6. Những đóng góp của đề tài
3.2.5. Sản phẩm thay thế
Các hoá chất hiện đang được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có thể được
chia làm ba loại:
- Loại thứ nhất bao gồm các hoá chất. Loại này gồm có chloramphenicol,
thuốc diệt nhuyễn thể organotin, malachit xanh lục và có khả năng là cả một số
phốtphát hữu cơ.
- Loại thứ hai gồm có các hoá chất có thể được sử dụng một cách an toàn nếu
tuân theo các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, nhưng lại có nguy cơ đối với môi trường và sức khoẻ con người nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ dùng liều lượng
quá mức, hoặc không trung hoà được, hoặc không pha loãng trước khi thải ra, hoặc
thiếu các thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết.
- Loại thứ ba gồm có các loại có thể an toàn về mặt môi trường trong hầu hết các trường hợp nhưng lại có hại đối với một số địa điểm đặc biệt vì các thuộc tính đơn nhất của các địa điểm này. Vì vậy, lựa chọn đúng các địa điểm trại nuôi có thể
giảm đáng kể tác động về mặt môi trường của các hoá chất dùng trong nuôi trồng
thuỷ sản.
Qua phân tích trên ta thấy được một vài nhược điểm không thể tránh khỏi khi
sử dụng các loại hóa chất trong quá trình NTTS. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra được một loại sản phẩm thay thế rất
tốt cho TTYTS. Đó là dùng các thảo dược để trị bệnh cho thủy sản nuôi. Đây là một
loại thuốc đông y có thể sử dụng trong NTTS và thân thiện hơn với môi trường
Các loại thảo dược đó là:
- Cây sở:
Tên khác: trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè
Tên khoa học: Camellia sasanqua Thumb. [Thea sasanqua (Thumb.) Nois], thuộc họ chè (Theaceae)
Khô sở trong có chứa nhiều saponozit làm thuốc trừ sâu, duốc cá. F Guichard và Bùi Đình Sang đã chiết được 28% saponozit từ khô sở. Hợp chất Saponozit chiết
từ khô sở, khô hạt chè dại, dùng để diệt khuẩn, diệt cá tạp.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc có cây cùng giống với sở và loài khác gọi là cây du trà, tên khoa học Camellia oleosa (Lour Rehd.) hay Thea oleosa Lour, Camellia drupifera Lour. Trong khô hạt du trà ép dầu có chứa Saponin. Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sản xuất Saponin, nên khi dùng xem hướng dẫn của nhà sản
xuất, thường liều dùng 15g/m3 nước.
- Cây sòi:
Tên khác: ô cữu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tự thủ.
Tên khoa học: Sapium sebiferum(L) Roxb. Họ thầu dầu Euphorbiaceae
Lá sòi được dùng để trị bệnh thối rữa mang, bệnh trắng đầu của cá.
Phương pháp dùng:
+ Để phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao.
+ Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước)
Liều dùng: Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg
vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước
- Tỏi
Tên khoa học: Allium sativum L
Họ hành tỏi: Liliaceae
Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày, dùng 50 gram củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị
bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn,
mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
- Cây cỏ sữa lá nhỏ:
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Buron Họ thầu dầu: Euphorbiaceae
Theo tài liệu nước ngoài, cây cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng lại còn có tác dụng ngưng máu trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, bệnh
thối rữa mang của cá do vi khuẩn gây ra.
Liều dùng: 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột +
20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.
- Cây xuyên tâm liên:
Tên khác: cây cồng cộng, lam khái liên, khổ đảm khảo.
Tên khoa học: Andrographus panicullata (Burmif.f) Họ ô rô: Acanthaceae.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng, ức chế vi khuẩn tăng cường hiện tượng thực bào của tế bào bạch cầu.
Liều dùng: Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên
khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi c ho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5-7 ngày.
- Cây sài đất:
Tên khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc.
