Phƣơng pháp giản đơn (phƣơng pháp trực tiếp )

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giấy rạng đông (Trang 38 - 141)

Điều kiện: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, chu kỳ ngắn.  Nội dung: = + - -- - = + - - 1.8.2.2 Phƣơng pháp hệ số: Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng nguyên liệu tạo ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.

Nội dung:

Doanh nghiệp xây dựng hệ số tính giá thành trên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn một loại sản phẩm làm tiêu chuẩn có hệ số

tính giá thành là 1, công việc tính giá thành đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: + Bước 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn

Số lƣợng sản phẩm quy chuẩn = ∑QiHi Qi: Khối lƣợng sản phẩm loại i hoàn thành. Hi: Hệ số quy đổi của sản phẩm i.

+ Bước 2: Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm (theo phƣơng pháp giản đơn ) ∑Znhóm=

+ Bước 3: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn: CPSXDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Các khoản làm giảm chi phí + Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn ∑ Znhóm

Tổng khối lƣợng sản phẩm quy chuẩn = Tổng giá thành sản phẩm CPSXDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Các khoản làm giảm chi phí CPSXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm sản lƣợng sản phẩm hoàn thành =

24

+ Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:

1.8.2.3 Phƣơng pháp tỷ lệ:

Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong trƣờng hợp cùng một quy trình công nghệ tạo ra đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau.

Nội dung: Phƣơng pháp tính

+ Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm tính cho từng khoản mục chi phí bằng phƣơng pháp giản đơn (Z ).

+ Bước 2: Xác định tổng giá thành định mức nhóm sản phẩm từng khoản mục chi phí (Zđm).

Zđm = ∑SiZiđm Si: Số lƣợng thành phẩm thực tế sản phẩm i. Ziđm: Giá thành định mức đơn vị sản phẩm i.

+ Bước 3: Tính tỷ lệ tính giá thành của từng khoản mục chi phí (Ti)

+ Bước 4: Xác định tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm từng khoản mục chi phí:

Zi = Ziđm T

1.8.2.4 Phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ:

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu đƣợc sản phẩm phụ

vừa thu đƣợc sản phẩm chính, do đó để tính giá thành sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.

Nội dung: Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm i = sản phẩm chuẩn Giá thành một  Hi Tổng giá thành thực tế sản phẩm i = thực tế sản phẩm i Giá thành đơn vị Qi  Z Zđm T =

25

- Đối tƣợng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ. - Đối tƣợng tính giá thành: sản phẩm chính.

- Phƣơng pháp:

+ Xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm chính và phụ - từng khoản mục chi phí : bằng phƣơng pháp giản đơn.

+ Xác định giá trị sản phẩm phụ là giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giá bán…

Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn phải tính giá trị sản phẩm phụ từng khoản mục chi phí dể loại trừ.

Xác định tỷ lệ giá trị sản phẩm phụ / giá thành sản phẩm chính và phụ (T)

Xác định giá trị sản phẩm phụ - từng khoản mục chi phí Pi = Ci  T

Trong đó:

Pi : Giá trị của sản phẩm phụ - khoản mục chi phí i

Ci : Chi phí sản xuất sản phẩm chính và phụ - khoản mục chi phí i

Nếu giá trị sản phẩm phụ bé thì tính toàn bộ giá trị sản phẩm phụ là chi phí nguyên vật liệu chính để loại trừ.

+ Xác định tổng giá thành sản phẩm chính – từng khoản mục chi phí Z = Dđk + C – Dck – G – P

Trong đó:

P : Giá trị sản phẩm phụ

1.8.2.5 Phƣơng pháp phân bƣớc

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Quy trình công nghệ nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tạo ra mỗi bán thành phẩm, bán thành phẩm giai đoạn trƣớc là đối tƣợng chế biến giai đoạn sau.

Tỷ lệ giá trị SP phụ / giá thành sản phẩm chính và phụ (T) Giá trị SP phụ Giá thành sản phẩm chính và phụ =

26

Nội dung: Bao gồm 2 phƣơng pháp

Phƣơng pháp này giá thành bằng tổng cộng giá trị các bán thành phẩm từng giai đoạn sản xuất.

Z = Z1 + Z2 +....+ Zn

Phƣơng pháp này có 2 cách tính giá thành:

- Cách 1: Không tính giá bán thành phẩm – Kết chuyển chi phí song song ở cách này thì lƣu ý:

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của phân xƣởng 1 bao gồm chi phí sản xuất bán thành phẩm dở dang đầu kỳ ở phân xƣởng 1 và giá thành của bán thành phẩm phân xƣởng 1 ở các phân xƣởng khác.

