6. Những đóng góp của đề tài
2.1.5. Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Sau khi thành lập hai công ty liên doanh, các mặt hàng sản xuất kinh doanh
2.1.5.1. Thức ăn tôm giống
Thức ăn tôm giống là mặt hàng được Công ty tiến hành nhập khẩu và kinh doanh từ năm 1998. Và đến năm 2005, Công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đến nay, mặt hàng này của Công ty đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và đem lại cho Công ty hàng tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Mặt hàng thức ăn nuôi tôm được chia thành bốn nhóm chính như sau: nhóm
thức ăn tổng hợp, nhóm men vi sinh, nhóm Vitamin và nhóm hóa chất.
Về công dụng: thức ăn tôm giống có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng,
cung cấp sức đề kháng, đồng thời còn có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho tôm giúp tôm tránh được một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi.
Về chất lượng sản phẩm: việc sản xuất loại mặt hàng này được kiểm tra hết sức chặt chẽ từ các yếu tố nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Vì vậy đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng. Bên cạnh đó, Công ty còn liên tục đầu tư
các trang thiết bị kỹ thuật để sản phẩm sản xuất ra ngày càng có chất lượng tốt hơn. Một vấn đề quan trọng được đặt ra trong quá trình sản xuất thức ăn tôm giống chính là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Ở nước ta hiện nay, các sản phẩm của
NTTS chủ yếu dành cho việc xuất khẩu. Vì vậy, việc Công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin về danh mục các chất kháng sinh bị cấm là rất cần thiết. Nó giúp cho Công ty có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nhằm
không gây thiệt hại cả về doanh thu lẫn uy tín nhãn hiệu đối với mỗi loại sản phẩm
sản xuất ra.
2.1.5.2. Bột cá, bột xương thịt
Bột cá và bột xương thịt là sản phẩm mới của Công ty. Công ty đã đi vào sản
xuất và kinh doanh loại sản phẩm này từ năm 2006.
Sản phẩm là một trong những nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất các loại
thức ăn chăn nuôi. Với quy trình sản xuất: nguyên liệu tươi được thu và tiến hành chế biến xay nhỏ thành thành phẩm. Công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
2.1.5.3. Phân bón sinh học
Sau khi tiến hành liên doanh và thành lập Công ty TNHH Long Hiệp vào
năm 2002 Công ty bắt đầu đưa vào sản xuất sản phẩm phân bón lá sinh học.
Sản phẩm phân bón lá được chia làm ba nhóm chủ yếu: nhóm phát triển rễ, nhóm kích thích cây ra hoa đậu trái và nhóm tăng sức đề kháng cho cây.
Đây là một sản phẩm khá mới mẻ và chủng loại phong phú, có thể phù hợp
với từng loại cây trồng cụ thể nên được người dân tin dùng. Điều này đã góp phần làm tăng đáng kể sản lượng tiêu thụ và đã đóng góp lớn vào tổng doanh thu của
Công ty.
2.1.5.4. Thuốc thú y thuỷ sản
TTYTS là một trong những sản phẩm chủ lực của Công ty. Nó được tiến hành sản xuất từ rất sớm (từ năm 1999) và mang lại chủ yếu phần doanh thu của
Công ty. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh mặt hàng này.
Sản phẩm TTYTS được chia làm bốn nhóm chính:
- Nhóm men vi sinh: Bổ sung các vi sinh vật có lợi cho nước, giúp phân huỷ
các chất mùn làm trong sạch nguồn nước.
- Nhóm hoá chất: Cung cấp các chất kháng thểđiều trị một số bệnh cho tôm, làm cho tôm khoẻ mạnh, bóng mượt, kéo dài thời gian sống của tôm.
- Nhóm Vitamin: Chủ yếu cung cấp cho tôm sức đề kháng, kích thích tôm bắt mồi, trưởng thành nhanh, phát triển đồng đều, tăng sức sống của tôm.
- Nhóm khoáng chất: Chủ yếu dùng cải tạo môi trường nước, bảo vệ môi trường đáy ao, ổn định lượng sinh vật phù du trong ao, diệt cá tạp và các sinh vật gây hại trong ao, ngăn ngừa các bệnh do ký sinh trùng gây nên.