Tên khoa học: Weledia calendulacea (L). Less. Thuộc: Họ cúc Asteraceae
Đã thử nghiệm trên vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây bệ nh nhiễm trùng xuất
huyết đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi lồ ng, đường kính vòng mẫn cảm của vi khuẩn với dịch c hiết Sài đất là 11-20mm (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 1992 ). Kết quả thử tác dụng của
(Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn (Bùi Quang Tề, 2006).
- Cỏ nhọ nồi:
Tên khác: Cây cỏ mực, hạn liên thảo
Tên khoa học: Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc: Asteraceae
Kết quả thử tác dụng của các ca o tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với
3 vi khuẩn: V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila - Bùi Quang Tề, 2006. Đồng
thời, bột Cỏ nhọ nồi ph ơi khô nghiền bột là một trong thành phần của thuốc KN-04-12.
- Chó đẻ răng cưa:
Tên khác: Diệp hạ châu, Diệp hoè thái, Lão nha châu, Prak phú (tiếng Campuchia)
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L. Họ thầu dầu: Euphorbiaceae
Đã thử tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11-20mm (Bộ môn
bệnh cá Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 1993. Liều dùng cho cá giống liều dùng của cây Sài đất, nhọ nồi. Bột khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN - 04- 12.
- Cây xoan:
Tên khoa học: Melia azedarach L.
Họ xoan: Meliaceae.
Tên khác: cây Sầu đông, Sầu đâu, cây Xoan trắ ng, cây Xuyên luyện, cây Dốc hiên.
Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá Xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 kg/m3. Trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh
trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá
hương, cá giống. Bón 0,4 - 0,5 kg/m3 trị bệnh Lernaosis.
- Cây cau:
Tên khác: cây tân lang, binh lang
Tên khoa học: Areca catechu L Họ cau dừa: Arecaceae
Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá trê - Theo Bùi Quang Tề, 1985. Liều dùng: 4g hạt cau/1kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.
Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm
cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1g hạt cau/2kg thức ăn cho ăn liên tục
trong 7 ngày.
- Hạt bí ngô:
Bí ngô: Cucurbita pepo L
Bí rợ: Cucurbita moschata Duch. Họ bí: Cucurbitaceae.
Hạt bí ngô dùng trị giun, sán dây cho cá. Liều dùng: hạt Bí ngô nghiền bột
trộn với cám cho cá ăn theo tỷ lệ 1:2, cho ăn liên tục 3 ngày.
- Cây keo giậu:
Tên khác: Cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân.
Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. Tên họ: Trinh nữ - Mimosaceae.
Theo bùi Quang Tề - 1984 đã thí nghiệm tẩy giun cho cá trê đen, liều lượng
2 g bột hạt keo khô/1kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết quả tẩy được giun
trong ruột và dạ dày cá trê.
- Dây thuốc cá:
Tên khác: Dây duốc cá, dày mật, dày có, dày cát, lầu tín, Tubaroot (Anh),
Derris (Pháp).
Tên khoa học: Derris elliptica Benth, Derris tonkinensis Gagnep.
Họ cánh bướm: Falaceae
Ở nước ta, dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao ương nuôi
tôm giống, tôm thương phẩm. Cách dùng: Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra
chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15-20cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau
Sự có mặt của loại thuốc từ thảo dược ảnh hưởng khá đáng kể đến công ty.
Một số lớn công ty sản xuất thuốc đã chú trọng đến việc sản xuất sản phẩm dạng
này. Với điểm mạnh là hiệu quả đạt được trong quá trình sử dụng cả về năng suất và chất lượng thủy sản cũng như không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nuôi. Đây
thực sự là một ưu thế đặc biệt của sản phẩm này.
Bảng 3.14: Nhận định cơ hội – nguy cơ đối với mặt hàng TTYTS của công ty: (Ghi chú: Cơ hội – O, Nguy cơ – T).
