Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bến tre (Trang 111)

Biến Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

SP1 17,67 11,284 ,598 ,767 SP2 17,75 11,092 ,653 ,755 SP3 17,70 11,272 ,570 ,773 SP4 18,14 12,990 ,181 ,873 SP5 17,68 10,383 ,805 ,721 SP6 17,66 10,909 ,731 ,740

Nguồn: Kết quả kiểm định độ tin cậy của tác giả

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến SP4 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,873 lớn hơn 0,6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0,822 – 0,871]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều thỏa mãn, thấp nhất là 0,603 lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ với 5 biến quan sát (biến SP4 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo năng lực marketing

Thang đo năng lực marketing có 5 biến quan sát (MAR1 – MAR5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,871 lớn hơn 0,6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0,816 – 0,878]. Hệ số α của riêng MAR2 = 0,878 lớn hơn hệ số α chung, tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của riêng MAR2 = 0,577 là thấp nhất và lớn hơn 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994) nên có thể giữ lại biến này. Do đó, thang đo năng lực marketing với 5 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo năng lực tổ chức, quản lý

Thang đo năng lực tổ chức, quản lý là thang đo đơn hướng gồm 6 biến quan sát (TCQL1 – TCQL6). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) = 0,876 lớn hơn 0,6; đạt yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong

khoảng từ [0,838 – 0,889]. Hệ số α của riêng TCQL2 = 0,889 lớn hơn hệ số α chung, tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của riêng TCQL2 = 0,477 là thấp nhất và lớn hơn 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994) nên có thể giữ lại biến này. Do đó, thang đo năng lực tổ chức, quản lý với 6 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo thương hiệu

Thang đo thương hiệu có 5 biến quan sát (TH1 – TH5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,892 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,846 – 0,886]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,662 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo thương hiệu với 5 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo nguồn nhân lực

Thang đo nguồn nhân lực có 4 biến quan sát (NNL1 – NNL4). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0,899 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,844 – 0,889]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,721 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo nguồn nhân lực với 4 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo trách nhiệm xã hội

Thang đo trách nhiệm xã hội có 5 biến quan sát (TN1 – TN5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0,878 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,838 – 0,865]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,654 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo trách nhiệm xã hội với 5 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo cơ chế chính sách

Thang đo cơ chế chính sách có 3 biến quan sát (CC1 – CC3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,846 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,825 – 0,887]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,603 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo cơ chế chính

sách với 3 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo người dân địa phương

Thang đo người dân địa phương có 3 biến quan sát (ND1 – ND3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,826 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,745 – 0,783]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,657 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo người dân địa phương với 3 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo môi trường tự nhiên

Thang đo mơi trường tự nhiên có 3 biến quan sát (MTTN1 – MTTN3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0,814 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0,691 – 0,790]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,621 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo mơi trường tự nhiên với 3 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre có 4 biến quan sát (NLCT1 – NLCT4). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0,881 lớn hơn 0,6; đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến trong khoảng từ [0,811 – 0,87]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,682 lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với 4 biến quan sát (khơng có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

3.3.3 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Q trình phân tích nhân tố EFA được thực hiện chia làm 3 phần với 47 biến quan sát (ban đầu có 48 biến, đã loại đi biến SP4 do không đảm bảo độ tin cậy), cụ thể:

Phần 1: Phân tích cho 7 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT (ngoại trừ yếu tố điều

kiện môi trường điểm đến là biến trung gian phụ thuộc) gồm có 34 biến quan sát, sau khi đã loại đi biến SP4 không đáp ứng độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy, các biến được trích thành 7 nhóm, với tổng phương sai trích là 62,36% > 50%, là

đạt yêu cầu. Điều này cho thầy rằng 7 nhóm yếu tố thuộc các biến số của mơ hình nghiên cứu này giải thích đúng 62,36% mơ hình trong thực tế. Hệ số KMO = 0,831 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor loading) của từng nhóm đều lớn hơn 0,5; ngoại trừ biến quan sát TCQL2 = 0,481 nhỏ hơn 0,5 và xuất hiện ở hai nhân tố (nhân tố 1 và 5) nên biến này sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 09).

