CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế nhược điểm
3.2.2.1. Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du
vụ du lịch
Khác biệt hóa sản phẩm du lịch
Khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm du lịch có tính đặc thù của địa phương để tạo ra sự khác biệt so với các khu, điểm du lịch của địa phương khác có điều kiện về địa lý, địa hình và nguồn tài nguyên tương tự. Do vậy để có sự khác biệt hóa sản phẩm, bên cạnh việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cịn có
73
sự kết hợp tài nguyên nhân văn để có sản phẩm khác biệt tạo ra sự mới lạ và hấp dẫn khách du lịch.
Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bên cạnh đó Tỉnh cịn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng, làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa của cộng đồng dân tộc bản địa…, từ đó có thể phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù sau:
- Tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới – Vườn quốc gia Cát Tiên thành khu du lịch sinh thái hình mẫu của khu vực Đơng Nam Bộ và cả nước. Điểm mạnh của vườn là nơi hội tụ nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng trên cả 2 mặt tự nhiên và nhân văn, là điểm đến lý tưởng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của du khách trong và ngồi nước. Hiện nay, ngoài các dịch vụ đang được Vườn khai thác như: tham quan hệ động thực vật của rừng, tham quan làng dân tộc, khu đất ngập nước Bàu Sấu, tắm thác, đi ca nô trên Sông Đồng Nai và du lịch bằng xe đạp. Vườn cần bổ xung thêm các dịch vụ như: cưỡi ngựa, câu cá, bơi thuyền, tổ chức các trò chơi trong rừng hay xây dựng các khu nghĩ dưỡng, nhà hội nghị gồm các tiện nghi và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp nhằm gia tăng sự thu hút, hấp dẫn của Vườn, đồng thời đạt được các lợi ít về kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực.
- Thiết kế các tour du lịch mới lạ, hấp dẫn bằng cách lồng ghép các tour du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh với các điểm di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc của người dân tộc trên địa bàn Tỉnh. - Phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề dựa trên những làng nghề truyền
thống như: làng gốm mỹ nghệ (thành phố Biên Hòa), làng dệt thổ cẩm (huyện Tân Phú), làng bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), làng cá bè (huyện Định Quán).
- Kết hợp tiềm năng cảnh quan đặc thù của khu du lịch Bửu Long , khu du lịch thác Giang Điền hay lợi thế vùng trái cây đặc sản bưởi Tân Triều, với các chương trình vui chơi giải trí, thể thao, có sức hấp dẫn cao và có tính khác
74
biệt so với các sản phẩm du lịch của các địa phương lân cận như: khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên (TP.HCM), Đại Nam (Bình Dương)…, nhằm tạo ra những sản phẩm có tính khác biệt, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Đồng Nai.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo với chuyên đề về “phát triển sản phẩm đặc thù của du lịch Đồng Nai” để lấy ý kiến của các chuyên gia, các đơn vị kinh doanh du lịch, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, đặc trưng của địa phương.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Song song với việc đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm, du lịch Đồng Nai cần chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, coi trọng chất lượng dịch vụ du lịch trong mọi phương diện như thái độ phục vụ, tính đa năng, tính tiện nghi của các sản phẩm du lịch và khả năng sẵn sàng phụ vụ nhanh. Muốn đạt được những điều này thì cần có sự quan tâm thực hiện những nội sau:
- Bộ phận lãnh đạo đơn vị cần xác định mục tiêu trước hết của mình được bắt đầu bằng lợi ích của dịch vụ đem lại cho du khách chứ khơng phải bằng lợi nhuận tài chính.
- Thực hiện tốt các chính sách lương thưởng đãi ngộ đối với nhân viên, vì yếu này đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. - Tăng cường đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng
đồng bộ nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu của du khách. Tính đồng bộ được thể hiện ở các khu, điểm du lịch qua hệ thống gồm khu lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, bãi đỗ xe, các dịch vụ khác. Tại các khách sạn là sự đầy đủ các yếu tố tiện nghi về buồng ngủ, các khu vực dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách trong thời gian lưu trú.
- Thường xuyên thu thập ý kiến từ du khách về chất lượng của các dịch vụ, bằng những cách thức như: thông qua người phục vụ; hịm thư khiếu nại hoặc góp ý; phỏng vấn trực tiếp; cung cấp số điện thoại nóng…, từ đó thực
75
hiện các biện pháp cải thiện hay nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng cho du khách sau khi sử dụng.
- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, để chứng tỏ chất lượng dịch vụ của đơn vị thường xuyên được duy trì và nâng cao. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các hoạt động kinh doanh du lịch.