Yếu tố Ảnh hưởng đến TTYTS O/T
Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược thay thế TTYTS
Nguy cơ giảm sản lượng tiêu thụ
của khách hàng.
T
3.3. MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
Để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, tác giả đã tiến hành tham khảo ý
kiến của 10 chuyên gia là Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng khu vực, các
Trưởng phòng của công ty TNHH Long Sinh và 01 chuyên gia tư vấn thị trường
cho Công ty TNHH Long Sinh – Aquamarine Co, Ltd – Đài Loan. Qua phiếu xin ý
kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong công ty. Dựa
trên số điểm được các chuyên gia cho để tính các giá trị trung bình của mức độ quan
trọng và tính trọng số cho mức độ quan trọng của mỗi yếu tố bên trong của công ty.
Dựa trên số điểm về mức độ mạnh yếu của từng yếu tố quan trọng được cho
bởi 10 chuyên gia để tính giá trị trung bình về mức độ mạnh yếu cho mỗi yếu tố bên trong của từng công ty.
Cột điểm số có trọng số về mức độ mạnh yếu của mỗi yếu tố bên trong của
các công ty là tích số của 02 cột: Trọng số và điểm trung bình về mức độ mạnh yếu
cho mỗi yếu tố bên trong của từng công ty.
Số điểm được tính theo mức độ mạnh yếu của từng yếu tố quan trọng, quyết định lợi thế cạnh tranh của các công ty, thang điểm sử dụng là 10 điểm, 1 là điểm
yếu nhất, 10 là điểm mạnh nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng như
Bảng 3.15: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Những yếu tố quan trọng Trọng
số Công ty K&H Công ty Bio
Công ty Nam Long Công ty Sitto Việt Nam Công ty TNHH Long Sinh Chất lượng sản phẩm 0.127 7.00 0.892 6.60 0.841 7.00 0.892 7.00 0.892 7.20 0.917 Uy tín nhãn hiệu 0.127 7.00 0.892 7.80 0.994 6.75 0.860 6.60 0.841 8.00 1.019 Năng lực sản xuất 0.089 6.67 0.592 7.50 0.666 6.67 0.592 6.00 0.533 7.00 0.622 Kỹ năng công nghệ 0.100 6.00 0.602 8.25 0.828 6.33 0.636 6.25 0.627 7.00 0.703 Khả năng phân phối 0.120 7.75 0.928 8.20 0.981 8.50 1.017 7.20 0.862 7.20 0.862 Năng lực phát triển sản phẩm 0.104 7.50 0.782 8.20 0.855 7.25 0.756 6.40 0.667 7.00 0.730 Nguồn lực tài chính 0.108 6.67 0.721 8.00 0.865 6.67 0.721 7.33 0.793 7.50 0.811 Khả năng cạnh tranh về giá 0.100 7.50 0.753 8.50 0.853 8.25 0.828 7.25 0.728 7.20 0.723 Khả năng phục vụ khách hàng 0.124 7.75 0.958 7.25 0.896 7.50 0.927 7.75 0.958 7.40 0.914 Tổng số có trọng số 1.000 7.119 7.779 7.228 6.900 7.300
Nhận xét: Bảng trên cho ta thấy tổng số điểm quan trọng của Công ty Bio là
7.779, là đối thủ mạnh nhất, tức là các chiến lược của họ ứng phó tốt nhất đối với
các yếu tố có vai trò quan trọng cho sự thành công. Tổng số điểm của Công ty Long
Sinh là 7.3, sau Bio. Đây là mức độ cạnh tranh trên trung bình. Điều này cũng
chứng tỏ được rằng các chiến lược của Công ty có khả năng ứng phó khá tốt đối với
các yếu tố có vai trò quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, ta có thể thấy rằng, so với các đối
thủ cạnh tranh trong khu vực, khả năng cạnh tranh của long Sinh là tốt về chất lượng cũng như uy tín nhãn hiệu. Còn khả năng phân phối, khả năng phục vụ khách
hàng và khả năng cạnh tranh về giá của Long Sinh là còn yếu hơn so với đối thủ. Như vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực,
Công ty TNHH Long Sinh cần hoàn thiện mình hơn, quan tâm đến việc mở rộng
mạng lưới phân phối cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ chuyên môn cao để làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. Đồng thời, Công ty cũng
cần làm tốt công tác tiết kiệm chi phí, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá.
