Đánh giá tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 133 - 137)

- Phương pháp PPML cho hệ số R2 bằng 94%, cao hơn 3 phương pháp OLS và FE, RE.

5 Cypermethrins 201 6Deltamethrin

5.2.3. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giớ

nước trên thế giới

5.2.3.1. Đánh giá chung

Mơ hình trọng lực xác định hệ số của các biến số đưa vào dựa trên dữ liệu thực tế của các biến số theo thời gian. Từ đó, bằng các kỹ thuật định lượng, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên và tìm ra quy luật ảnh hưởng của các nhân tố thông qua hệ số của các biến đại diện được đưa vào. Quá trình lựa chọn biến, thu thập dữ liệu, tiến hành ước lượng, tìm ra hệ số của các biến được coi là quá trình khám phá các thành phần ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại mà bằng mắt thường hoặc các kỹ thuật thống kê đơn giản không thể quan sát được. Theo như vậy, giá trị xuất khẩu chè tiềm năng của Việt Nam, nếu chỉ ảnh hưởng bởi các nhân tố được đưa vào mơ hình bằng giá trị ước tính của biến phụ thuộc của mơ hình. Khi đó, khơng có sai số, giá trị thực tế hồn tồn khớp với giá trị ước tính. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị này thường có khoảng cách chênh lệch so với ước tính của mơ hình. Nếu giá trị ước tính thấp hơn giá trị thực tế, điều này có nghĩa, bằng nhiều biện pháp khác nhau nằm ngồi mơ hình, Việt Nam đã khai thác tốt tiềm năng thương mại tại các thị trường này. Cịn ngược lại, nếu giá trị ước tính cao hơn giá trị thực tế, có nghĩa Việt Nam đã bỏ lỡ tiềm năng tại các thị trường này do có yếu tố hạn chế nằm ngồi mơ hình.

Dựa vào kết quả ước lượng bằng phương pháp PPML, các hệ số sẽ được sử dụng để ước tiềm năng của xuất khẩu chè Việt Nam như sau: Giá trị thực tế và giá

trị ước tính của 47 thị trường, trong 18 năm đạt 1.838 triệu USD. Trong tổng số 740 quan sát tương ứng với 740 năm đầy đủ dữ liệu tại 47 thị trường thì có 482 năm có giá trị ước tính lớn hơn giá trị thực tế, cịn lại 258 năm giá trị ước tính nhỏ hơn thực tế. Điều này có nghĩa phần lớn các thị trường chưa được khai thác đầy đủ qua các năm. Trong đó 232 năm có giá trị ước tính xấp xỉ với giá trị ước tính (sai lệch khơng q +/-100 nghìn USD). Có 190 năm tại các thị trường có giá trị ước tính cao hơn thực tế 1 triệu USD, 92 năm có giá trị ước tính cao hơn thực tế 2 triệu USD, 49 năm có giá trị ước tính cao hơn thực tế 3 triệu USD, 9 năm có giá trị ước tính cao hơn giá trị thực tế 100 triệu USD.

5.2.3.2. Đánh giá theo thị trường

Xét trung bình chung 18 năm tại 47 thị trường nghiên cứu thì có 25 thị trường có giá trị trung bình ước tính cao hơn thực tế, 22 thị trường có giá trị trung bình ước tính thấp hơn thực tế. Xét về giá trị tuyệt đối, các thị trường mà Việt Nam khai thác vượt mức tiềm năng nhiều nhất là Nga, Pakistan, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn Độ, Ả rập Saudi. Các thị trường bị bỏ lỡ nhiều nhất là Vương Quốc Anh, Hồng Kông, Nhật Bản, Bangladesh, Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập, Mỹ, Maroc, Pháp, Campuchia, Italy. Các thị trường còn lại mức chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị tiềm năng xấp xỉ nhau chứng tỏ sai số giữa giá trị ước tính và thực tế là không đáng kể, các nhân tố nằm trong mơ hình đã giải thích được hầu hết thương mại tại các thị trường này. Một số thị trường có tiềm năng ước tính chênh lệch cao so với thực tế đạt được là do ảnh hưởng của một số nhân tố nằm ngồi mơ hình như thị hiếu, sở thích người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau là khác nhau; sản phẩm chè Việt Nam có thể tương thích với một số thị trường hoặc ngược lại; chất lượng chè Việt Nam thấp so với thế giới; các chính sách tiếp cận thị trường, xúc tiến quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam tại các thị trường khơng đồng đều dẫn tới hiệu quả của việc khai thác tiềm năng tại các thị trường trên thế giới khơng giống nhau; các chính sách nhập khẩu của các chính phủ khác nhau và khác nhau giữa các thời điểm ở một chính phủ.

Bảng 5.6. Tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam (Nguồn: Tác giả tính tốn

Nhìn chung, kết quả phân tích tiềm năng trên cho thấy trong 18 năm nghiên cứu, dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, xuất khẩu chè của Việt Nam ở nhiều năm và nhiều thị trường đạt đạt được kết quả tốt. Điều đó thể hiện giá trị xuất khẩu chè thực tế ở một số thị trường đã vượt quá so với giá trị tiềm năng ước tính.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn nhiều thị trường chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để tiềm năng, khiến một khối lượng thương mại đáng kể bị bỏ qua. Điều này có thể do đã có nhân tố ngồi mơ hình tác động khơng đồng đều đến dịng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam đến các nước trên thế giới. Sự tác động không đồng đều này giữa các thị trường có thể là các chính sách từ chính phủ Việt Nam khơng nhất qn, thị hiểu, sở thích của người tiêu dùng ở các thị trường là khơng đồng đều, chính sách xúc tiến thương mại đã có sự thiên lệch đáng kể giữa các thị trường, quy định tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu tại các thị trường có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Đây là cơ sở quan trọng để trong chương sau tác giả bổ sung một số hàm ý chính sách đối với các nhân tố nằm ngồi mơ hình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè Việt Nam trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w