Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế nhược điểm

3.2.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Ngành du lịch địi hỏi phải có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách hàng, do đó lao động trong ngành du lịch phải có kiến thức, kỹ năng chun mơn, ngoại ngữ và phong cách giao tiếp hết sức cao.

Chất lượng và số lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Đồng Nai hiện nay chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của ngành, do đó để nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ lao động, đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới, thì các hướng phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện như sau:

- Đào tạo nhân lực cần được bắt đầu từ việc dự báo nhu cầu đào tạo nhằm xác định được mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung và đặc điểm đào tạo, đây là bước quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo.

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động, trong đó có cả nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, quản lý kinh doanh du lịch cũng như các nhân viên nghiệp vụ như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ buồng, bàn, bar, nấu ăn và nhân viên nghiệp vụ khác, thơng qua các chương trình đào tạo trong và ngồi nước, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Trong đó cần chú trọng nâng cao những kiến thức và những kỹ năng cần thiết như: kiến thức về kinh doanh du lịch; kiến thức về các loại hình du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch thế mạnh của Đồng Nai; kiến thức về tâm lý, văn hóa và mơi trường du lịch; các kỹ năng chuyên môn; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngoại ngữ.

- Liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh, nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đào tạo

76

và phát triển nguồn nhân lực du lịch của họ. Đồng thời phối hợp với các trường du lịch có uy tín và chất lượng tại Tp.HCM tổ chức các lớp học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động hiện có của Tỉnh.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có nghành du lịch phát triển.

- Thực hiện các quy tắc chấm điểm để trả lương, thưởng nhằm tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn, đồng thời cũng trừ lương những nhân viên không thường xuyên vi phạm các quy định để nâng cao tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên.

- Sở VHTTDL cần liên kết Website với các đơn vị kinh doanh nhu lịch để cung cấp được nhiều thông tin về tuyển dụng lao động cho người có nhu cầu tìm kiếm thơng tin qua Website du lịch của Tỉnh.

- Để giữ chân và thu hút được đội ngũ lao động có năng lực, ngành du lịch nên đưa ra những chủ trương, chính sách đãi ngộ cao đối với đội ngũ này như: cải thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hành và xây dựng môi trường làm việc thân thiện… nhằm gia tăng chất lượng cho nguồn nhân lực của ngành.

- Do đặc điểm nổi bật trong kinh doanh du lịch là người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp gặp nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc giáo dục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao động là nội dung không thể thiếu trong công tác quản trị nhân lực của đơn vị du lịch. Đạo đức nghề nghiệp là lòng yêu nghề sự hăng say công việc, tận tụy với nghề, nghiệp vụ phong cách thái độ phục vụ du khách, là sự cư xử với đồng nghiệp, là sự kết hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân, tập thể, cộng đồng…, yếu tố này giúp người lao động hình thành và phát triển “văn hóa hành vi” trong khi phục vụ du khách. Qua đó, tạo cho du khách sự hài lòng và an tâm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của đơn vị du lịch.

77

- Hàng năm cần có các cuộc điều tra, đánh giá nguồn lao động du lịch, cả về số lượng và chất lượng, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo mới nguồn lao động ở các cấp độ khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)