PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 65 - 116)

6. Những đóng góp của đề tài

3.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

3.1.1. Các yếu tố kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc sau khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đường lối đổi mới của Đảng đã có tác động trực tiếp đối với các lĩnh

vực kinh tế - xã hội từ năm 1991 cho đến nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước

ta vào loại cao trong khu vực, nhưng nó diễn biến theo đường cong. Từ năm 1991 đến năm 1997 tăng dần đều; so với năm trước, năm 1991 tăng 5,81%, các năm tiếp theo cho đến năm 1997 con số tương ứng là: 8,7%, 8,08%, 8,83%, 9,54%, 9,34% và 8,15%. Từ năm 1998 đến năm 2001 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Á Châu năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút: 5,76%, 4,77%, 6,79% và 6,99%. Năm 2002 đến 2006 nền kinh tế đã được hồi phục, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng cao: 7,08%, 7,34%, 7,79%, 8,44% và 8,17%. Tổng sản

phẩm quốc nội (tính theo giá năm 1994) năm 1991 là 139.634 tỷ đồng, năm 1995 là 195.567 tỷ đồng, năm 2000 là 273.666 tỷ đồng và năm 2006 là 425.135 tỷ đồng,

gấp ba lần năm 1991 (Theo niên giám thống kê 2006, tr.69). GDP/người từ 181 USD năm 1991 đã tăng lên 722 USD năm 2006, đời sống của nhân dân đã được cải

thiện, số hộ đói nghèo giảm rõ rệt.

Nhưng Việt Nam không thể nào trông cậy mãi mãi vào những yếu tố này được.

Một trong những nguy cơ bắt đầu xuất hiện là áp lực lạm phát. Theo Katie Dean, một

nhà kinh tế làm việc tại Ngân Hàng ANZ ở Hà Nội thì “Tuy rằng kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt. nhưng chỉ số giá sinh hoạt CPI (Consumer Price Index) hiện đang là một điều cần phải theo dõi, cũng như là tốc độ giao lưu tư bản và mức độ tiêu thụ”. Trong một bài tuyên bố tại hội nghị của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic

Forum) họp tại Singapore vừa qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết Chính

phủ Việt Nam đang dự trù phá giá đồng bạc Việt Nam thêm khoảng 0.5 đến 1% nữa so

tranh so với các nước khác trong khu vực. Trong lúc tiền tệ của hầu hết những nước khác trong vùng đều tăng giá so với đồng đô la thì từ đầu năm nay, đồng tiền Việt Nam đã giảm giá 0,4%. Vào hồi đầu tháng Bảy vừa qua, tỷ giá giữa tiền đồng và tiền đô la đã xuống đến xấp xỉ 16.120 đồng một đô la. Một đồng tiền Việt Nam yếu sẽ khiến cho đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như những yếu tố sản xuất chính như nhân công và

chuyên chở trở nên rẻ hơn nữa cho các xí nghiệp ngoại quốc. Đây là chính sách mà chính phủ Việt Nam vẫn theo đuổi từ mấ y năm nay: giảm giá từ từ đồng tiền Việt Nam

so với đồng đô la để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong mấy năm qua chính sách này đã khá thành công. Kinh tế Việt Nam trong năm qua đã tăng trưởng

với một tốc độ chỉ thấp hơn Trung Quốc tại Châu Á là nhờ vào việc gia tăng sản xuất

và xuất khẩu cũng như là đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Nếu trong 3 năm 2001 - 2003, bình quân tốc độ lạm phát của nước ta chỉ là

2,60%/năm và với tốc độ tăng GDP 7,10%/năm, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng

chỉ là 0,37 lần, thì 3 năm vừa qua, “bộ ba” con số này là 8,15%/năm, 8,13%/năm và

1,00 lần, còn tính chung cho cả giai đoạn 2001-2006 là 5,33%/năm, 7,62%/năm và

0,70 lần. Điều này cho thấy rằng, vấn đề lạm phát hiện nay đang là vấn đề nóng.

