6. Những đóng góp của đề tài
1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC THÚ Y THỦY SẢN
1.3.1. Khái niệm
TTYTS, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng
thủy sản, vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản (sau đây gọi tắt là thuốc thú y thủy
sản), gồm có 8 công dụng chính: trị bệnh; phòng bệnh; diệt trừ và khống chế dịch
bệnh; cải thiện môi trường nuôi trồng; nâng cao sức khỏe; nâng cao khả năng kháng
trong nuôi trồng thủy sản, không bao gồm các chất sử dụng trong chế biến và khai thác thủy hải sản.
Mục đích sử dụng thuốc thú y thủy sản là nhằm đảm bảo và đạt được hiệu
quả nuôi trồng thủy sản, nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản. Thuốc thú y thủy
sản hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản. Những chất
hoặc hợp chất được dùng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam cũng như trên thế
giới thường ở dạng: thuốc diệt nấm (antifoulants), thuốc khử trùng (disinfectants), thuốc diệt tảo (algicides), thuốc trừ cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides), thuốc
diệt ký sinh trùng (parasiticides), thuốc diệt khuẩn (antibacterials), chế phẩm sinh
học (probiotics), thuốc diệt cá tạp chế biến từ bã trà (saponin), vitamin, khoáng chất, và hiện nay một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang đưa
thảo dược vào sử dụng nhằm thay thế một số chất trên.
1.3.2. Phân loại thuốc thú y thuỷ sản
a. Thuốc thú y thủy sản: là những chất, hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động
vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất và các chế phẩm từ chúng được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải
thiện, các chức năng của cơ thể động vật thủy sản bao gồm: dược phẩm, hóa chất,
vắcxin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản.
b. Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản: là những chất,
hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hóa chất, động vật, thực vật, vi sinh vật
và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh pH, độ kiềm, oxy hòa tan, các chất hữu cơ, gây hoặc ức chế tảo hoặc đưa vào môi trường nuôi trồng thủy sản
với mục đích khác với tính năng tác dụng của thuốc thú y.
c. Vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản: là loài vi khuẩn, xạ khuẩn, vi rút, đơn bào ký sinh, nấm mốc, nấm men và một số laoì vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật thủy sản, nghiên cứu, sản xuất, thử
1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trên thế giới hiện nay
Do một số yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, FAO và
WHO đang kêu gọi tất cả các nước cần phải siết chặt hệ thống an toàn thực phẩm
của mình và giám sát chặt chẽ các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Chuyên gia về an toàn thủy sản của FAO cho biết chuỗi sản xuất và cung cấp thủy sản toàn cầu hiện nay rất phức tạp. Với gần một nửa tổng sản lượng thủy sản hiện nay là sản
phẩm nuôi trồng và thu nhập hàng ngày của khoảng 12 triệu người hoàn toàn phụ
thuộc vào nuôi thủy sản thì việc đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản nuôi là an toàn và có chất lượng tốt nhất khi đưa ra tiêu thụ là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Từ năm 2000, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới kiểm soát dư lượng các chất cấm là Chloraphenicol và Nitrofurans. Đến năm 2004 một loạt
chất cấm sử dụng được bổ sung như Methyltestosterol, DES, Trichlorfon, Green malachite và năm 2005 là các kháng sinh nhóm Fluoroquinolone. Ngoài ra còn có một số chất hạn chế sử dụng như nhóm Tetracyline, nhóm Sulforamids.
EU qui định danh mục các hóa chất, kháng sinh được sử dụng làm thuốc thú
y thủy sản gồm 31 chất.
