Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 30 - 32)

và khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau: 1. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè

tiếp cận bằng mơ hình trọng và một số nghiên cứu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện với mục tiêu nghiên cứu một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng

tới xuất khẩu chè Việt Nam tiếp cận bằng mơ hình trọng lực, đặc biệt bằng phương pháp PPML, HECKMAN.

2. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè, nông sản tiếp cận bằng mơ hình trọng lực. Kết quả cho thấy có rất nhiều biến đã được nghiên cứu đưa vào mơ hình với nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với các dạng dữ liệu khác nhau.

3. Mơ hình trọng lực đã được ứng dụng rộng rãi trong hàng nghìn nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, nhiều nghiên cứu ứng dụng mơ hình này để phân tích dịng thương mại song phương của các quốc gia, xuất khẩu đơn phương của một quốc gia và được đánh giá cao trong nghiên cứu thương mại quốc tế, tuy nhiên việc sử dụng nó có nhiều cạm bẫy tiềm ẩn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao mơ hình trọng lực dựa trên nền tảng lý thuyết của Anderson và Van Wincoop (2003) với dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng PPML. Anderson và Yotov (2010) đã thảo luận việc ứng dụng mơ hình này đối với thương mại ngành. Yotov và cộng sự (2016) đã phát triển mơ hình này thành các cấu trúc riêng rẽ, có thể dễ dàng áp dụng đối với cả phiên bản thương mại tổng thể lẫn thương mại ngành, với tên gọi là mơ hình trọng lực cấu trúc. 4. Ước tính tiềm năng thương mại là một phần chun sâu trong mơ hình trọng

lực. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ứng dụng mơ hình trọng lực cho việc ước tính tiềm năng thương mại tổng thể, nơng sản và chè.

Qua q trình tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam tiếp cận bằng mơ hình trọng lực cấu trúc theo Yotov và cộng sự (2016) phát triển dựa trên nghiên cứu của Anderson và Van Wincoop (2003), Anderson và Yotov (2010) là một đề tài cần thiết được nghiên cứu. Đề tài có thể giải đáp các câu hỏi như: "nhân tố nào ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè Việt Nam?" và "tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam tại các thị trường như thế nào?", "các nhà hoạch định chính sách cần điều chỉnh gì trong các chính sách quản lý của mình?". Luận án góp phần hệ thống hóa có sở lý luận về việc ứng dụng mơ hình trọng lực trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đối với thương mại ngành, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngành chè và các nhà hoạch định chính sách thương mại liên quan điều chỉnh các quyết định chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu chè và nông sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w