TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DU LỊCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

1.6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DU LỊCH

Trên Thế giới:

Du lịch được xem là một ngành kinh tế chủ lực của nhiều nước, đặc biệt là các nước có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hoạt động du lịch không chỉ hướng tới khách hàng nội địa mà còn được quảng bá ra khắp thế giới. Lợi ích to lớn của ngành cơng nghiệp khơng khói và ít gây ô nhiễm môi trường này đang được phát triển nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu.

Theo thống kê của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (UN - WTO), năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt khách, thu nhập là 467 tỷ USD đến năm 2005 là 808 triệu lượt khách và 623 tỷ USD. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới ước tính rằng trong năm 2005 lữ hành và du lịch thế giới đóng góp khoảng 6201,5 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc tế, chiếm 10,6% tổng GDP và tạo ra 223 triệu việc làm, chiếm tới 8,3% lượng người lao động trên thế giới. Mặt khác, ngành du lịch còn là 1 trong 3 ngành kinh tế dẫn đầu về giá trị xuất khẩu (cùng với hai ngành: ngành khai thác và chế biến dầu khí, ngành chế tạo xe hơi) [7, tr. 9].

Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2002, Châu Âu vẫn là khu vực đứng đầu với 57,5% thị phần khách du lịch quốc tế (đón 411,1 triệu lượt khách). Lần đầu tiên Đơng á – Thái Bình Dương đã vượt qua Châu Mỹ với 17,5% thị phần, đón được 125,1 triệu lượt khách... Từ cuối thế kỷ XX, hoạt động du lịch có xu hướng chuyển sang khu vực Đơng á – Thái Bình Dương. Theo dự báo của WTO, đến 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông á – Thái Bình Dương đạt 22,08% thị trường tồn thế giới, sẽ vượt qua Châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu, và đến năm 2020 sẽ là 27,34% [6, tr 2].

25

Tại Việt Nam:

Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng vai trị của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội thì khơng thể phủ nhận. Đảng và Nhà nước ta đã xác định “…phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Trích chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, 10/1994) và quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 đã chỉ rõ mục tiêu: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử ”.

Du lịch Việt Nam thực sự có cơ hội phát triển trong những năm 90 của thế kỷ 20, gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước và giữ được sự tăng trưởng liên tục cho đến nay. Trong giai đoạn 2001 – 2010, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng về khách du lịch quốc tế là 10,1%/năm; khách du lịch nội địa là 4,8%/năm; thu nhập du lịch là 11,5%/năm. Năm 2008, du lịch Việt Nam đón 4.240.000 lượt khách du lịch quốc tế; 20.500.000 lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch đạt trên 60 ngàn tỷ đồng. Năm 2010, Việt Nam đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập ước đạt 96 ngàn tỷ đồng [24]. Du lịch đứng trong danh sách năm ngành tạo thu nhập ngoại tệ lớn nhất cho đất nước với 4,05 tỷ USD năm 2009, chiếm trên 55% trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ.

Hiện nay, “Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2015 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế; 32-33 triệu lượt khách nội địa; thu nhập du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,6-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa; thu nhập du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp

26

Tại Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai, tuy là một Tỉnh phát triển mạnh công nghiệp, nhưng du lịch đã được Tỉnh xác định là ngành kinh tế quan trọng ngay từ đại hội VI, sau đó là việc thành lập Phịng quản lý du lịch thuộc Sở Thương mại và Du lịch vào năm 1997. Trong nhiều năm liên tục, du lịch là lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong các ngành dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của kinh tế Tỉnh nhà, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của khu vực dịch vụ, góp phần quan trọng và việc chuyển dịch kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định 71/QĐ-UBND ngày 26/10/2006, với mục tiêu thúc đẩy du lịch Đồng Nai phát triển nhanh, bền vững, đạt hiệu quả cao, nhằm đưa du lịch Đồng Nai trở thành ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.

Trong giai đoạn 2008 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu du lịch Đồng Nai là khoảng 19% và theo kết quả thực hiện 2010, tổng lượt khách đạt 2.069.700 lượt, doanh thu đạt 415,85 tỷ đồng [13]. Phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó năm 2009 trên địa bàn Tỉnh đã có 5.670 lao động trực tiếp và khoảng 10.300 lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch [24].

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về du lịch gồm một số khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch chủ yếu và vai trị của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, nội dung chương cũng đã nêu ra các yếu tố của môi trường bên ngồi gồm mơi trường vĩ mơ và mơi trường vi mơ, từ đó làm cơ sở để phân tích tác động của các yếu tố này đến hoạt động của ngành du lịch Đồng Nai trong chương 2 và làm cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển du lịch Đồng Nai trong chương 3 của luận văn này.

27

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)