Danh mục hoạt chất được sử dụng làm thuốc thú y không qui định giới hạn dư lượng tối đa trong thực phẩm bao gồm vitamin C, một số khoáng chất, iodine, sulfa đồng, hành tỏi…Danh mục cấm sử dụng gồm Chloramphenicol, Nitrofurans,
Green malachite…
Hoa Kỳ ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản được phép sử dụng có giới
hạn gồm 11 chất. Danh mục 18 chất được phép sử dụng không qui định giới hạn và 13 hoạt chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Cơ quan xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đang phát triển việc
nuôi tôm sạch. Hàng năm, xuất khẩu tôm của Ấn Độ chiếm hơn nửa doanh thu xuất
khẩu thủy sản (1,8 tỷ USD). Hiện nay, MPEDA đang tìm mọi giải pháp ngăn chặn
việc sử dụng thuốc thú y thủy sản cấm nhằm mang lại thị trường xuất khẩu thủy sản
Tại Trung Quốc, vào đầu những năm 1950 đã bắt đầu nghiên cứu và ứng
dụng thuốc thú y thủy sản vào việc nuôi trồng thủy sản và đã đạt được những thành quả đáng kể trong phát triển ngành này. Nhất là vào những năm 1980, cùng với sự
phát triển vượt bậc trong ngành nuôi trồng thủy sản của quốc gia này, thuốc thú y
thủy sản đã được sử dụng rộng khắp. Tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách của người dân nuôi trồng thủy sản cũng như công tác quản lý Nhà nước ở
Trung Quốc đã dẫn đến việc hàng thủy sản của nước này thời gian gần đây thường
bị cấm nhập khẩu và trả về từ các nước Âu Mỹ, cũng như các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tại Đài Loan, Chính phủ nước này có Công cáo số 901512719 qui định về
16 chất thuốc thú y thủy sản dùng trong nuôi trồng thủy sản cùng với qui định chặt
chẽ về liều lượng, đối tượng sử dụng, phạm vi dùng, cách dùng và thời gian ngưng
sử dụng.
1.3.4. Tình hình sử dụng thuốc thú y thuỷ sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc thú y thủy sản trong phòng trị bệnh động vật
thủy sản cũng như xử lý môi trường đã trở nên khá phổ biến, nhất là trong ngành nuôi tôm công nghiệp và mang lại hiệu quả nuôi trồng và lợi nhuận cao cho bà con nuôi tôm. Tuy nhiên do sử dụng không đúng cách, sử dụng chất cấm, hoặc lạm
dụng của người nuôi không những dẫn đến sản phẩm thuốc thú y thuỷ sản không có
công hiệu mà còn tác hại không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường cũng như thị trường xuất khẩu thủy sản. Bên cánh đó, việc thiếu cơ chế quản lý phù hợp,
sự phối hợp giữa các ban ngành chưa thống nhất cũng như trình độ chuyên môn của
một số cán bộ đơn vị chuyên ngành còn kém đã dẫn đến việc các sản phẩm cấm, sản
phẩm không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán và gây ảnh hưởng xấu trên thị trường
TTYTS.
Trước những vấn đề cấp bách trong việc sử dụng sản phẩm TTYTS, Bộ thủy
sản đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế đến mức tối thiểu các ảnh hưởng tiêu cực
Bộ Thủy sản ra quyết định số 07/2005/QĐ-BTS vào ngày 24/02/2005 về việc
hạn chế sử dụng 34 loại và cấm sử dụng 17 loại kháng sinh, hóa chất trong sản xuất
kinh doanh thủy sản. Và ngày 18/08/2005 Bộ Trưởng Bộ Thủy sản tiếp tục ra quyết định số 26/2005/QĐ-BTS cấm sử dụng thêm 11 loại kháng sinh thuốc nhóm
Flouroquinolones.
Cùng với danh mục các chất cấm được ban hành, sau nhiều lần công bố và
thay đổi, mới đây Bộ Thủy sản ra quyết định số 10/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành, và quyết định số 1154/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc đình chỉ lưu hành thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy .
Thêm vào đó, Chương trình kiểm soát dư lượng kháng sinh và các chất độc
hại trong thủy sản nuôi do Bộ Thủy Sản thiết lập và triển khai từ tháng 09/1999 cho
các vùng nuôi thủy sản thương phẩm trên phạm vi cả nước. Việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại là thực sự cần thiết vì chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Điều quan trọng hơn là khi TTYTS độc hại đã nhiễm vào sản phẩm thủy sản thì không có phương pháp nào để loại bỏ được trong quá trình chế biến.
