Nâng cao khả năng sản xuất chè Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 138 - 142)

- Phương pháp PPML cho hệ số R2 bằng 94%, cao hơn 3 phương pháp OLS và FE, RE.

NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM

6.2.1. Nâng cao khả năng sản xuất chè Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu

và chiều sâu

Mặc dù sản lượng và năng suất của ngành chè đã tăng lên từng năm trong những năm gần đây, nhưng sản xuất chè vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đa dạng về chủng loại, chưa đáp ứng tốt các vấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm, từ đó khiến giá trị xuất khẩu chè Việt Nam tương đối thấp, ngành chè ngày càng suy yếu. Luận án cho rằng, đây là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm sâu sát của Chính phủ, vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý ngành chè, các cấp địa phương để cải thiện các vấn đề này. Dưới đây là một số giải pháp đề xuất cơ bản:

6.2.1.1. Đổi mới công nghệ trong ngành chè

Ứng dụng công nghệ để chế biến sâu và sử dụng toàn diện các sản phẩm chè đã trở thành hướng phát triển chính của ngành cơng nghiệp chè ở Châu Âu, Mỹ, Nhật bản và các nước khác. Đây cũng là một trong những nội dung chính của xu hướng phát triển ngành chè trong tương lai. Ứng dụng đổi mới cơng nghệ vào sản xuất chè cơ giới hóa khơng chỉ làm cho cây chè chuyển từ quảng canh sang thâm canh mà cịn có ưu điểm là nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết

kiệm chi phí hái chè, thúc đẩy hiệu quả xây dựng nông thôn, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, nâng cao thu nhập của nông dân.

Đây cũng là là yếu tố then chốt trong tạo ra các sản phẩm chè có thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ cao để chế biến sâu trong ngành công nghiệp chè đã phá vỡ khái niệm chỉ là đồ uống. Với mức sống và thu nhập ngày càng cao của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ chè đang dần phát triển theo hướng chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa. Các sản phẩm từ cơng nghệ mới, chế biến sâu như chè hịa tan, chè túi, đồ uống chè, chè có chứa miếng và các mặt hàng thực phẩm khác, xà phòng chè, khăn lụa chè và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chè đã được các nhà sản xuất chè trên thế giới đưa ra. Các sản phẩm chế biến sâu chè này có đặc điểm thuận tiện và nhanh chóng, có thể đáp ứng các khách hàng khác nhau, giá cả cao hơn nhiều so với sản phẩm thơ, từ đó mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Do đó, nếu các doanh nghiệp của Việt nam chỉ cung cấp các sản phẩm chính, đơn lẻ với cách uống theo cách pha nước nóng thì khơng thể thích ứng đầy đủ với những thay đổi trong nhu cầu thị trường. Đối với tồn ngành, thơng qua việc áp dụng các công nghệ mới vào chế biến sâu chè, bản thân sản xuất chè cũng sẽ chuyển từ chế biến nông sản và phụ phẩm đơn thuần sang một ngành công nghiệp thực phẩm mới hiện đại.

Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, ngày 25/1/2021, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 118/QĐ-TTg, ban hành Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nơng nghiệp ở vùng nơng thơn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ. Điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ tới vấn đề đổi mới cơng nghệ trong tất cả các ngành của Việt Nam.

Nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, trong những năm gần đây, máy móc chế biến chè của nước ta đã phát triển nhanh chóng, nhưng hiệu quả chung vẫn là có nhiều máy thu nhỏ hơn, ít máy cỡ vừa và lớn hơn, chế biến đơn giản hơn, ít bộ phức tạp hơn và nhiều loại rộng hơn nhưng kém thơng minh hơn. Điều này gây khó khăn cho việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là chế biến sâu chè và đa dạng hóa sản phẩm. Do đó, thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường các giải pháp để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ nâng cấp máy móc sản xuất chè, loại bỏ máy móc chế biến chè cũ, khuyến khích đưa vào sử dụng các máy móc sản xuất chè tiên tiến,

thơng minh tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Một số giải pháp gợi ý như sau:

Thứ nhất, tổ chức các hội thảo giới thiệu các sản phẩm công nghệ trong ngành

chè, phát triển các kênh tài chính linh hoạt nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thay đổi hệ thống máy móc, xây dựng các chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp xuất sắc tham quan các mơ hình sản xuất chè cơng nghệ cao trên thế giới, miễn giảm thuế đối với nhập khẩu dây chuyền công nghệ cao.

Thứ hai, cần có chính sách cải thiện điều kiện nghiên cứu khoa học của doanh

nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp chè có năng lực tạo ra nền tảng phát triển cơng nghệ trình độ cao, thu hút các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học và các lực lượng nghiên cứu khoa học khác đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chè. Sự kết hợp giữa sản xuất, học hỏi và nghiên cứu sẽ giúp ngành chè tập trung vào giải quyết các cơng nghệ then chốt lớn.

Thứ ba, có các biện pháp để duy trì sự đổi mới cơng nghệ của ngành chè. Nhà

nước cần đẩy mạnh việc xây dựng các luật, quy định khuyến khích và bảo hộ đổi mới cơng nghệ, đặc biệt là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngành chè đối với các thành tựu đổi mới công nghệ. Điều này có lợi cho việc huy động mọi người tích cực phát huy tiềm năng đổi mới và thúc đẩy việc phân bổ tối ưu các nguồn lực xã hội. Đồng thời, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về chè không chỉ là ghi nhận tri thức về chè mà còn thúc đẩy và bảo hộ việc nghiên cứu, phát triển chè và các sản phẩm liên quan.