Mặc dùtưởng chừng như đã có dấu hiệu suy giảm vào năm 2006 khi chỉ còn 6,6%.

Nhưng, áp lực tăng giá lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Từ đầu năm đến nay,

tốc độ lạm phát đã gia tăng. Theo Tổng Cục Thống Kê thì chỉ số giá sinh hoạt CPI

trong tháng Sáu vừa qua đã tăng 7,8% so với năm ngoái. Trong khi mức độ tăng của

chỉ số CPI ở tháng Năm chỉ mới đạt được 7,31%. Như vậy, tốc độ gia tăng chỉ số này là đã vượt chỉ tiêu quy định của Chính phủ là 7-7,5% và đe dọa làm hỏng chính

sách tiền tệ lâu dài của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là làm sao giữ tốc độ lạm

phát thấp hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Một trong những trở ngại chính ngăn chặn việc chống lạm phát lại là chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách phá giá đồng bạc Việt Nam của Chính phủ. Chính sách phá giá này cũng là con

dao hai lưỡi. Tuy rằng nó làm tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nhưng nó

cũng làm cho giá hàng nhập khẩu đắt hơn cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như

là cho những công ty Việt Nam không có nguồn thu ngoại tệ hoặc là phải đi vay nước ngoài để đầu tư.

Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của Công ty Long Sinh. Lạm phát gia tăng làm cho giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty cũng tăng lên đáng kể.

Nhất là giá cả nguyên liệu. Nguyên liệu sản xuất TTYTS của Công ty chủ yếu từ

hai nguồn là nhập khẩu của Đài Loan và từ trong nước.

Bảng 3.1: Bảng số lượng nguyên liệu đến ngày 31/12/2004

- Mặt hàng TTYTS:

STT TÊN HÀNG Số lượng

sổ sách

Số lượng thực tế

1 Tea seed cake (Bánh) 90.300 90.300

2 Tea seed cake (Bột) 51.250 51.250

3 Dolomite 91.500 91.500

4 Zeolite 45.000 45.000

5 Iodorin - 200 (20kg) 9.836 9.836

6 Compozyme (25kg) 258 258

7 Nguyên lieejuCopper Complex 1.647 1.695

8 Shrimp Power 216 168 9 Macreel Vit (25kg) 90 90 10 Long Oxy 2.200 2.200 11 Water Power (lít) 563 563 12 Chất phụ gia ME 646 646 13 Chất phụ gia LVC 349 349 14 Chất phụ gia TN 7 7 15 Chất phụ gia TDC 1.800 1.800 16 Chất phụ gia ODR 1.016 1.016 17 Chất phụ gia KVA 849 849 18 Chất phụ gia LYA 1.826 1.826 19 H-112 (BỘT HƯƠNG CAM) 7 7

20 M-128 (ASCORBIC ACID VITAMIN C) 49 49

21 BKC-80 (SANISOL) 400 400 22 M-118 (ENROFLOXACIN HCL) 40 40 23 M-116 (ERYTHROMYCIN THIOCYANATE) 14 14 24 M-124 1.044 1.044 25 M-127 (ACID CITRIC ANHYDROUS57N) 584 724 26 M-125V (VEDAFEED) 1.473 1.473

27 101UZ (CPG - TACN FEEDADD NCS1) 380 380

28 M-119 (ĐƯỜNG LACTOSE) 392 392 29 BETTETLAND 91 91 30 M-119G (DEXTRSE MÔN) 391 250 31 TCCA 1.977 1.977 32 Zeolite (V) 10.688 10.688 33 M 113 (OXOLINIC ACID) 50 50

34 HUMIC ACID SODIUM 10.000 10.000

35 M-133 (NatriHydro Sunfhate) 791 791

- Nguyên liệu Thuốc bảo vệ thực vật: STT TÊN HÀNG ĐVT Slượng/kiện Số lượng sổ sách Số lượng thực tế 1 YANG KIN SU Kg 500 500 2 SUM Kg 2.055 2.055

