CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.3.1. Giải pháp xã hội hóa cơng tác phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao, vì vậy để hướng tới sự phát triển bền vững, ngành du lịch cần có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư địa phương.
Dưới đây là một số nội dung cần được áp dụng trong việc thực hiện cơng tác xã hội hóa phát triển du lịch Tỉnh Đồng Nai.
- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch, đặc biệt là cách ứng sử đối với du khách, kiến thức về khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm tạo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh và thân thiện với du khách.
- Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch như: cho thuê phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, bán hàng lưu niệm hoặc biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian…,vừa nhằm mục đích tạo được cơng ăn việc làm, cải thiện thu nhập của người dân địa phương vừa làm phong phú thêm sản phẩm và dịch vụ du lịch của Tỉnh.
- Đối với các dự án du lịch cần có cơ chế chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương, giao quyền quản lý các dự án quy hoạch cũng như quyết định các vấn đề phát triển du lịch nơng thơn cho dân cư và chính quyền ở các địa phương. Lấy ý kiến của các bên tham gia, trong đó có cộng đồng địa phương từ khi xây dựng dự án, cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
81
- Hỗ trợ vốn đầu tư để khuyến khích các hộ gia đình sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ vừa để phục vụ khách tham quan vừa trao đổi hàng hóa nhằm tối đa hóa sử dụng các sản phẩm và vật liệu địa phương.
- Huy động tối đa khả năng về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng địa phương vào việc phục vụ hoạt động phát triển du lịch.
- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số tại ngay nơi mà họ đang sinh sống nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc
- Duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống được nhiều du khách quan tâm như: Dệt thổ cẩm, Gỗ mỹ nghệ, Gốm mỹ nghệ, đan lát mây tre, gắn với khai thác du lịch cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân bản địa.
- Cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để bảo đảm một phần từ thu nhập du lịch sẽ quay lại phục vụ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng.
3.2.3.2. Giải pháp tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
Tài nguyên và môi trường du lịch là 2 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Do đó, trong q trình phát triển của ngành, cần có những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.
Đối với du lịch Đồng Nai, để thực hiện tốt mục tiêu này cần quan tâm đến những giải pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường và Luật Du lịch. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế các cơng trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường.
82
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp, người dân địa phương và du khách tham gia bảo vệ, tơn tạo tài ngun du lịch, giữ gìn mơi trường xanh, sạch đẹp.
- Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các khu du lịch, điểm du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với mơi trường.
- Phối hợp với chính quyền và cộng đồng địa phương thường xuyên giám sát các hoạt động du lịch trong q trình phát triển để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường du lịch.
- Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và thu hút nguồn tài trợ cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
- Đầu tư hệ thống thu gom và sử lý chất thải tại các nơi công cộng, các khu du lịch và khu dân cư, đồng thời phát triển hệ thống cây xanh nhằm tạo cảnh quan đường phố và góp phần nâng cao chất lượng môi trường của địa phương.