CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
2.6. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.6.3. Nhận định những cơ hội và thách thức của du lịch Đồng Nai
Những cơ hội
- Mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với quốc tế ngày càng sâu rộng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
- Sự tăng trưởng nhanh và ổn định của ngành kinh tế mũi nhọn công nghiệp – xây dựng của Đồng Nai không những thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế hàng năm của Tỉnh mà còn tạo cơ sở hạ tầng như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…, tương đối đồng bộ trên địa bàn Tỉnh, đây được xem là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch.
64
- Mức thu nhập bình quân/đầu người của người dân Đồng Nai (1.629 USD năm 2010) là khá cao so với mức chung của cả nước (1.168 USD năm 2010)[12, tr.83], dẫn đến nhu cầu đi du lịch và cả khả năng chi tiêu cho mỗi chuyến đi của người dân được gia tăng.
- Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị của Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn và thân thiện với du khách nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương [18]. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về du lịch từ Trung ương đến địa phương ngày càng được hồn thiện.
- Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, yếu tố này có mối quan hệ nhất định với nhu cầu tham gia du lịch của người dân.
Những Thách thức
- Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, tạo áp lực buộc ngành du lịch phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm của mình để thu hút và giữ chân du khách.
- Sự biến động về kinh tế phần nào đã ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đồng Nai nói riêng do sự thắt chặt chi tiêu của du khách.
- Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan tự nhiên và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục của địa phương.
- Mức độ cạnh tranh giữa các địa phương trong nước và giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Nai vẫn còn thấp, do cơ sở vật chất phụ vụ du lịch còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn, độc đáo và lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.
65
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tương đối hệ thống thực trạng phát triển của ngành du lịch Đồng Nai, với những điểm chính như sau:
Phân tích đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Đồng Nai như: vị trí địa lý, tình hình chính trị, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn Tỉnh.
Nhận định những cơ hội và nguy cơ của du lịch Đồng Nai thông qua phân tích tác động của các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi.
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, đơn vị, các tài liệu du lịch liên quan và dữ liệu sơ cấp từ những nhận xét, đánh giá của khách du lịch. Sau cùng là nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của ngành du lịch Đồng Nai.
Kết quả có được từ chương II là cơ sở để tác giả đề ra một số giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của du lịch Đồng Nai. Đồng thời bổ xung thêm một số giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Đồng Nai đến năm 2015.
66
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015