KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 155 - 157)

- Phương pháp PPML cho hệ số R2 bằng 94%, cao hơn 3 phương pháp OLS và FE, RE.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để thực hiện các mục tiêu của luận án, tác giả tiến hành tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam, xây dựng cơ sở lý luận cho mơ hình nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu và phân tích kết quả. Cuối cùng, luận án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu, cụ thể như sau:

1. Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam dựa trên nền tảng chủ yếu bằng mơ hình trọng lực cấu trúc, sau đó ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng 5 phương pháp với dữ liệu 18 năm (2001 – 2018), với 5 phương pháp là OLS, FE, RE, PPML, HECKMAN. Và sau đó lựa chọn kết quả theo phương pháp PPML để phân tích kết quả.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới xuất khẩu chè Việt Nam là Sản lượng sản xuất chè của việt Nam, Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP của Việt Nam, Dân số nước nhập khẩu, Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, biên giới chung, Tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước nhập khẩu so với VND, Tư cách thành viên WTO của Việt Nam, Tư cách thành viên ASEAN của nước nhập khẩu, Tư cách thành viên EU của nước nhập khẩu. Các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu chè Việt Nam là Thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, Khả năng sản xuất chè của quốc gia nhập khẩu, Sản lượng sản xuất chè của thế giới, Khoảng cách địa lý, Thuế quan nước nhập khẩu dành cho sản phẩm chè Việt Nam, Hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ. Trong đó:

- Bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất

khẩu nơng sản thế giới bằng mơ hình trọng lực: Sản lượng sản xuất chè (một loại nông sản) của Việt Nam, Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP, Khả năng sản xuất chè của nước nhập khẩu, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ.

- Bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè thế giới bằng mơ hình trọng lực: Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP, Khả năng trồng chè của nước nhập khẩu, Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, Tư cách thành viên của ASEAN, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ.

3. Luận án đã trả lời một số câu hỏi nghiên cứu liên quan đến chính sách của Việt Nam đối với ngành chè như sau:

- Các hiệp định thương mại được không mang lại ảnh hưởng tích cực như dự kiến, ít nhất đối với ngành chè.

- Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thương mại chè của Việt Nam.

- Việc là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu chè Việt Nam.

- Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam có ảnh hưởng tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè ra thế giới.

- Cuối cùng, biến động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến khả năng thâm nhập thị trường thế giới của chè Việt Nam.

4. Dựa trên mơ hình nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích nguyên nhân gây biến động chè Việt Nam từ 2001 đến 2018.

5. Luận án tiến hành ước tính tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam sang một số nước trên thế giới. So sánh thương mại thực tế và tiềm năng ước tính. Kết quả cho thấy tiềm năng thương mại chè Việt Nam ở một số nước đã khai thác rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thị trường bị bỏ lỡ, chưa khai thác hết tiềm năng. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do các yếu tố ngồi mơ hình như tính liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị, chương trình xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, sở thích tiêu dùng chè ở các quốc gia có sự khác biệt, việc điều hành chính sách của của cơ quan quản lý đối với ngành chưa nhất quán.

6. Luận án đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam.

Một số kiến nghị của tác giả về việc thực hiện tiếp theo của luận án:

Luận án thực hiện nghiên cứu định lượng các nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam trên góc độ vĩ mơ nhằm cung cấp thơng tin cho các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù, sự ảnh hưởng của các nhân tố này là rất quan trọng. Tuy nhiên, dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành chè, cần thiết có thêm các nghiên cứu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và để xuất các giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngồi ra cịn có các nhân tố khác nằm ngồi khoảng thời gian nghiên cứu (như Sự tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam, Sự bùng phát của đại dịch Covid- 19, Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung, hoặc những biến động của kinh tế thế giới). Điều này cần được thực hiện trong các nghiên cứu khác./

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w