CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.5.1. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế
Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đóng vai trị thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, như giao thơng vận tải, xây dựng, bưu chính viễn thơng, ăn uống, giải trí, sản xuất thủ cơng mỹ nghệ… Do đó, ngành cơng nghiệp du lịch có tác động ảnh hưởng số nhân và hiệu ứng lan tỏa tràn đầy nhiều hơn so với hầu hết các ngành kinh tế khác.
Du lịch làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội và làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch. Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, vì thường thì các vùng phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của người dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp.
Do đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều hoạt động kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cung ứng các dịch vụ đã được phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, sử dụng tài nguyên và các nguồn lực cho phát triển kinh tế có hiệu quả hơn.
Tại nhiều quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Mặt khác du lịch cịn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất thơng qua q trình “xuất khẩu tại chổ” những hàng hóa cơng nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công
22
mỹ nghệ…, theo giá bán lẽ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Thêm nữa, du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chổ”, mà còn là ngành ‘xuất khẩu vơ hình” hàng hóa dịch vụ. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán…, mà không bị mất đi qua mỗi lần bán thậm chí giá trị và uy tín của nó cịn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
Hoạt động du lịch hỗ trợ cho việc tăng cường sự hợp tác, giao lưu quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện thể thao, qua khách du lịch cơng vụ đã làm tăng cường tình hữu nghị, sự hiễu biết giữa các quốc gia cũng góp phần tạo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phát triển du lịch góp phần hồn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như cảnh quan đô thị, mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…, đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện các nhu cầu của khách du lịch.