3.4. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRUỜNG BÊN NGOÀI (EFE MATRIX) NGOÀI (EFE MATRIX)
Để xây dựng ma trận dánh giá các yếu tố bên ngoài, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia là Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng
khu vực, các Trưởng phòng của công ty TNHH Long Sinh và 01 chuyên gia tư vấn
thị trường cho Công ty TNHH Long Sinh – Aquamarine Co, Ltd – Đài Loan. Qua phiếu xin ý kiến chuyên gia đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công ty. Dựa trên số điểm được các chuyên gia cho để tính các giá trị trung bình của Mức độ quan trọng
và Hệ số mức độ phản ứng của Công ty ứng với từng yếu tố. Tính tổng các giá trị
trung bình của Mức độ quan trọng và tính Trọng số cho Mức độ quan trọng của
từng yếu tố bên ngoài của Công ty. Cột tính điểm từng yếu tố bên ngoài là tích số
Cách chấm điểm theo mức độ phản ứng của Công ty:
- Phảnứng tốt : 4 - Phảnứng trên trung bình : 3 - Phảnứng trung bình : 2 - Phảnứng kém : 1
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Yếu tố đánh giá (1) Mức độ quan trọng đối với ngành (2) Mức độ tác động đối với TTYTS (3) Tính chất tác động (4) Điểm (2)*(3)*(4)
I. Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
1. Lạm phát tăng, giá hàng hóa
tăng, thu nhập thực tế của người
dân giảm.
Các yếu tố chính trị, pháp lý
1. Các qui định và giấy phép về
sản xuất kinh doanh sản phẩm dùng trong NTTS thay đổi.
2. Việt Nam là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định.
3. Công ty được sự ưu đãi của Nhà nước về thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Các yếu tố xã hội
1. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm công
nghiệp dùng trong quá trình NTTS
2. Người NTTS ngày càng quan tâm
đến chất lượng sản phẩm công
nghiệp dùng trong quá trình NTTS.
3.333 3.000 3.125 2.75 3.125 3.125 3.000 2.889 2.875 2.714 2.500 2.625 (-) (-) (+) (+) (+) (+) -10 -8.667 +8.984 +7.464 +7.8125 +8.203
Các yếu tố công nghệ
1. Công nghệ sản xuất đáp ứng
tốt yêu cầu về chất lượng sản
phẩm cho công ty.
Các yếu tố tự nhiên
1. Khánh Hòa là vị trí thuận lợi
cho việc đầu tư phát triển của
Công ty
II. Môi trường tác nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
1. Phần lớn đối thủ cạnh tranh là những công ty lớn, sản phẩm đã có uy tín, chất lượng ổn định.
2. Phần lớn đối thủ cạnh tranh có
mức giá bán thấp hơn trên thị trường và cho các khách hàng
được hưởng mức chiết khấu cao hơn.
3. Đối thủ cạnh tranh sử dụng
chiến lược cải tiến sản phẩm,
khác biệt hóa sản phẩm và tổ
chức các cuộc hội thảo để giới
thiệu sản phẩm.
Khách hàng của công ty
1. Địa bàn các tỉnh Nam Trung
Bộ đã bị mất một số khách hàng do sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ. 3.125 2.889 3.444 3.500 3.125 3.000 2.750 2.778 2.667 2.625 2.625 2.375 (+) (+) (-) (-) (-) (-) +8.594 +8.025 -9.185 -9.1875 -8.203 -7.125
Tầm ảnh hưởng của nhà cung
ứng
1. Thị trường có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu phối trộn.