3 WORNG WEI LIN MEI Lít 714 714

4 KO NONG Lít 1.564 1.564 5 LAND KING Lít 96 96 6 ANTITOX Kg - - 7 GRO-RO Kg 2.241 2.241 8 SUM CD Kg 704 704 9 FRE TOX Kg 2.448 2.448 10 GRE PO Kg 2.000 2.000 11 GRE CHA Kg 2.329 2.329 CỘNG 14.651 14.651

Qua bảng 3.1 ta thấy rằng, hàng năm khối lượng nguyên liệu được nhập vào công ty là không nhỏ. Chi phí nguyên liệu bình quân mỗi năm của Công ty là 39 tỷ đồng. Trong thời gian gần đây, chi phí này tăng lên liên tục từ 10% - 20%. Bên cạnh đó, lạm phát xảy ra, giá hàng hóa tăng làm đời sống công nhân viên chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm, đưa đến đòi hỏi tăng lương. Thu nhập bình quân người lao động của công ty năm 2003 là 1 triệu đồng, tăng 11,1% so với năm 2002; năm 2004 là 1,2 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003, năm 2005 là 1,85 triệu đồng, tăng 15,65% so với năm 2004 và năm 2006 thu nhập bình quân là 2,1 triệu đồng, tăng 13,5%. Qua đó ta thấy

rằng, lạm phát đã ảnh hưởng rõ rệt tới mức lương của người lao động. Đây là một khó khăn đối với công ty. Điều này đã dẫn đến giá thành của sản phẩm tăng, thêm

vào đó, nước ta đã là thành viên của WTO vào đầu năm 2007 càng làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trở nên khốc liệt hơn. Điều này được

thể hiện qua sự sụt giảm doanh thu của mặt hàng TTYTS năm 2006 so với 2003. Năm 2003 là 11.069,100 trđ thì năm 2006 chỉ còn 2.759,348 trđ tương đương giảm

Bảng 3.2: Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến Công ty TNHH Long Sinh và mặt

hàng TTYTS của Công ty

Yếu tố Ảnh hưởng đến

Công ty

Ảnh hưởng đến

TTYTS O/T

Tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định nhưng lạm phát

cũng gia tăng làm cho giá

hàng hóa tăng, thu nhập thực

tế người dân giảm.

Làm giảm sức cạnh

tranh của sản phẩm của Công ty

Nguy cơ giảm sản lượng bán của sản

phẩm.

T

3.1.2. Các yếu tố chính trị, pháp lý

a. Chính sách của Chính phủ

Sự chuyển đổi tư duy kinh tế đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với

các thành phần kinh tế. Mặc dù về luật pháp tuy đã được sửa đổi, nhưng vẫn còn có sự đối xử không bình đẳng với kinh tế tư nhân, nhất là về tín dụng phát triển và ưu đãi trong một vài lĩnh vực, nhưng dư luận xã hội hầu như đã coi trọng sự làm giàu,

ngưỡng mộ những người biết tranh thủ cơ hội phất lên một cách chân chính. Từ năm 2000, kinh tế tư nhân đã được cởi trói nhờ có Luật Doanh nghiệp với tư tưởng

chỉ đạo “Mọi công dân có quyền kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề mà luật

pháp không cấm”. Từ năm 2005 với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới, Việt

Nam là nước đã thực sự thống nhất mặt bằng pháp lý đối với mọi loại hình doanh nghiệp và các phương thức đầu tư.

Cùng với việc tiếp tục phát triển, đổi mới quản lý và cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước, xu thế nổi trội trong kinh tế nước ta từ năm 1991 đến nay là kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến cuối năm 2006, nước ta đã tiếp nhận 8.266 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 78,2 tỷ USD, trong đó vốn thực

hiện gần 37,3 tỷ USD, tạo ra nhiều ngành nghề mới như công nghệ điện tử, tin học, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương thức kinh doanh và quản trị hiện đại, các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng 43,7% giá trị sản lượng công

nghiệp, 57,8% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tạo việc làm cho 1,22 triệu người, trong đó có nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao và sử dụng thành thạo ngoại

