Thực trạng xuất khẩu chè trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

4.1.2. Thực trạng xuất khẩu chè trên thế giớ

Tại Diễn đàn chè Toàn cầu Dubai lần thứ 7, chè được chỉ ra là đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau nước. Trong số 1,5 nghìn tỷ lít đồ uống khơng cồn (khơng bao gồm nước máy) được con người tiêu thụ hàng năm, chè được tiêu thụ đến 266 tỷ lít - vượt xa các loại đồ uống chế biến sẵn trên thế giới như cà phê, sữa, nước trái cây, đồ uống năng lượng và thể thao và đồ uống có ga.

Biểu 4.3. Tiêu thụ chè trên toàn cầu (Nguồn [123], truy cập ngày 22/4/2021)

Theo số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018, chè được giao dịch nhiều thứ 396 trên thế giới với khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè, tổng sản lượng giao dịch khoảng 1,9 triệu tấn, tương đương với giá trị giao dịch khoảng 7,1 tỷ USD. Từ 2002 đến 2013, giao dịch chè có xu hướng tăng ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình chung về sản lượng là 5%, về giá trị là 11%. Từ 2013 đến nay, thị trường chè có nhiều dấu hiệu bão hịa, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường này hiện nay cung đang vượt quá cầu, khiến cho giá trị giao dịch chững lại, nhiều năm sụt giảm. Thương mại chè chiếm 0,042% tổng thương mại thế giới.

Biểu 4.4. Giá trị và sản lượng giao dịch chè trên toàn thế giới qua các năm

Cũng theo nguồn của ITC, năm 2019, có 163 quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó, 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Kenya, Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu của 5 nước này chiếm 71% sản lượng xuất khẩu chè toàn cầu năm 2019.

Biểu 4.5. Các nước có sản lượng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2019

(Nguồn: [125], truy cập ngày 21/4/2021)

Một đặc điểm nổi bật trong ngành chè đó là mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia trồng chè và có sản lượng chè cao nhất thế giới, nhưng phần lớn được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần còn lại được xuất khẩu. Hiện Kenya là quốc gia xuất khẩu đứng đầu trên thế giới, kế đến là Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ và Việt Nam. Mặc dù khơng phải là nước có sản lượng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc là nhà xuất khẩu có giá trị xuất khẩu chè lớn nhất với giá trị xuất khẩu chè chiếm tới 25% giá trị xuất khẩu toàn cầu nhờ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chè gói và chè hộp) trong khi xuất khẩu chè dạng rời giảm đi. Mặc dù sản lượng xuất khẩu chè đứng thứ 5 nhưng giá trị xuất khẩu chè Việt Nam chỉ đứng thứ 8 (sau Trung Quốc, Sri Lanka, Kenya, Ấn Độ, UAE, Ba Lan, Đức) do chủ yếu xuất khẩu chè đen dạng rời, nên giá trị gia tăng không cao. Giá trị xuất khẩu chè của 8 nước này chiếm 77% giá trị xuất khẩu chè toàn thế giới.

Biểu 4.6. Các nước có giá trị xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2019

(Nguồn: [125], truy cập ngày 21/4/2021)

Hơn nữa, một số quốc gia không phải là quốc gia trồng chè như Anh và Đức, nhưng lại là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu chè đứng trong vị trí 10 nước có kim ngạch xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Những quốc gia này thường nhập khẩu các loại chè nguyên liệu, sau đó tiến hành chế biến, đóng gói và tái xuất sang các quốc gia khác. Điều đó cho thấy giá chè xuất khẩu của các quốc gia rất chênh lệch, tùy thuộc vào từng loại chè: chè đen hay chè xanh và xuất khẩu chè nguyên liệu hay chè thành phẩm, đóng gói sẵn và như vậy hiệu quả xuất khẩu chè của từng quốc gia là rất khác biệt.

Về các sản phẩm chè được giao dịch, về cả số lượng và giá trị, mã hàng 090240 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Từ 2015-2019, trung bình, mã hàng 090240 chiếm 48% về giá trị, 65% về sản lượng. Trong khi, mã hàng 090210 chỉ chiếm 15% về giá trị và 9% về sản lượng, mã hàng 090220 chiếm 12% về cả sản lượng và giá trị.

Biểu 4.7. Tỷ trọng giá trị thương mại các loại chè năm 2019

(Nguồn: Nguồn: [125], truy cập ngày 21/4/2021)

Về giá cả, mức giá trung bình chung cho tất cả các loại chè từ 2001 đến 2019 là 2997.84 USD/tấn. Trong khi giá trung bình mã hàng 090240 chỉ 2449.5 USD/tấn, thấp nhất trong 4 mã sản phẩm, tiếp đến là 090220 (2383 USD/tấn), 090210 (4465 USD/tấn), 090230 (5394 USD/tấn).

Qua biểu 3.7 cho thấy, chè đen dạng rời, đóng gói trên 3 kg (HS 090240) là dạng được giao dịch nhiều nhất, chiếm khoảng 47%. Tuy nhiên, mức giả sản phẩm này cũng thấp nhất thế giới, với khoảng 2449.5 USD/tấn. Các nước xuất khẩu chè đen HS 090240 lớn nhất thế giới là Kenya, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới về loại chè này, tiếp theo là Sri Lanka (18%), Ấn Độ (19%), Trung Quốc (10%), Việt Nam (3%).