Để kết quả phân tích nhân tố tốt hơn, tác giả tiến hành phân tích nhân tố lần 2 với biến TCQL2 = 0,481 sẽ bị loại. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy, các biến được trích thành 7 nhóm, với tổng phương sai trích = 63.337% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này cho thầy rằng 7 nhóm yếu tố thuộc các biến số của mơ hình nghiên cứu này giải thích đúng 63,337% mơ hình trong thực tế. Hệ số KMO = 0,831 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig.=.000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả giá trị hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (chi tiết theo Phụ lục 09); chênh lệch trọng số λiA- λiB đều lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố này được chấp nhận để tiến hành đưa vào khảo sát chính thức.

Mã hóa Nhân tố (Factor) 1 2 3 4 5 6 7 MAR5 ,912 MAR1 ,840 MAR3 ,778 MAR4 ,681 MAR2 ,600 TH4 ,924 TH2 ,846 TH1 ,764 TH5 ,729 TH3 ,685 TCQL4 ,907 TCQL5 ,760 TCQL6 ,738 TCQL1 ,713 TCQL3 ,689 TN5 ,916 TN2 ,827 TN4 ,680 TN1 ,676 TN3 ,670 SP5 ,895 SP6 ,845 SP2 ,771 SP1 ,688 SP3 ,630 NNL2 ,853 NNL4 ,811 NNL3 ,768 NNL1 ,749 GC2 ,787 GC1 ,695 GC3 ,639 GC4 ,602

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Phần 2: Phân tích cho điều kiện mơi trường điểm đến gồm 3 yếu tố ảnh hưởng với 9

biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, các biến được trích thành 3 nhóm, với tổng phương sai trích = 63,796% > 50%, là đạt yêu cầu. Điều này cho thầy rằng 3 nhóm yếu

tố thuộc các biến số của mơ hình nghiên cứu này giải thích đúng 63,796% mơ hình trong thực tế. Hệ số KMO = 0,742 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao. Giá trị hệ số tải nhân tố (Factor loading) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 và được chấp nhận (chi tiết theo Phụ lục 09).

Bảng 3.4: Kết quả phân tích EFA của yếu tố điều kiện mơi trường điểm đến

Mã hóa Nhân tố (Factor)

1 2 3 CC1 ,916 CC3 ,879 CC2 ,629 ND2 ,869 ND3 ,780 ND1 ,693 MTTN2 ,876 MTTN3 ,749 MTTN1 ,699

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Phần 3: Phân tích cho NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gồm có 4 biến quan

sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, tổng phương sai trích = 65,771% > 50%, là đạt yêu cầu. Điều này cho thầy rằng yếu tố phụ thuộc của mơ hình nghiên cứu này giải thích đúng 65,771% mơ hình trong thực tế. Hệ số KMO = 0,794 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao. Giá trị hệ số tải nhân tố (Factor loading) của tất cả các biến quan sát nhóm này đều lớn hơn 0.5 và được chấp nhận (chi tiết theo Phụ lục 09).

Bảng 3.5: Kết quả phân tích EFA yếu tố NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Biến Nhân tố (Factor)

1

NLCT2 ,924

NLCT3 ,821

NLCT1 ,756

NLCT4 ,728

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Như vây, bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 8 yếu tố (khơng có sự thay đổi so với mơ hình đề xuất ban đầu) với 42 biến quan sát (có 1 biến đã bị loại khi kiểm

tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và 1 biến bị loại khi phân tích nhân tố EFA) và 1 yếu tố đánh giá NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gồm 4 biến quan sát (khơng có biến bị loại) sẽ được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính thức.

