Giải thích nguyên nhân biến động giá trị xuất khẩu chè Việt Nam từ 2001 đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 131 - 133)

- Phương pháp PPML cho hệ số R2 bằng 94%, cao hơn 3 phương pháp OLS và FE, RE.

5 Cypermethrins 201 6Deltamethrin

5.2.2. Giải thích nguyên nhân biến động giá trị xuất khẩu chè Việt Nam từ 2001 đến

Nam từ 2001 đến 2018

Trong những năm qua, ngành chè Việt Nam đã có sự gia tăng nguồn cung về cả số lượng, chất lượng chè của Việt Nam. Năng suất sản xuất chè trong những năm qua đã có bước tiến đáng kể, sản lượng chè sản xuất tăng 9 lần sau 30 năm. Nguồn cung tăng mạnh trong khi quy mô tiêu thụ chè trong nước khơng có nhiều bước đột phá khiến việc mở rộng thị trường tiêu thụ tại các thị trước nước ngồi khơng còn là nhu cầu mà trở thành áp lực cho sự sống còn của ngành. Cùng với nhịp mở cửa của đất nước, ngành chè đã nỗ lực vươn mình ra thế giới với nguồn cung trong nước luôn trong trạng thái dồi dào về số lượng. Tuy nhiên, việc gia tăng sản lượng đơn thuần hậu thuấn đắc lực cho kim ngạch xuất khẩu chè tăng lên trong khoảng 10 năm đầu thế kỷ XXI. Sau đó, bị cản trở bởi các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các nhà nhập khẩu thuộc các nước phát triển. Đặc biệt, từ 2012 đến nay, các rào cản này trở nên vô cùng chặt chẽ khiến việc gia nhập sang các thị trường thu nhập cao trở nên càng khó khăn đối với ngành chè nước ta.

Đứng trước vấn đề trên, người trồng chè, doanh nghiệp, chính phủ đã cùng nhau tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất với quy trình đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế cho cư dân Việt Nam tăng lên mỗi năm làm cơ sở cho đổi mới cơng nghệ tồn đất nước, trong đó có ngành chè. Thực tế, chất lượng chè Việt Nam đã có bước cải thiện, nhiều chủng loại mới được đưa ra làm hài lịng người tiêu dùng. Việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè cũng đã có tác động tích cực

trong việc thay đổi nhận thức, kỹ thuật canh tác, sản xuất, thu hoạch của người trồng chè. Từ đó, sản phẩm chè Việt Nam đã có nhiều bước cải thiện về độ an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, những nỗ lực này lại gặp phải một điều khơng may đó là xu hướng tiêu dùng chè ở nhiều nước trên thế giới có dấu hiệu chững lại, bão hịa. Trong khi đó, sản lượng chè sản xuất trên toàn cầu lại tăng lên đáng kể, làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho tất cả các nước tham gia sản xuất. Cùng với đó là sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ sản xuất các sản phẩm chè từ các nước tiên tiến trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã nâng tầm giá trị sản phẩm chè có nguồn gốc từ các nước này. Sự lựa chọn của người tiêu dùng một lần nữa lại nghiêng về phía các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khơng phải từ Việt Nam.

Một điều đáng quan tâm hơn nữa thuộc nội tại ngành chè đó là trong khi thu nhập của hầu hết người tiêu dùng trên thế giới đều tăng lên thì thị hiếu tiêu đùng chè của người tiêu dùng chè trên thế giới có thay đổi đáng kể. Họ ngày càng ưa thích các sản phẩm có thương hiệu cao cấp, dễ dàng sử dụng, thiết kế nhỏ gọn bắt mắt, hương vị độc đáo. Điều này xuất phát từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giải trí, sắc đẹp, tiết kiệm thời gian. Những thay đổi này đã phát triển thành xu hướng mạnh mẽ hơn và dài hơn trong thập kỷ quả. Điều này, đặt ra một thách thức không nhỏ, "thay đổi" để "tồn tại" cho toàn ngành chè mà cho tới nay chúng ta vẫn chưa làm được. Do vậy, thu nhập càng cao thì người tiêu dùng càng ít dùng chè Việt Nam.