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của phân xƣởng 2 bao gồm chi phí sản xuất của phân xƣởng 2 trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phân xƣởng 2 trong giá thành bán thành phẩm ở phân xƣởng 2,3..

- Cách 2: Có tính giá bán thành phẩm – Kết chuyển chi phí tuần tự

ở cách tính này thì giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trƣớc chuyển sang giai đoạn sau trở thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.8.2.6 Phƣơng pháp liên hợp:

Áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất sản phẩm, mà do tính chất quy trình công nghệ tính chất sản phẩm, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: Phƣơng pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ...

1.9 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng tại một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: nghiệp chủ yếu:

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Do doanh nghiệp này thƣờng có chu kỳ sản xuất ngắn nên việc tính giá thành vào cuối tháng theo phƣơng pháp trực tiếp.

Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Đối tƣợng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng, đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chƣa hoàn thành cuối kỳ thì toàn bộ CPSX đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó coi là giá trị SPDD cuối kỳ.

27

Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chi phí liên tục: Đối tƣợng tập hợp chi phí là giai đoạn chi phí hay giai đoạn công nghệ. Đối tƣợng tính giá thành có thể là bán thành phẩm của giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Doanh nghiệp sản xuất có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ: Nếu có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lƣợng phục vụ không đáng kể thì CPSX tập hợp riêng cho từng bộ phận, giá thành sẽ đƣợc tính theo phƣơng pháp trực tiếp. Nếu có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ thì có thể dùng phƣơng pháp phân phối theo giá thành kế hoạch một lần hoặc dùng phƣơng pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu hoặc dùng phƣơng pháp đại số.

28

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ

29

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển công ty:

Tên công ty: Công ty cổ phần giấy Rạng Đông

Tên giao dịch: RANGDONG PAPER JOTNT STOCK COMPANY Tên viết tắt: RAPACO

Trụ sở: Thôn Phƣớc Ty – Diên Phƣớc – Diên Khánh – Khánh Hòa Mã số thuế: 4200485207

Điện thoại: 0583780914- 3780121 Fax: 0583780123

Email: Cophanrd@dug.vnn.vn

Công ty cổ phần giấy Rạng Đông đƣợc thành lập ngày 02 tháng 10 năm 1995 chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 04 năm 1996.

Tiền thân công ty là cơ sở sản xuất bao bì do xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Khánh Hòa thành lập. Trong quá trình hoạt động do nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho cơ sở bao bì Carton của xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Khánh hòa, sự ƣa thích sản phẩm bao bì của thị trƣờng ngày càng tăng cùng với sự khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhà nƣớc. Ngày 02/10/1995 cơ sở chính thức tách khỏi xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Khánh Hòa trở thành công ty cổ phần giấy Rạng Đông (theo QĐ 2571/UBND Khánh Hòa ) với tổng số vốn ban đầu 5,2 tỷ đồng, trang thiết bị vỏn vẹn có 1 dàn xeo đã qua sử dụng, với công suất thiết kế 4.000 tấn/năm và 3.490m2 nhà xƣởng.

Trong buổi đầu hoạt động, do khó khăn về vốn phục vụ đầu tƣ xây dựng cơ bản và vốn phục vụ kinh doanh, trình độ lao động, năng lực quản lý hạn chế, thiếu hiểu biết về công nghệ sản xuất giấy, dẫn đến tình trạng đầu tƣ mang tính chắp vá, không đồng bộ, đầu tƣ thiếu nghiên cứu, một số công trình xây dựng máy móc thiết bị đƣa vào sử dụng chƣa hết khấu hao đã dỡ bỏ, nâng cấp. Do đó những năm đầu công ty thua lỗ vì gánh chịu một khoản chi phí khấu hao nhanh của các tài sản bị tháo dỡ.

30

Từ năm 2002 đến nay nhờ mạnh dạn trong công tác đổi mới máy móc thiết bị, trong đó bƣớc đột phá đáng kể là việc thay thế lò hơi đốt bằng dầu FO sang đốt bằng vỏ hạt điều và than đá, đẩy mạnh nâng cao tay nghề đội ngũ lao động, chất lƣợng quản lý ngày càng cao, đã tạo điều kiện cho công ty phát triển đi lên.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: 2.1.2.1 Chức năng: 2.1.2.1 Chức năng:

Công ty cổ phần giấy Rạng Đông thuộc sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Khánh hòa, chuyên sản xuất các loại giấy (giấy Duplex, Kraft, Medium, Tisue...) và nguyên liệu giấy, cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Công ty có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, hạch toán kế toán một cách độc lập, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác.

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

Công ty chủ yếu sản xuất các loại giấy và nguyên liệu giấy góp phần ổn định và phát triển thị trƣờng giấy trong nƣớc, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ổn định công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động.

Chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Nhà Nƣớc, thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định hiện hành, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà Nƣớc. Thực hiện phân phối kết quả lao động, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Góp phần bảo vệ môi trƣờng, an ninh trật tự khu vực.

2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại doanh nghiệp 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý:

Hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông bầu chọn là cơ quan quản lý cao nhất toàn quyền nhân danh công ty giải quyết các vấn đề quyền lợi, mục đích của công ty. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

31

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh của công ty, có quyền yêu cầu chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp khi cần thiết có nhiệm vụ phối hợp ban giám đốc điều hành sản xuất.

Ban giám đốc: Là ngƣời điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, cổ đông, hội đồng quản trị về nghĩa vụ đƣợc giao. Thay mặt công ty trong giao dịch với nhà nƣớc và các đơn vị kinh tế khác.

Trƣởng phòng TCHC PGĐ công nghệ Phòng KHCN

Giám đốc Ban kiểm soát

PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Kế toán trƣởng Tổ điện nƣớc Tổ cơ khí Phòng KD Cửa hàng Phòng tài vụ Phòng TCHC Xƣởng 2 Xƣởng 3 Xƣởng lò hơi Xƣởng xén Bộ phận nghiền bột Bộ phận bốc xếp Bộ phận tách lựa Hội đồng quản trị Xƣởng 1

32

Giám đốc đƣợc quyền quyết định chi trong khoảng 500 triệu để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ đã qua xét duyệt.

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực đƣợc phân công, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thuộc sự quản lý. Nếu các phó giám đốc có công việc liên quan đến lĩnh vực phụ trách cần phải bàn bạc để giải quyết.

Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi có ủy quyền.

Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu tham gia tham mƣu kiện toàn cơ cấu và sản xuất, quản lý hồ sơ lao động của nhà máy, đề nghị tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất, khen thƣởng, kỷ luật và tổ chức thi đua.

Xây dựng cách tính lƣơng, đơn giá tiền lƣơng cho các bộ phận trong doanh nghiệp, cập nhật thông tin theo văn bản mới nhất về chế độ lƣơng, thƣởng của ngƣời lao động.

Soạn thảo, lƣu trữ văn thƣ hành chính.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Tổ chức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ, tổ chức tìm kiếm ký kết các hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp yếu tố đầu vào cũng nhƣ khách hàng tiêu thụ.

Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Xây dựng, đề xuất giám đốc ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động.

Phòng kế toán tài vụ: Đảm bảo quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng vốn đúng chế độ quy định, đảm bảo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn.

Cung cấp thông tin kế toán, tài chính theo nguyên tắc thống nhất, mang tính chuẩn mực cho việc đƣa ra quyết định cho mọi đối tƣợng sử dụng thông tin.

Phòng khoa học công nghệ: Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm điều động sản xuất đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch.

Nghiên cứu mẫu mã mới cho sản phẩm, thực hiện thí nghiệm liên quan công nghệ sản xuất giấy.

Đảm bảo bộ phận KCS: kiểm tra chất lƣợng sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào.

33

Bộ phận trực tiếp sản xuất: Xƣởng 1: Sản xuất giấy bao bì, cung cấp hơi cho sản xuất

Xƣởng 2: Sản xuất bột giấy Xƣởng 3: Sản xuất giấy tiêu dùng

Bộ phận gián tiếp sản xuất: Tổ điện, tổ cơ khí, tách lựa, bốc xếp, phòng KHCN

2.1.3.2 Tổ chức bộ máy sản xuất

Phòng khoa học công nghệ: Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc vận hành một cách liên tục.

Xƣởng 1: Tổ chức vận hành hệ thống xeo giấy - Xƣởng lò hơi: Cung cấp hơi cho hệ thống máy xeo

- Phân xƣởng xén: Vận hành hệ thống máy cắt biên, sang cuộn

Xƣởng 2: Tổ chức vận hành hệ thống thiết bị sản xuất các loại giấy - Phân xƣởng bột: Cung cấp bột giấy cho các máy xeo

- Bộ phận bốc xếp: Phụ trách bốc xếp nguyên liệu giấy

- Bộ phận tách lựa: Phân loại giấy phế liệu theo yêu cầu của từng loại giấy

Xƣởng 3 : Tổ chức vận hành hệ thống xeo giấy

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất

Phân xƣởng xén Kho Xƣởng lò hơi PGĐ sản xuất Xƣởng 3 Phòng KHCN Xƣởng 1 Xƣởng 2 Phân xƣởng bốc xếp Phân xƣởng tách lựa Phân xƣởng SX bột

34

2.1.4 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm. 2.1.4.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giấy rạng đông (Trang 38 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)