Nguồn gốc, tác hại của các hóa chất kháng sinh tồn dư trong thủy sản được
Bảng 1.3: Nguồn gốc, tác hại các hóa chất, kháng sinh tồn dư trong thủy sản
Mối nguy Nguồn gốc Tác hại Thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ:
Aldrine,Dieldrine, Endrine, Heptachlor, DDT, Chlordane, Hexachorobenzen, Lindane
-Canh tác nông nghiệp
-Chất xử lý ao/đầm Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong Kim loại nặng: Hg, Pb, Cd -Chất xả/thải công nghiệp Giảm sự hình thành máu, làm thoái hóa thận,
gan, và có thể gây tử vong Các chất cấm sử dụng: Chloramphenicol, Nitrofuran, Diethylstilbestrol, Methyltestosterone, Green Malachite /Green Leucomalachite, Trichlofon ( Dipterex ) -Thức ăn -Thuốc phòng trị bệnh -Con giống Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, quá trình sinh trưởng, gây ngộ độc và
gây ung thư.
Các chất hạn chế sử dụng: Nhóm Tetracyclines; Nhóm Sulfonamides; Nhóm Fluoroquinolones -Thức ăn -Thuốc phòng trị bệnh Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây ngộ độc (Nguồn : www.nafiqaved.gov.vn)
Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành Pháp lệnh thú y 2004 và Nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y 2004 đã nêu ra: Qui định
chung về quản lý trong toàn bộ quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến phân phối lưu
thông và sử dụng thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Các
qui định này phù hợp với chuẩn mực và tương đương với qui định của các nước tiêu thụ lớn thủy sản như EU, Mỹ, Nhật, Canada.
Danh mục các hoạt chất cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh
doanh thực phẩm thủy sản ban hành theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS và quyết định số 26/2005/QĐ-BTS tương đương với qui định của các nước tiêu thụ thủy sản
lớn như EU, Mỹ, Nhật , Canada.
Từ năm 2002, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED) đã xây dựng được một hệ thống kiểm soát đồng bộ từ Trung ương đến địa phương nhằm kiểm soát chặt chẽ dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng
thủy sản. Công tác kiểm tra các sản phẩm thuốc thú y thủy sản được phép hay không được phép lưu hành trên thị trường cùng với các yêu cầu về nội dung nhãn mác do Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản các địa phương tỉnh thành phụ trách và thực hiện một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường ở các địa phương cũng tham gia kiểm tra và quản lý công tác này.
Hơn nữa, việc thiếu cơ chế quản lý phù hợp, sự phối hợp giữa các ban ngành
chưa thống nhất cũng như trình độ chuyên môn của một số cán bộ đơn vị chuyên ngành còn kém đã dẫn đến việc các sản phẩm cấm, sản phẩm không rõ nguồn gốc
vẫn được bày bán hoặc sản phẩm bị phạt không hoàn toàn do lỗi nhà sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu trên thị trường thuốc thú y thủy sản.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH LONG SINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1. Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Long Sinh được thành lập theo giấy phép thành lập doanh
nghiệp số 59/GP/TLDN do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 28 tháng 08 năm 1997
và giấy phép đầu tư số 23/QĐ – CTĐT do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Khánh Hòa cấp ngày 28 tháng 08 năm 2003.
Tên công ty : Công ty TNHH Long Sinh
Địa chỉ trụ sở : 37 Hoàng Văn Thụ - Nha Trang
Địa chỉ nhà máy : Lô 5B, Khu công nghiệp Suối Dầu - Cam Lâm - Cam Ranh - Khánh Hoà.
Điện thoại : 058.743968 – 743555 ~ 6 Fax : 058.743557
Emai : lsc@dng.vnn.vn; lsc@longsinh.com.vn
Website : www.longsinh.com.vn
Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Các mặt hàng sản xuất tại Khu công nghiệp Suối Dầu và kinh doanh trong
và ngoài nước gồm: Thuốc thú y thuỷ sản, phân bón sinh học, bột cá.