ngữ. Kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt là từ khi Luật

Doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực thì tốc độ phát triển của khu vực này gia tăng

mạnh mẽ. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã có 148.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 306.000 tỷ đồng, tăng 2,6 lần về số doanh nghiệp và 7,7 lần về vốn đăng ký

so với 10 năm 1991-2000. Mặc dù quy mô của các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, nhưng đã thể hiện tính năng động, linh hoạt, nhanh chóng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ và phương thức kinh doanh, nên đã diễn ra quá

trình tích tụ nhanh chóng, một số doanh nghiệp đã có quy mô vừa và đang trên đà

phát triển. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế có khả năng tạo ra việc làm nhiều nhất

cho xã hội.

Kinh nghiệm quốc tế đã khẳng định rằng, đối với các nước đang phát triển

thì kinh tế tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài tạo nên động lực mạnh mẽ đẩy

nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã có những chính sách đối ngoại phù hợp để hội

nhập với kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đất nước. Năm 1990, nước ta đã nối lại quan hệ với Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tháng 7 năm 1995 đã diễn ra 3 sự kiện lớn: Việt Nam

gia nhập ASEAN, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác. Hơn nữa, Việt Nam cùng các nước ASEAN thực hiện Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và đang

tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việt Nam ký với Hoa Kỳ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã gia tăng mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam xuất

khẩu sang Mỹ, từ 732,8 triệu USD năm 2000 tăng lên 7.828,7 triệu USD năm 2005,

tham gia xây dựng của cơ quan đại diện EU tại Hà Nội, được EU đánh giá cao trong quan hệ hợp tác song phương. Đầu năm 2007, nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ

chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ đa phương

của quá trình hội nhập quốc tế.

Những chính sách thông thoáng của Nhà nước là một động lực mạnh mẽ

giúp cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình.

Ngoài ra, Công ty còn được hưởng sự ưu đãi của Nhà nước về chính sách đầu tư. Theo Quyết định số 3112/2000/QĐ-UB ngày 10-07-2000 của ủy ban nhân

dân tỉnh Khánh Hòa. Công ty có nhà máy sản xuất được đặt tại Khu công nghiệp

Suối Dầusẽ được ưu đãi về thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: các

doanh nghiệp được miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo,

kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

b. Chính sách quản lý của Nhà nước đối với sản phẩm TTYTS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, mặt hàng TTYTS là một loại sản phẩm có tính nhạy cảm rất

lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Các quyết định của các Cơ quan quản lý Nhà nước về việc sản xuất và lưu thông các sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy cũng như danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất TTYTS thường thay đổi theo thời gian.

Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong thời

gian vừa qua đã có những quyết định liên quan đến vấn đề sản xuất và kinh doanh các chất sử dụng trong NTTS. Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005

được ban hành với việc hạn chế sử dụng 34 loại và cấm sử dụng 17 loại kháng sinh,

hóa chất trong sản xuất kinh doanh thủy sản. Tiếp theo ngày 18/08/2005 Bộ Trưởng

Bộ Thủy sản ra tiếp một quyết định số 26/2005/QĐ-BTS cấm sử dụng thêm 11 loại

Bảng 3.3: Bảng một số chất cấm sử dụng trong TTYTS

STT Nhóm Chất Công ty

1 Kháng sinh Chloramphenicol Không có

2 Furazolidone Không có

3 Vi khuẩn gây bệnh Salmonella Không có

4 Nấm mốc độc Aspergilus flavus Không có

5 Độc tố Aflatoxin Không có

Cùng với danh mục các chất cấm được ban hành, sau nhiều lần công bố và

thay đổi. Mới đây, Bộ Thủy sản ra quyết định số 10/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường

nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành và quyết định số 1154/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc đình chỉ lưu hành thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường NTTS.

Pháp lệnh thú y 2004 do Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành và Nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y 2004: Qui định chung về quản

lý trong toàn bộ quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến phân phối lưu thông và sử

dụng thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Các qui định này

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 65 - 116)