Mặc dù, nội tại ngành chè những năm qua thể hiện những yếu kém nhất định khiến sản phẩm đầu ra có khả năng cạnh tranh khơng cao. Nhưng xét trên bình diện chung, ngành vẫn nằm trong "môi trường khá thuận lợi" khi dân số thế giới tăng cao, các rào cản thuế quan dần dỡ bỏ và giảm xuống sau nhiều nỗ lực của các chính phủ. Các chính sách mở cửa, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức ASEAN đã làm tăng 3,7 lần xuất khẩu chè Việt Nam sang các nước này. Nhu cầu tiêu dùng chè cao cùng với sự tự do hóa của thị trường EU đã tạo cơ hội cho chè Việt Nam được thâm nhập sâu hơn vào các thị trường nước này tới 1,3 lần so với các thị trường khác. Sự kiện, gia nhập WTO đã mở ra cánh của lớn cho thị trường nông sản của Việt Nam, làm tăng giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam 31% mỗi năm. Bên cạnh đó, chính sách điều hành tỷ giá hối đối cũng cải tiến theo chiều hướng ổn định, có lợi cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, khơng phải nỗ lực "mở đường" nào của Chính phủ cũng mang lại kết quả khả quan cho ngành chè. Các FTA được kỳ vọng sẽ tạo các cú huých mạnh cho xuất khẩu nơng sản nói chung nhưng trên thực tế khơng mang lại dấu hiệu tích cực cho ngành chè. Điều này có lẽ là xuất phát từ hệ lụy của việc chè Việt Nam không vượt qua được các rào cản mà các nước phát triển đã đặt ra, cho nên, dù FTA hiệu quả trong cắt giảm thuế quan nhưng không thể nào "bao che" cho quy trình sản xuất thiếu an tồn của ngành chè Việt Nam. Trong khi đó, song song với việc cắt giảm thuế là các nước trên thế giới tiến hành thắt chặt các rào cản kỹ thuật với mục

đích bảo vệ người tiêu dùng. Chưa kể đến một số nghi ngờ rằng, hàng rào phi thuế chặt chẽ "quá mức" được dựng lên để bảo vệ ngành sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu. Để tận dụng thành quả từ các FTA này, một lần nữa thúc ép ngành chè phải thực sự thay đổi về phương thức sản xuất mạnh mẽ hơn nữa.

Mặc dù, đối với thị trường bán lẻ, chè Việt Nam vẫn lép vế so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng trong thị trường "nguyên liệu", chè Việt Nam vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhà nhập khẩu bởi chúng ta chấp nhận bán với mức giá thấp. Hiện nay, để cải thiện thu nhập trong điều kiện mức giá thấp, các nhân tố trong chuỗi cung ứng chè phản ứng bằng cách sản xuất nhiều thêm. Lý thuyết về sự phụ thuộc của Raúl Prebisch đã chỉ ra điều này sẽ gây bất lợi cho ngành và toàn nền kinh tế khi chúng ta bán "thô" với giá thấp và mua về các sản phẩm chế biến sâu để phục vụ đời sống bằng mức giá cao. Trên thực tế, những năm qua, đời sống các nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị chè Việt Nam khơng có nhiều cải thiện. Để cải thiện vấn đề này, yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm là thay vì sản xuất nhiều sản phẩm kém chất lượng thì sản xuất vừa đủ các sản phẩm chất lượng cao. Điều này chỉ có thể giải quyết khi các vấn đề về cơng nghệ và quy trình sản xuất được quan tâm đúng mức. Và để đưa ngành chè phát triển lớn mạnh, cần sự quan tâm sát sao hơn nữa từ các cấp quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w