- Các mặt hàng nhập khẩu kinh doanh trong nước gồm: Thuốc thú y thuỷ
sản, aremia (trứng bào xác dành cho tôm ấu trùng), thức ăn tôm giống, bột xương
thịt, thực phẩm chay.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Khi vừa mới thành lập vào năm 1997, công ty chỉ có 10 nhân viên và vốn đầu tư là 300.000.000đ. Đến năm 2006 vốn đầu tư tăng lên 16 tỷ đồng với 120 Cán
bộ công nhân viên. Ngoài ra chưa kể đến hai công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư
a. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty TNHH Long Sinh trong
10 năm qua
- Năm 1997: Thành lập công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Năm 1998: Nhập khẩu và kinh doanh thức ăn nuôi tôm, thực phẩm chay.
- Năm 1999: Nhập khẩu và sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản.
- Năm 2000: Liên doanh với Công ty Shin House Đài Loan thành lập công ty TNHH Long Shin (Long Shin Corporation)
- Năm 2001: Thành lập Trung tâm giống thủy sản tại Thị xã Cam Ranh. - Năm 2002: Liên doanh với Công ty Yow Ming Đài Loan thành lập Công
TNHH Long Hiệp (Unilongs Co.,ltd). Nhập khẩu và sản xuất kinh doanh phân bón
lá sinh học.
- Năm 2003: Đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Suối Dầu. Sản
xuất thuốc thú y thủy sản và phân bón lá sinh học.
- Năm 2005: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi.
- Năm 2006: Sản xuất kinh doanh sản phẩm bột thủy sản (bột cá, bột tôm,
bột cua, bột mực).
b. Các giải thưởng đạt được
- Mặt hàng thức ăn chăn nuôi của công ty được người tiêu dùng bình chọn
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao trong năm 2005 và năm 2006 do Báo Sài gòn Tiếp
thị tổ chức.
- Công ty đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho mặt hàng thuốc thú y thủy
sản và phân bón lá sinh học vào năm 2005.
- Công ty được vinh dự nhận Cúp Vàng Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu lần II năm 2007.
Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh
Khánh Hòa, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, Liên Đoàn Lao động Tỉnh Khánh Hòa, Công
đoàn Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Bảo Hiểm Xã Hội Thành phố Nha Trang…
c. Các đơn vị liên doanh và trực thuộc
* Các đơn vị liên doanh:
- Công ty TNHH Long Shin (Long Shin Corporation):
Năm 2000, Công ty TNHH Long Sinh liên doanh với Công ty Shin House
Đài Loan thành lập Công ty TNHH Long Shin (Long Shin Corporation).
Tổng vốn đầu tư : 1.000.000 USD
Tỷ lệ vốn góp: Công ty TNHH Long Sinh : 20%.
Công ty Shin House : 80%.
Công ty TNHH Long Shin đặt tại Khu công nghiệp Suối Dầu tỉnh Khánh
Hòa, chuyên sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu với 1.000 công nhân và
doanh thu hàng năm khoảng 16 triệu đô la Mỹ.
- Công ty TNHH Long Hiệp (Unilongs Co.,ltd):
Năm 2002, Công ty TNHH Long Sinh liên doanh với Công ty Yow Ming Đài Loan thành lập Công TNHH Long Hiệp.
Tổng vốn đầu tư : 3.500.000 USD
Tỷ lệ vốn góp: Công Ty TNHH Long Sinh : 20%.
Công Ty Yow Ming : 80%.
Công TNHH Long Hiệp đặt tại Khu công nghiệp Suối Dầu, chuyên sản xuất
kinh doanh thức ăn nuôi tôm, cá, heo, gà, vịt với 200 công nhân và công suất sản
xuất 30.000 tấn/năm.
* Các đơn vị trực thuộc :
Công ty TNHH Long Sinh có hai chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành lập năm 1999.
Chức năng: Chuyên trung chuyển hàng hóa phân phối đến các tỉnh miền Nam.