Tùy thuộc vào đặc thù của cơ sở nuôi cũng như đặc điểm của từng loại thủy
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2.1. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Tính đến 30/06/2007, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 120
người. Trong những năm qua tình hình nhân sự của công ty khá ổn định. Bảng 2.1. Bảng tổng kết cơ cấu lao động tại công ty đến 30/06/2007
STT Thành phần lao động Số lượng Tỷ lệ
1 Tổng số cán bộ công nhân viên
Trong đó : - Trực tiếp sản xuất - Bộ phận gián tiếp 120 58 62 100% 48,3% 51,7%
2 Thành phần cán bộ công nhân viên quản lý - Cao học - Đại học - Trung cấp, cao đẳng 14 1 11 2 100% 7,1% 78,6% 14,3% 3 Thành phần trực tiếp sản xuất
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông 58 10 48 100% 17,2% 82,8%
(Nguổn: Phòng Tổ chức hành chính - Công ty TNHH Long Sinh)
Qua bảng 2.1 ta thấy, bộ phận trực tiếp sản xuất tại Công ty không nhiều, chỉ
có 58 người, số lượng lao động gián tiếp tại Công ty là 62 người. Tuy số lượng có
nhiều hơn so với số lao động trực tiếp nhưng nhiều bộ phận trong Công ty còn thiếu
và yếu như bộ phận Marketing hay bộ R&D.
Đối với thành phần quản lý Công ty có 14 người trong đó chủ yếu là ở trình
độ đại học và sau đại học. Đây là bộ phận cốt cán của Công ty, quyết định đến sự
Tình hình thực tế cho thấy trình độ lao động của Công ty khá cao. Bộ phận lao động có chuyên môn tay nghề khá. Điều này chứng tỏ Công ty có một nguồn nhân lực vững mạnh.
Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty trong thời gian qua là khá hợp lý,
điều này đã, đang và sẽ tiếp tục tạo động lực thúc đẩy Công ty ngày càng hoạt động
có hiệu quả.
Công ty áp dụng nhiều hình thức trả lương và đảm bảo cuộc sống của người lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 15 - 20%/năm. Năm 2007,
thu nhập bình quân đầu người là 1.800.000 đồng/tháng. Công ty có hai hình thức
chi trả lương cho cán bộ công nhân viên.
- Đối với Bộ phận văn phòng và kỹ sư: Hình thức trả lương theo trách nhiệm,
chức vụ theo mức lương cơ bản của Nhà nước quy định.
- Bộ phận công nhân sản xuất: Hình thức trả lương theo ngày công, ngoài ra
còn các khoản trợ cấp ngoài giờ, độc hại, chức vụ,….
Hình thức tính lương của Công ty tuân theo đúng những quy định của pháp luật, Công ty tiến hành đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm và những khoản trích theo lương khác.
Tiền lương dùng để đánh giá khả năng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của
Cán bộ công nhân viên của Công ty. Các tiêu chuẩn dùng để tính lương gồm:
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng công tác
- Tinh thần trách nhiệm đối với công việc và bảo vệ tài sản của Công ty - Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của Công ty
- Sự tham gia các hoạt động và phong trào được Công ty tổ chức
- Khả năng làm việc thể hiện qua sản l ượng sản phẩm sản xuất đ ược hoặc làm thêm giờ
Ngoài tiền lương cơ bản cán bộ công nhân viên có thể có thêm nhiều khoản phụ cấp khác. Đồng thời cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được phụ cấp một bữa ăn trưa tại Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn có chếđộ khen thưởng phù hợp với những nhân viên có thành tích xuất sắc.
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2004 – 2006
(Đvt: đ)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Năm 2006 Chênh lệnh Tỷ lệ (%)
1)Doanh thu bán hàng 53.472.057.007 55.042.727.322 1.570.670.315 2,94 78.634.457.405 23.591.730.083 42,86
2)Các khoản giảm trừ 991.763.999 1.631.677.609 639.913.610 1.335.599.984 (296.077.625)
3)Doanh thu thuần 52.480.293.008 53.411.049.713 930.756.705 1,77 77.298.857.421 23.887.807.708 44,72
4)Giá vốn hàng bán 39.102.294.469 34.789.722.172 (4.312.572.297) (11,03) 52.728.637.254 17.938.915.082 51,56
5)Lợi nhuận gộp 13.377.998.539 18.621.327.541 5.243.329.002 39,19 24.570.220.167 5.948.892.626 31,95
Thu nhập từ hoạt động tài chính 11.152.691 2.754.710.159 2.743.557.468 24.599,96 76.599.291 (2.678.110868) (97,22)
Chi phí tài chính 837.183.492 175.331.561 (661.851.931) (79,06) 108.945.810 (66.385.751) (37,86)
6)Chi phí bán hàng 5.917.262.223 6.845.269.385 928.007.162 15,68 8.191.441.439 1.346.172.054 19,67
7)Chi phí quản lý DN 1.422.895.311 1.827.533.042 404.637.731 28,44 1.295.875.302 (531.657.740) (29,09)
8)Lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh 5.211.810.204 12.527.903.712 7.316.093.508 140,38 15.050.556.907 2.522.653.195 20,14
Các khoản thu nhập khác 0 4.093.637 4.093.637 46.497.120 42.403.483 1.035,84
Chi phí khác 0 5.526.159 5.526.159 6.099.983 573.824 10,38
10)Lợi nhuận khác 0 (1.432.522) (1.432.522) 40.397.137 41.829.659 (2.920,00) 11)Lợi nhuận trước thuế 5.211.810.204 12.526.471.190 7.314.660.986 140,35 15.090.954.044 2.564.482.854 20,47
12)Thuế thu nhập DN 227.586.387 2.743.176.894 2.515.590.507 1.105,33 243.884.278 (2.499.292.616) (91,11)
13)Lợi nhuận sau thuế 4.984.223.817 9.783.294.296 4.799.070.479 96,29 14.847.069.766 5.063.775.470 51,76
Nhận xét: Qua bảng 2.2 ta rút ra như sau:
Trong giai đoạn 2004-2006, doanh thu của Công ty liên tục tăng. Cụ thể: Năm
2004, doanh thu của Công ty đạt 53.472.057.007đ, năm 2005 tăng lên
55.042.727.322đ, tăng 2,94% so với năm 2004, đến năm 2006 tăng lên đến
78.634.457.405đ tăng 23.591.730.083đ tương ứng với tăng 42,86% so với năm 2005.
Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên một cách đáng kể.Đó
là: Năm 2004, các khoản này của Công ty chỉ là 991.763.999đ thì đến năm 2005 tăng lên đến 1.631.677.609đ và năm 2006 là 1.335.599.984đ. Như vậy, các khoản giảm trừ doanh thu đã làm giảm bớt lợi nhuận của Công ty. Điều này cảnh báo rằng
Công ty cần chú ý hơn đến việc cải thiện tình hình này, không để tình trạng này tiếp tục ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.
Bên cạnh đó, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng so với năm 2004, năm 2005 giá vốn hàng bán của Công ty lại giảm từ 39.102.294.469đ xuống còn 34.789.722.172đ, giảm 4.312.572.297đ tương ứng với giảm 11,03%. Điều này chứng tỏ, Công ty đã có tiến bộ trong hoạt động sản xuất, tiết kiệm chi phí, làm giảm giá vốn. Đến năm 2006, giá vốn của Công ty có tăng lên nhưng bù lại, mức doanh thu cũng tăng đáng kể làm cho mức lợi nhuận của Công ty cũng tăng theo.
Đối với khoản chi phí bán hàng, trong năm 2005 có gia tăng nhưng không nhiều. Cụ thể: năm 2004, chi phí bán hàng của Công ty là 5.917.262.223đ sang năm 2005 tăng lên 6.845.269.385đ tăng 15,68% so với năm 2004 và năm 2006 con số
này là 8.191.441.439đ, tăng 1.346.172.054đ tương ứng tăng 19,67% so với năm 2005. Qua đây ta thấy, trong thời gian qua, Công ty đã liên tục đầu tư kinh phí cho hoạt động bán hàng. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những quan tâm nhất định
đối với hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thì khác. Mặc dù năm 2005 có tăng hơn so với năm 2004 một khoản là 404.637.731đ
nhưng đến năm 2006 thì đã giảm còn 1.295.875.302đ tương ứng giảm 29,09% so với năm 2005. Đây là thành quả thu được nhờ việc tiết kiệm chi phí của Công ty. Điều này đã giúp Công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.
Đặc biệt, đối với các khoản chi phí tài chính, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay. Năm 2004, chi phí tài chính của Công ty là 837.183.492đ thì đến năm 2005 giảm xuống còn 175.331.561đ tức giảm 79,06% so với năm 2004, năm 2006 con số
này là 108.945.810đ và đến nay Công ty đã tiến hành hoàn trả toàn bộ nợ ngân hàng vì thế chi phí tài chính cũng không còn.
Như vậy, nhờ việc cắt giảm hàng loạt các chi phí, thực hiện tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Lợi nhuân của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 lợi nhuân trước thuế
của Công ty là 5.211.810.204đ thì đến năm 2005 đã là 12.526.471.190đ tăng 7.314.660.986đ tương ứng tăng 140,35% và đến năm 2006 lợi nhuận của Công ty là 15.090.954.044đ tăng 20,47% so với năm 2005. Do tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu của nước ta trong năm 2006 xấu hơn so với
năm 2005, mà sản phẩm của Công ty hầu hết là những mặt hàng phục vụ cho hoạt động NTTS. Điều này làm cho mức tăng lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2006 thấp hơn mức tăng năm 2005. Mặt khác, năm 2006 lại là năm có sự biến
động lớn về giá cả, giá cả nguyên, nhiên liệu tăng cao, làm cho chi phí sản xuất cũng tăng lên và làm cho lợi nhuận của Công ty giảm.
