Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý ngành chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 153 - 155)

- Phương pháp PPML cho hệ số R2 bằng 94%, cao hơn 3 phương pháp OLS và FE, RE.

NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM

6.2.8. Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý ngành chè

ngành chè

Nghiên cứu này đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu chè và từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà chức trách liên quan. Qua tìm hiểu của tác giả, Chính phủ nói chung, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học – Cơng nghệ, chính quyền các địa phương là những cơ quan có chức năng chính trong quản lý ngành chè và các vấn đề ngành chè gặp phải. Sự điều hành của bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền các địa phương là rất quan trọng. Nhưng đối với kinh tế ngành, trong đó có ngành chè, cho tới nay, khơng có một văn bản pháp lý nào quy định về bộ phận chuyên trách từng ngành. Điều đó dẫn tới bất cập nhất định trong quản lý ngành.

Đơn cử như vấn đề, chè là một ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế, nhưng trong những năm gần đây, không một văn bản pháp lý nào đặt ra mục tiêu, chiến lược, định hướng trong ngắn hạn và dài hạn cho Ngành. Sự hoạt động của một ngành hàng của một quốc gia trong nền kinh tế thế giới có thể ví như hoạt động của một tập đoàn đa quốc gia. Thương hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp có thể ảnh hường tới các doanh nghiệp còn lại, sự yếu kém của một tác nhân trong chuỗi có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của các khâu còn lại, chuỗi cung ứng dễ dàng bị đứt gãy nếu một trong các khâu không được chú trọng phát triển. Mối quan hệ liên đới lợi ích và hậu quả yêu cầu các vấn đề đang được đặt ra cho toàn ngành phải được giải quyết một cách toàn diện. Theo đề xuất của tác giả, để làm được điều này, yếu tố cần nhất là một "cơ quan đầu tàu" cho toàn ngành.

Các vấn đề nội tại hiện nay của ngành chè đã được các cơ quan quản lý quan tâm bằng việc ra nhiều văn bản pháp lý và hướng dẫn thực hiện. Nhưng do có quá nhiều cơ quan quản lý, mỗi bộ quản lý mỗi mảng và giải quyết các vấn đề một cách rời rạc nên hiệu quả khơng cao. Bên cạnh đó, việc giám sát triển khai, đánh giá kết quả không được đánh giá đầy đủ. Nguồn vốn tài trợ cho các dự án ngành chè khơng ít nhưng khơng có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm trước hiệu quả của dự án. Vì những lý do đó, việc bầu "nhạc trưởng cho tồn ngành" - một tổ chức có cơ sở pháp lý được trao quyền điều hành, cung cấp nguồn tài chính, có mục tiêu hoạt động và chịu trách nhiệm trước kết quả là việc tối cần thiết.

Thời gian qua, Hiệp hội chè Việt Nam, với vai trò là một tổ chức tổ chức xã hội nghề nghiệp đã làm khá tốt chức năng chính của mình, đó là là tổ chức đại diện cho hội viên thuộc ngành hàng trước pháp luật, trong quan hệ đối nội, đối ngoại, có liên quan đến chức năng của Hiệp hội. Hiệp hội chè còn là là cầu nối giữa nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành chè; là đại diện của các doanh nghiệp chè trên thị trường chè quốc tế trong các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên trong tranh chấp thương mại quốc tế; là kênh thông tin trong mở rộng thị trường trong và ngồi nước. Theo ơng Nguyễn Kim Phong Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội chè hồn tồn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng, vừa hạn chế được phiền

hà từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, một trong các cam kết quan trọng là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trị của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Ðiều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Thơng qua Hiệp hội để điều hướng hoạt động của toàn ngành là cách tác động khôn ngoan để hỗ trợ doanh nghiệp trong nhưng vẫn đảm bảo đúng luật, đúng cam kết khi nước ta gia nhập WTO.

Với ý nghĩa to lớn của Hiệp hội, tác giả cho rằng việc phân định một cơ sở pháp lý hồn chỉnh hơn, với mục đích hoạt động rõ ràng, bộ máy kiện toàn, nguồn vốn đầy đủ, trao quyền và gắn nghĩa vụ cho Hiệp hội chè Việt Nam có thể là giải pháp tốt trong việc "hội tụ" một cơ quan đầu não cho ngành hàng này. Chỉ khi có cơ quan đầu não đứng ra chun trách thì ngành chè mới có thể xây dựng mục tiêu phù hợp, triển khai chiến lược hợp lý, điều hành tồn ngành đi đúng hướng. Từ đó, các giải pháp đưa ra mới có tính thiết thực, hiệu quả.

Trên đây là một số hàm ý chính sách mang tính tổng quát, định hướng, tác giả khẳng định rằng Luận án cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách liên quan, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách trong ngành chè. Tuy nhiên, để các biện pháp đưa ra được hiệu quả thì cần sự quan tâm vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt, toàn diện bằng các biện pháp cụ thể của các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh lại một lần nữa, các chính sách nhà nước chỉ đóng vai trị là nhân tố ảnh hưởng nhằm khai thơng dịng chảy thương mại chè. Để đẩy mạnh cường độ lưu thơng dịng chảy hơn nữa phải do doanh nghiệp, nhà sản xuất, người trồng chè – những nhân tố tham gia vào dòng chảy quyết định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w