6.2.1.2. Sản xuất chè đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Kết quả từ mơ hình cho thấy, việc ban hành quy trình sản xuất Vietgap đã có tác động tốt đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Đây là quy trình sản xuất chè đảm bảo chất lượng và an toàn, điều kiện cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và tạo thuận lợi thương mại cho nhà sản xuất. Các mục tiêu này có thể đạt được bằng cách thực hiện giám sát các biện pháp đảm bảo chất lượng dọc theo toàn bộ chuỗi thực phẩm và đưa ra những hỗ trợ kịp thời.

Trên thực tế, khi tham gia vào mơ hình sản xuất chè an tồn, người nơng dân sẽ phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, thu hoạch đến chế biến. Đó là hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tăng cường các loại phân bón vi sinh; Q trình sản xuất và chế biến phải được ghi chép nhật ký chi tiết; Sản phẩm chỉ được cấp giấy chứng nhận với sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của cơ quan chức năng. Khi thực hiện các mơ hình, người dân sẽ được hưởng một số hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí để cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên, chương trình hỗ trợ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Quy trình phức tạp như vậy, nhưng thực tế giá bán chè VietGAP khơng cao hơn nhiều, thậm chí có thời điểm chỉ tương đương với sản phẩm chè thông thường. Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu

thông qua tư thương hoặc bán trực tiếp ngoài chợ. Mặc dù một số nơi đã đăng ký được thương hiệu và đóng gói sản phẩm nhưng các đơn đặt hàng cũng rất hạn chế. Xuất phát từ giá bán chè VietGAP khơng cao hơn nhiều, thậm chí đơi khi cịn bị tư thương chê “xấu mã” và nhạt nước để ép giá nên nhiều hộ tuy đã đăng ký tham gia nhưng khơng mặn mà để duy trì. Một số khơng ghi chép thường xuyên nhật ký sản xuất nên không chứng minh được mức độ tin cậy của sản phẩm, dẫn đến mất thị trường tiêu thụ với những khách hàng khó tính.

Một khía cạnh nữa cần đề cập, đó là các mơ hình chè VietGAP hầu hết có quy mơ diện tích nhỏ, trung bình từ 20-30ha, trong khi số lượng thành viên tham gia đông. Do vậy, các thành viên trong Ban quản lý rất khó kiểm sốt chặt chẽ quy trình sản xuất của từng hộ. Mỗi gia đình lại có một phương pháp chăm sóc, chế biến chè truyền thống riêng nên việc đảm bảo tuân thủ quy trình nhiều khi khó thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều hộ dân không ghi chép sổ nông hộ hoặc ghi chép thông tin khơng đầy đủ, do đó khó truy được nguồn gốc và khó kiểm sốt chất lượng sản phẩm chè. Thêm một vấn đề nữa là các mơ hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP sau khi được công nhận vẫn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ và chưa có định hướng tiêu thụ sản phẩm rõ ràng.

Như vậy, mặc dù là định hướng tốt, được nhiều nước trên thế giới công nhận,

các nghiên cứu đánh giá cao, kết quả từ đề tài thêm một lần nữa khẳng định cần thiết nhưng cho đến nay, việc triển khai chương trình sản xuất chè an tồn theo tiêu chuẩn Vietgap vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, các nhà quản lý cần có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ các "nốt thắt" trong việc thực hiện quy trình này cho người dân, doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, một số hàm ý đưa ra như sau:

Thứ nhất, tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ xây dựng những vùng sản xuất

an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tới nơng dân, người sản xuất. Từ đó, mở rộng quy mơ sản xuất chè theo quy trình này. Thơng qua hiệu quả quy mô của sản xuất chè chất lượng cao, một mặt, nó làm giảm chi phí sản xuất và giao dịch, mặt khác, đạt được hiệu quả của lô, đạt được mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của chè Việt Nam.

Thứ hai, tại các vùng sản xuất, cán bộ kỹ thuật cần tận tình hướng dẫn người

dân sản xuất rau đúng quy trình. Từ khâu làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón đến kỹ thuật sơ chế, đóng gói, dán tem nhãn cho sản phẩm. Từ đó, làm thay đổi tập quán sản xuất của các hộ dân.

Thứ ba, thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu người dân cam kết

chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ cam kết.

Thứ tư, thiết lập các bộ phận chuyên trách tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản

phẩm chè an toàn. Đây là yếu tố quyết định cho sự thành cơng của các mơ hình chè VietGAP, do vậy, cần có sự đầu tư cơng sức đủ lớn để "nốt thắt" này được thơng suốt. Từ đó, mới có thể tạo động lực, thu hút người dân mở rộng quy mơ sản xuất chè theo quy trình.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất

chè khơng an tồn cho người tiêu dùng. Đồng thời, có tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap. Từ đó, tạo sự khác biệt về lợi ích giữa sản xuất sản phẩm chè thông thường và chè đạt chuẩn Vietgap. Người dân cũng từ đó thấy rõ được sự cần thiết trong sản xuất chè theo đúng quy trình Vietgap ban hành.

Thứ sáu, Chính phủ cần quan tâm đến việc ươm mầm các tài năng khoa học và

công nghệ trong vườn chè, và thường xuyên phổ biến kiến thức chuyên môn liên quan đến chứng nhận VietGAP và chứng nhận quốc tế khác cho nông dân trồng chè. Ngồi ra, chính phủ cần khuyến khích các cơ sở đào tạo tập trung vào việc trau dồi lý thuyết và thực hành nghề nghiệp trong ngành chè, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân tài kỹ thuật với các trường đại học trong các lĩnh vực liên quan, nghiên cứu thực hiện quy trình thực hiện chứng nhận GAP của quốc tế để học hỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w