Tuy vậy, Công ty đã tận dụng những ưu thế sẵn có như việc miễn giảm thuế
cho các mặt hàng sản xuất tại Khu công nghiệp, trong thời gian qua, hoạt động sản
xuất kinh doanh dần thay thế cho hoạt động thương mại. Nghĩa là, Công ty liên tục đưa những sản phẩm do chính Công ty sản xuất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà hạn chế bớt những mặt hàng mà Công ty mua đi bán lại. Nhờ vậy, mức
thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty giảm dần vào năm 2006. Lợi nhuận sau thuế
của công ty năm 2004 là 4.984.223.817đ đã tăng lên 9.783.294.296đ vào năm 2005, tăng 96,29%. Năm 2006 lợi nhuận của Công ty lại tăng lên 14.847.069.766đ, tăng
5.063.775.470đ tương đương với tăng 51,76% so với năm 2005.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh trong thời gian qua đạt kết quả tốt. Công ty đã và dần tạo cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 2.3: Tình hình tài chính của công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2003 – 2006
Chênh lệch
2003/2004
Chênh lệch
2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004
(+/-) (%) Năm 2005 (+/-) (%) Năm 2006 (+/-) (%) Doanh thu 34.835.360 52.480.293 17.644.933 50,65 53.411.049 930.756 1,77 77.298.857 23.887.808 44,72 Chi phí 32.927.503 47.279.634 14.352.131 43,59 43.643.381 (3.636.253) (7,69) 62.330.997 18.687.616 42,82
Lợi nhuận trước thuế 1.920.607 5.211.810 3.291.203 171,36 12.526.471 7.314.661 140,35 15.090.954 2.564.483 20,47
Lợi nhuận sau thuế 1.306.012 4.984.223 3.678.211 281,64 12.526.471 7.542.248 151,32 14.847.069 2.320.598 18,53
Bảng cân đối tài sản
Vốn kinh doanh 21.441.669 26.738.973 5.297.304 24,71 36.309.170 9.570.197 35,79 38.525.373 2.216.203 6,10
Vốn cố định 13.630.512 15.801.281 2.170.769 15,93 20.374.102 4.572.821 28,94 24.064.855 3.690.753 18,11
Vốn lưu động 7.811.157 10.937.692 3.126.535 40,03 15.935.068 4.997.376 45,69 14.460.518 (1.474.550) (9,25)
Khoản phải thu 6.741.641 8.287.942 1.546.301 22,94 15.025.775 6.737.833 81,30 12.841.697 (2.184.078) (14,54)
Tổng tài sản 28.183.310 35.026.915 6.843.605 24,28 51.334.945 16.308.030 46,56 51.367.070 32.125 0,06 Nợ ngân hàng 15.583.500 4.000.000 (11.583.500) (74,33) 0 (4.000.000) (100,00) 0 0 Nợ nhà cung cấp 2.036.729 11.949.171 9.912.442 486,68 16.709.399 4.760.228 39,84 6.200.532 (10.508.867) (62,89) Khoản phải trả khác (412.697) (158.432) 254.265 (61,61) (334.266) (175.834) 110,98 1.186.504 1.520.770 (454,96) Tổng nợ 17.207.532 15.790.739 (1.416.793) (8,23) 16.375.133 584.394 3,70 7.387.036 (8.988.097) (54,89) Tài sản thuần 10.975.778 19.236.176 8.260.398 75,26 34.959.812 15.723.636 81,74 43.980.034 9.020.222 25,80
Nguồn: Phòng Quản lý kinh doanh – Công ty TNHH Long Sinh.
Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta có nhận xét như sau:
Trong giai đoạn 2003 – 2006, tình hình tài chính của công ty đã có nhiều
biến động.
Vốn kinh doanh của công ty năm sau so với năm trước liên tục tăng. Năm 2004 tăng 24,71% so với năm 2003, năm 2005 so với 2004 tăng 53,79%, năm 2006
so 2006 tăng 6,1%. Lượng vốn kinh doanh liên tục tăng trong những năm qua chủ
yếu là do công ty liên tục gia tăng đáng kể lượng vốn cố định và vốn lưu động vào hoạt động kinh doanh để mở rộng hoạt động.
Vốn cố định năm 2003 là 13.630,512trđ thì năm 2004 đã tăng lên
15.801,281trđ tương đương tăng 15,39%, sang năm 2005 con số này là 20.374,02trđ, tăng 28,94% so với 2004, năm 2006 là 24.064,855trđ tăng 18,11% so với 2005.
Vốn lưu động cũng gia tăng đáng kể, nếu năm 2003 là 7.811,157trđ thì năm 2004 là 10.937,692trđ, năm 2005 là 20.374,102trđ và năm 2006 là 24.064,855trđ.
Như vậy, qua các năm nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục được tăng