng là du khách nội Tỉnh. Theo số liệu thống kê cho thấy, dân số tồn tỉnh Đồng Nai tính đến năm 2010 là 2.569.442 người, xếp thứ 5/64 tỉnh, thành phố cả nước, có thể thấy nguồn du khách tại chỗ của du lịch Đồng Nai là rất dồi dào. Tuy nhiên, cho đến nay việc khai thác thị trường này mới chỉ hướng tới đối tượng du khách là những người có khả năng chi trả tốt, trong khi phần lớn dân cư sống trên địa bàn Tỉnh là học sinh, sinh viên, công nhân đang làm tại các khu cơng nghiệp và đồn viên thanh niên những

57

tầng lớp có thu nhập thấp và ít có điều kiện đi du lịch, vẫn chưa được ngành du lịch quan tâm khai thác. Do vậy, du lịch Đồng Nai cần có những chương trình và chính sách về giá phù hợp nhằm thu hút tầng lớp du khách tiềm năng này đến tham quan và vui chơi giải trí.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Sự phong phú và đa dạng về địa hình đã mang đến cho Đồng Nai nhiều thắng cảnh thiên nhiên quý giá như: Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên – được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới; Khu du lịch Bửu Long – được ví như bức tranh thu nhỏ của vịnh Hạ Long, Núi Chứa Chan – là ngọn núi cao thứ 2 của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long; thác Giang Điền; sông Đồng Nai… Mỗi thắng cảnh đều có những nét đặc trưng riêng của tự nhiên thể hiện một vùng đất Đồng Nai với rừng đại ngàn, sông nước mênh mông, núi non hùng vĩ sẽ làm say lòng du khách khi đặt chân đến.

Qua kết quả điều tra cũng cho thấy có tới 68% du khách đến Đồng Nai là có dự định đi tham quan các cảnh đẹp tự nhiên, cao hơn rất nhiều so với các dự định khác. Như vậy, có thể nói nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là thế mạnh của Đồng Nai trong q trình xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch nhằm gia tăng số lượng du khách đến tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có trên địa bàn Tỉnh.

2.5.2. Những nhược điểm

Sản phẩm du lịch chưa thật hoàn chỉnh

Sản phẩm du lịch Đồng Nai tuy dồi dào nhưng lại rất đơn điệu, các hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có chứ chưa có sự đầu tư để tạo thêm nhiều sản phẩm từ những tài nguyên hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tình trạng này nếu khơng được quan tâm và đầu tư đúng mức thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Đồng Nai.

Ngồi ra, sản phẩm du lịch Đồng Nai cịn có những nhược điểm là: các sản phẩm du lịch hiện có chưa mang tính đặc thù cao; chất lượng của các dịch vụ như ăn

58

uống, nghỉ ngơi hay mua sắm chậm phát triển so với tiềm năng vốn có. Những nhược điểm này, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu về khách du lịch

Thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách cho mỗi chuyến đi du lịch là 2 yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Tuy nhiên những chỉ tiêu này của du lịch Đồng Nai trong những năm qua là rất thấp, cụ thể là thời gian lưu trú bình quân của khách trong nước năm 2010 chỉ đạt 1,09 ngày/khách và mức chi tiêu bình quân là 359.000 đồng/ngày khách. Đối với khách quốc tế, thời gian lưu trú bình quân là 1,53 ngày/khách và mức chi tiêu bình quân là 387.000 đồng/ngày khách. Sự hạn chế của những chỉ tiêu này sẽ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của ngành du lịch Đồng Nai trong những năm tới. Ngoài ra, số lượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Nai chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lượt du khách, trung bình chỉ từ 2% đến 3%. Điều này cho thấy các sản phẩm, dịch vụ hiện có của du lịch Đồng Nai chưa đủ sức để có thể thu hút và hấp dẫn được du khách quốc tế.

Đầu tư phát triển du lịch

Trong những năm qua Tỉnh đã mời gọi được một số dự án đầu tư phát triển du lịch với qui mô đầu tư lớn. Tuy nhiên, so với tiềm năng về du lịch của Đồng Nai thì việc thu hút vốn đầu tư cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó, những dự án được giới thiệu vẫn chưa đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế du lịch của Tỉnh, do vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu như đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở vật chất, và một số dự án khác sau khi giới thiệu địa điểm doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành triển khai.

Lực lượng lao động

Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch Đồng Nai chưa phát triển nên số lượng lao động được đào tạo cịn ít , số lao động có trình độ cao, có chun ngành về du lịch rất thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu. Đồng thời, việc

59

thu hút những lao động có chất lượng cao cũng gặp nhiều khó khăn do các chế độ và chính sách của những đơn vị kinh doanh du lịch ở Đồng Nai chưa thực sự hấp dẫn được người lao động so với các đơn vị ở TP.HCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động Marketing

Trong thời gian qua, ngành du lịch đã từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương, qua đó góp phần làm gia tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)