CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.3.2 Quan điểm đề xuất của tác giả về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch
Từ những lý luận trên, quan điểm của tác giả về NLCT của doanh nghiệp du lịch như sau: "NLCT của doanh nghiệp du lịch là khả năng của doanh nghiệp có thể tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm – dịch vụ nhằm duy trì nguồn lực của mình, đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính, giữ vững vị trí trên thị trường, ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. NLCT của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: khả năng cạnh tranh về giá; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; năng lực marketing; năng lực tổ chức, quản lý; thương hiệu; nguồn nhân lực; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ; điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương”.
Bảng 2.2: Tổng hợp quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch
Tác giả Quan điểm về năng lực cạnh tranh
Barney (1991), Grant (1991)
Có sự tác động qua lại giữa khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch và những doanh nghiệp nằm trên địa bàn đó.
Becattini (1990) NLCT của điểm đến cũng như các DN tại đó sẽ được nâng cao bởi sự
liên kết lẫn nhau nhằm tạo ra 1 chuỗi các giá trị về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
d'Hartserre (2000) NLCT là khả năng của một DN du lịch để duy trì vị trí thị trường của
mình và cải tiến chúng theo thời gian.
Hassan (2000) NLCT là khả năng của một khu du lịch, DN du lịch có thể tạo ra và tích
hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm nhằm duy trì nguồn lực của mình và giữ vững vị trí trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.
Dwyer, Forsyth và Rao (2000)
NLCT ngành du lịch là một khái niệm chung, bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, năng suất và các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của một điểm đến.
Dwyer và Kim (2003) NLCT của một địa điểm du lịch, một DN du lịch là khả năng cung cấp
hàng hóa và dịch vụ tốt hơn so với các địa điểm hay DN khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch.
Tác giả Quan điểm về năng lực cạnh tranh
(1999) du lịch trong việc thu hút du khách đến với mình gồm: cơ sở vật chất,
văn hóa và lịch sử, mối quan hệ thị trường, các hoạt động và sự kiện. Ritchie và Crouch
(2003)
NLCT là khả năng tăng đầu tư chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ cung cấp, hoạt động trải nghiệm, đảm bảo an toàn sức khỏe và bảo vệ thiên nhiên.
Bernini (2009) Việc khu du lịch kết hợp với DN du lịch, DN cung cấp các hoạt động hỗ
trợ hay việc phân nhóm chéo trong ngành du lịch là nhằm tăng thêm giá trị cho các hoạt động.
Val và Sec (2015) Một DN du lịch có NLCT nếu nó có thể duy trì và cải thiện hình ảnh của
mình tại điểm đến du lịch đó. Quan điểm của tác giả
về NLCT của DN du lịch.
NLCT của DN du lịch là khả năng của DN có thể tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm – dịch vụ nhằm duy trì nguồn lực của mình, đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính, giữ vững vị trí trên thị trường, ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. NLCT của các DN này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng cạnh tranh về giá; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; năng lực marketing; năng lực tổ chức, quản lý; thương hiệu; nguồn nhân lực; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương.
Nguồn: Tổng hợp tài liệu của tác giả