CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
4.2.1. Thực trạng tình hình sản xuất chè của Việt Nam
Theo nguồn dữ liệu từ FAOSTAT, sản lượng sản xuất chè Việt Nam có xu hướng tăng ổn định qua các năm, trung bình tăng 3%/năm. Sản lượng chè năm 2019 đạt 269 nghìn tấn, tăng 4% so với 2018, tăng 1,7 lần so với 2006, tăng 8,1 lần so với 1991.
Biểu 4.8. Sản lượng sản xuất chè Việt Nam (Nguồn [124], truy cập ngày
11/4/2021)
,
Xét về chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm chè, theo tài liệu [127], chuỗi giá trị sản phẩm chè đơn giản biểu thị có sự tham gia và tương tác của các bên liên quan, bao gồm người sản xuất lá chè (nông dân), người chế biến chè khô, người bán buôn khô, người bán lẻ và nhà xuất khẩu. Trên thực tế, tùy vào điều kiện từng quốc gia, khu vực, chuỗi giá trị chè là một chuỗi phức tạp, bao gồm ba hoạt động chính là sản xuất lá chè, chế biến chè khô và bán chè khơ. Mỗi bên liên quan có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau. Từ những năm 90 tới nay, chuỗi giá trị chè của Việt Nam về cơ bản là rất đơn giản, các tác nhân tham gia không nhiều, giá trị gia tăng khi đi qua các tác nhân không lớn. Chuỗi gồm bao gồm 3 khâu cơ bản: (1) trồng và chăm sóc chè; (2) chế biến chè; (3) tiêu thụ chè.
Hình 4.1. Chuỗi giá trị chè đơn giản ở Việt Nam (Nguồn: [127])
- Về trồng và chăm sóc chè
Tính đến năm 2020, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, với 123,3 nghìn ha với hơn 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT 14, PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân.6 Theo nhiều đánh giá, những năm 6 Truy cập từ trang web Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè (consosukien.vn) ngày 12/12/2020
gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, đã có một số thành tựu công nghệ được áp dụng trong sản xuất chè nhưng còn thấp kém so với các nước trên thế giới nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
Q trình ni trồng, chăm sóc thu hoạch chè cũng ngày càng được cơ giới hóa, sản xuất chuyển từ quảng canh sang thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất chè hiện nay chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, diện tích manh mún khiến cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở nên khó khăn. Do đó, sản phẩm sản xuất ra khơng đồng đều, kém chất lượng. Bên cạnh đó, đất sản xuất đang bị thối hố dần, nguồn nước tưới ngày càng bị đe dọa bởi các nguồn gây ô nhiễm càng ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Thêm nữa, giá vật tư tăng cao, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc đầu tư thâm canh và mở rộng quy mơ diện tích trong thời gian qua. Mặt khác, quỹ đất trồng chè đang bị cạnh tranh gay gắt với các loại cây trồng khác như: cà phê, hồ tiêu, cam, cao su, cỏ phục vụ chăn nuôi bị sữa, cây chanh leo. Có thể nói, sản xuất chè của Việt Nam hiện nay đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức để có thể tạo ra nguồn hàng chất lượng cao.
Chất lượng nguyên liệu búp chè tươi ảnh hưởng tới 80% chất lượng sản phẩm, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng kỹ thuật thu hái chè chưa được nông dân trồng chè chưa quan tâm đúng làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, quá trình vận chuyển, bảo quản nguyên liệu chè búp tươi không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, khiến chất lượng chè nguyên liệu giảm nhanh sau thu hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng thu gom ngun liệu qua nhiều khâu trung gian khơng những làm tăng giá đầu vào mà cịn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân cơng trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.