Chè đen đóng gói khơng q 3 kg (HS 090230) chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch giao dịch chè thế giới. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu thấp hơn nhưng giá loại sản phẩm này lại cao nhất thế giới, với khoảng 5394 USD/tấn. Các nước xuất khẩu lớn nhất loại chè này là Sri Lanka (chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu), Trung Quốc (12%), Ba Lan (9%), Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (9%) và Anh (5%).

Giao dịch chè xanh đóng gói khơng quá 3 kg (HS 090210) chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch giao dịch chè thế giới. Mức giá trung bình đối với mã hàng này là 4465 USD/tấn. Trung Quốc là nước xuất khẩu chè xanh HS 090210 lớn nhất thế giới, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới, tiếp theo là Nhật Bản (5%), Ba Lan (5%), Đức (5%) và Sri Lanka (4%).

Cuối cùng là chè xanh dạng rời đóng gói trên 3kg (HS 090220) chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch giao dịch chè thế giới. Giá trung bình đối với mã hàng này chỉ cao hơn mã hàng 090240 và thấp hơn hai mã hàng còn lại, với khoảng 2383 USD/tấn. Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới về loại chè này, chiếm trên 64% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Việt Nam (11%), Nhật Bản (7%), Đức (4%).

Tăng trưởng mạnh nhất về giá trị từ 2015-2019 là mã hàng 090220 với 12%, 090210 (5%), 090240 (4%) và cuối cùng 090230 (0%). Tăng trưởng vế số lượng xếp theo thứ tự 090220, 090230, 090240, 090210. Như vậy, nhìn chung chè xanh dưới 3kg (mã 090220) có xu hướng được giao dịch ngày càng nhiều hơn các loại chè khác.

Bảng 4.1. Giá trị chè xuất khẩu theo mã sản phẩm từ 2015-2019

(Nguồn: [125], truy cập ngày 21/4/2021)

Mã sản phẩm 2015 2016 2017 2018 2019 Giá trị (nghìn USD) Số lượng (Tấn) Giá trị (nghìn USD) Số lượng (Tấn) Giá trị (nghìn USD) Số lượng (Tấn) Giá trị (nghìn USD) Số lượng (Tấn) Giá trị (nghìn USD) Số lượng (Tấn) 090210 1118340 193604 1136428 186563 1135491 185432 1195661 183262 1201977 166616 090220 697212 233077 781239 238618 867087 265302 992375 241780 1079718 293826 090230 1980651 320422 2067088 323356 1965139 296525 1740153 240684 1766089 218816 090240 3502233 1267546 3446570 1321354 4108527 1385039 3920980 1384282 3585300 1289110 Qua phân tích cho thấy, những quốc gia xuất khẩu sản phẩm chè đóng gói dưới 3kg, có thương hiệu, thường có giá cao hơn. Những quốc gia xuất khẩu có ưu thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu trong việc trồng chè, rất có lợi thế cạnh tranh về

giá và quy mô sản lượng xuất khẩu, nhất là đối với sản phẩm chè dạng rời, chè nguyên liệu. Tuy nhiên đối với những quốc gia xuất khẩu chè nếu chỉ có duy nhất lợi thế ở khía cạnh tự nhiên này mà khơng tạo ra được các lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố khác, thông thường chỉ xuất khẩu các loại chè nguyên liệu, giá thấp và hiệu quả xuất khẩu không cao bằng những nước xuất khẩu các sản phẩm chè có hàm lượng gia tăng cao hơn.

Mặt khác, các nước có trình độ kinh tế phát triển thường có yếu tố tài trợ về vốn và trình độ khoa học cơng nghệ cao hơn, quy trình sản xuất tốt hơn giúp các quốc gia đó có điều kiện để phát triển các mặt hàng chè tinh chế, chế biến sâu hơn, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu. Ngồi ra, tại các nước này, thu nhập của người dân cao hoặc tương đối cao, do đó, người tiêu dùng trong nước trở nên khắt khe hơn buộc các công ty trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng, đặc điểm của sản phẩm. Do đó, những cơng ty tại những quốc gia đó có ưu thể cung cấp những sản phẩm hồn chỉnh (chè đóng gói) hơn là những sản phẩm thơ (chè ngun liệu) và từ đó xuất ra trên thị trường thế giới có giá cao hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng những quốc gia khơng trồng chè (nghĩa là khơng có những ưu thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, hoặc cây chè khơng hiệu quả bằng các cây trồng hoặc mục đích sử dụng đất khác…), nhưng những quốc gia này có những lợi thế cạnh tranh khác có thể là cơng nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, các yếu tốt tài trợ, quy cách đóng gói sản phẩm… giúp cho các quốc gia này có khả năng xuất khẩu nhiều hơn và với giá cao hơn. Kết quả là những quốc gia này xuất khẩu ở tất cả các mặt hàng chè đều có giá cao hơn, đặc biệt là những mặt hàng chè đã chế biến sâu, có thương hiệu, chè đặc sản, đóng gói dưới 3kg.

Qua phân tích cho thấy, xuất khẩu chè thế giới hiện nay có rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh trong ngành là không nhỏ. Để được thành cơng, ngồi tận dụng điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, lao động giá rẻ, các quốc gia cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề về cơng nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, quy cách đóng gói sản phẩm…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w