3.3.4 Mơ hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy, kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha đã loại đi 1 biến quan sát có độ tin cậy khơng đảm bảo là SP4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, dữ liệu đã được thu nhỏ và tóm tắt thành 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, một biến đã bị loại (TCQL2) do có giá trị nhỏ hơn 0,5 và xuất hiện ở 2 nhân tố. Các biến trong từng yếu tố khơng có sự xáo trộn thành phần (di chuyển sang yếu tố khác) nên các yếu tố được giữ nguyên tên gọi. Tuy nhiên, có sự thay đổi thứ tự giữa các yếu tố khi phân tích nhân tố, cụ thể các yếu tố: (1) Năng lực marketing; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện mơi trường điểm đến (cơ chế chính sách, người dân địa phương, mơi trường tự nhiên).

Mơ hình nghiên cứu chính thức gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre và khơng có thay đổi gì so với mơ hình nghiên cứu sơ bộ. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu chính thức chỉ cịn lại 46 biến quan sát (do đã loại đi biến SP4 và TCQL2 trong nghiên cứu định lượng sơ bộ). Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu định tính, để tăng thêm tính khoa học cho nghiên cứu, nghiên cứu cần phải kiểm định xem có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre theo loại hình và qui mơ doanh nghiệp hay khơng ? Do đó, mơ hình nghiên cứu chính thức được thiết kế lại cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể như sau:

Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu chính thức

Do mơ hình nghiên cứu chính thức có sự thay đổi về biến quan sát trong từng yếu tố so với mơ hình nghiên cứu sơ bộ nên tác giả tiến hành tổng hợp lại thang đo theo kết quả từ ma trận xoay nhân tố, loại bỏ đi những biến không phù hợp trong kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, cụ thể theo Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tổng hợp thang đo chính thức

Yếu tố Mã hóa Biến quan sát

Năng lực marketing

MAR1 Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của DN luôn đảm bảo.

MAR2 DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh.

MAR3 DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của mơi trường.

MAR4 Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của DN luôn

phát huy hiệu quả.

MAR5 Chất lượng mối quan hệ của DN với khách hàng luôn đảm bảo.

Thương hiệu

TH1 Thương hiệu của DN được nhiều người biết đến.

TH2 Thương hiệu của DN được xây dựng và quản lý bài bản.

TH3 Thương hiệu của DN đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng.

TH4 Các thành phần chính trong thương hiệu của DN (tên; biểu trưng, biểu

tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu) rất thu hút và dễ hiểu.

TH5 Thương hiệu DN thân thiện với môi trường.

Năng lực

tổ chức, TCQL1

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận dụng được các lợi thế của Bến Tre.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Thương hiệu

Điều kiện môi trường điểm đến Năng lực tổ chức, quản lý Nguồn nhân lực Cạnh tranh về giá Trách nhiệm xã hội Năng lực marketing Cơ chế chính sách Người dân địa phương

Mơi trường tự nhiên

NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre Qui mơ doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp

Yếu tố Mã hóa Biến quan sát

quản lý

TCQL2 Việc bố trí, sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt

động dịch vụ.

TCQL3 DN tổ chức được các liên minh, hợp tác tốt với các đối tác trong và

ngoài tỉnh.

TCQL4 Bộ máy tổ chức của DN mang đặc trưng riêng về văn hóa, con người

và quê hương Bến Tre.

TCQL5 Các liên minh, liên kết ln mang đến lợi ích cho DN về khách hàng

và bổ sung các nguồn lực còn thiếu. Trách

nhiệm xã hội

TN1 DN nộp thuế đầy đủ.

TN2 DN đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

TN3 DN đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

TN4 DN đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

TN5 DN có ý thức bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du

lịch

SP1 Các sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp luôn gắn liền với các sản phẩm

từ cây dừa.

SP2 Sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp rất phong phú, đa dạng.

SP3 Các sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy

tín.

SP4 Các sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bến tre (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)