- Về chế biến chè
Năm 2018, theo Báo cáo của Bộ Công Thương, con số thực tế hiện nay có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè có quy mơ cơng nghiệp với lực lượng lao động lên đến 220 nghìn người. Tổng cơng suất thiết kế của các doanh nghiệp này ước tính đạt 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày. Ngồi ra, cịn có hàng chục ngàn lị sản xuất chè thủ cơng với quy mơ hoạt động nhỏ ở khắp các vùng trồng chè. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đi đầu về công nghệ và nhận được nhiều hợp đồng lớn, nhiều lời mời hợp tác từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông lâm sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Một số doanh nghiệp đã có cơng nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến so với mặt bằng chung của thế giới. Tuy nhiên, năng lực chế biến nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ. Nhìn chung, máy
móc chế biến chè của Việt Nam đã có nhiều cải thiện nhưng chủ yếu máy cỡ nhỏ, ít máy cỡ lớn và vừa, chế biến đơn giản, ít máy thơng minh [47]. Theo thống kê cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối với ngành chè, công suất chế biến chỉ đạt khoảng 600.000 tấn/năm, chiếm 40% tổng nguyên liệu. Trong đó, 40% cơng nghệ chế biến là chắp vá, lạc hậu. Nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo tồn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mơ nhỏ, số nhà máy có quy mơ lớn không nhiều. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh của ba ngành chè, cà phê và cao su năm 2015, của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), nhìn chung trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp thuộc ngành Chè là ở mức ngang bằng và thấp hơn trình độ chung của thế giới. Một số doanh nghiệp trong ngành đã cố gắng đầu tư hiện đại hố cơng nghệ sản xuất điển hình, nhưng do khơng đồng bộ ở khâu kiểm tra dư lượng chất vô cơ, chất bảo vệ thực vật trong ngun liệu nên có nhiều lơ hàng bị trả lại. Công nghệ lạc hậu, cùng với quản lý chưa đồng bộ dẫn đến tất yếu là việc hàng hóa chất lượng kém, giá thành cao và khó tìm đầu ra.
Hiện nay, nhiều công ty đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO do các tổ chức quốc tế như BVQI, DAS, ITS, ABS - QE, SGS, DNV, TUV Nord, TUV Rheiland, QMS, Global, Quacert, APA. Các hệ thống này cho phép cơng ty có thể giám sát được quy trình chế biến, cơng nghệ sản xuất, thời gian ủ, sao hương đến khi ra thành phẩm. Ngoài ra, xu hướng hiện nay, các nhà nhập khẩu ngày càng yêu cầu cao về quy trình sản xuất cũng như kiểm tra, giám sát sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp chú trọng vào sản xuất nông nghiệp tốt hơn theo các tiêu chuẩn như Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices), Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Integrated Pests Management), Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (Integrated Crop Management - ICM), các tiêu chuẩn như UTZ Certified (của tổ chức Solidaridad - Hà Lan). Tuy nhiên, nhìn chung, chè Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu của các thị trường các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Bên cạnh đó, vấn đề mất cân đối giữa sản xuất và chế biến, phá vỡ các mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ đã được hình thành lâu nay. Sự mất cân đối giữa công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên liệu đã dẫn đến tranh mua nguyên liệu giữa các cơ sở chế biến, làm bất ổn định thị trường. Các cơ sở chế biến nhỏ khơng có vùng nguyên liệu, khi thị trường thuận lợi thì tranh mua nguyên liệu, đẩy giá thu mua lên cao, khi thị trường khó khăn thì khơng tham gia thu mua dẫn đến hiện tượng nguyên liệu chè dư thừa cục bộ gây khó khăn cho người sản xuất chè và các cơ sở chế biến chè đã đầu tư vùng nguyên liệu.
- Về tiêu thụ chè
Hiện cả nước có khoảng 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 55 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Do có q nhiều cơng ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều cơng ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần t có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè nước ta. Hơn nữa, việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn cịn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu. Mặt khác, nhiều cơ sở chế biến nhỏ không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, nên sản phẩm chế biến ra có chất lượng thấp, dẫn đến thương hiệu sản phẩm chè Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng và giảm sút trên thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức cịn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến chưa chặt chẽ. Thương mại còn phụ thuộc vào một số thị trường quen thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài.
Ngồi ra, cơng tác quảng bá thương hiệu của ngành chè cũng được đánh giá chưa tốt khiến chè Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Cũng từ đó mà giá cả và giá trị xuất khẩu chề nước ta chưa có nhiều cải thiện, ngành chè chưa gặt hái được nhiều thành tựu, đời sống người dân trồng chè và các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng chè chưa được cao và ngày càng bấp bênh.