Tình hình tiêu thụ mặt hàng TTYTS

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 58 - 63)

6. Những đóng góp của đề tài

2.2.5. Tình hình tiêu thụ mặt hàng TTYTS

2.2.5.1. Tình hình tiêu thụ TTYTS của Công ty trong cả nước

a. Thị trường tiêu th

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán

bộ công nhân viên trong Công ty, đến năm 2002, thị trường tiêu thụ mặt hàng TTYTS của Công ty đã mở rộng trên phạm vi cả nước từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh

Cà Mau. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thị trường tiêu thụ của Công ty có phần thu hẹp so với trước. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty ngày càng có thêm nhiều

đối thủ cạnh tranh, đồng thời do nguyên nhân chủ quan là hoạt động kinh doanh TTYTS của Công ty chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã làm cho thị phần của Công ty ngày càng bị thu hẹp.

b. Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối hàng hóa của Công ty chia làm ba khu vực:

Hàng hóa của Công ty từ nhà máy trung chuyển ra hai Chi nhánh của Công ty

tại Tp. Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Đà Nẵng, hàng hóa sẽ được

phân phối khu vực phía Bắc từ Tp. Đà Nẵng đến tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh tại

TP. Hồ Chí Minh phân phối khu vực phía Nam từ TP. Hồ Chí Minh đến tỉnh Cà Mau. Còn lại khu vực miền Nam Trung Bộ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Bình Thuận

do Công ty phân phối từ nhà máy tại Khu công nghiệp Suối Dầu.

Hoạt động kinh doanh các sản phẩm của từng vùng sẽ do bộ phận chuyên trách tại mỗi khu vực chịu trách nhiệm, phía Bắc là Chi nhánh ở Đà Nẵng, phía Nam là Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam Trung Bộ do bộ phận kinh doanh thuộc Công ty phụ trách. Tại mỗi khu vực, có những nhân viên trực tiếp

phụ trách kinh doanh với những đại lý nhỏ hơn. Vào mỗi kỳ khoảng 15 ngày nhân viên kinh doanh phải báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm cho Trưởng bộ phận để

tổng hợp và báo cáo lại cho Giám đốc bộ phận kinh doanh tại Công ty.

Hệ thống phân phối chính của Công ty chịu trách nhiệm quản lý chung còn việc phân phối sản phẩm của Công ty ra thị trường chủ yếu dựa vào các đại lý. Mỗi đại lý sẽ lấy hàng từ các Chi nhánh của Công ty nơi gần nhất và được sự hỗ trợ kỹ

thuật của các nhân viên kinh doanh tại mỗi khu vực sẽ bán hàng cho các cơ sở NTTS.

Hệ thống đại lý của Công ty tại mỗi khu vực gồm có:

Bảng 2.5: Bảng tổng kết số lượng đại lý của công ty trong cả nước

STT Khu vực Số lượng

1 Miền Bắc 25

2 Miền Trung 57

3 Miền Nam 36

Tổng 118

(Nguồn:Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Long Sinh

Bảng trên là hệ thống đại lý cấp I của công ty TNHH Long Sinh. Qua đó ta thấy hệ thống mạng lưới đại lý TTYTS của Công ty khá rộng và phân bố khắp cả

nước. Công ty là một trong những Công ty đi tiên phong trong thực hiện hoạt động

sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực TTYTS. Chính vì vậy, đến thời điểm hiện nay,

kinh nghiệm cũng như mạng lưới các đại lý tiêu thụ của Công ty rộng khắp trên cả nước. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty lại

giảm sút một cách rõ rệt.

Như vậy, nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới là Công ty cần phải tận dụng được những lợi thế vốn có để tăng cường công tác xúc tiến bán hàng nhằm có

c. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm TTYTS trong những năm qua

Để thấy được tình hình kinh doanh mặt hàng TTYTS ta xem xét tình hình tiêu thụ của mặt hàng này trong những năm từ 2003 đến 2006.

Bảng 2.6: Bảng doanh thu tiêu thụ mặt hàng TTYTS trong cả nước từ 2003 - 2006 (Đơn vị: 1.000 đ)

STT Khu vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Miền Nam 12.136.193 9.130.266 6.502.768 2.886.625

2 Miền Trung 11.069.100 4.767.479 1.457.237 2.759.348

3 Miền Bắc 2.648.437 2.616.078 1.469.180 2.342.062

Tổng 25.853.730 16.513.823 9.429.185 7.988.035

(Nguồn: Phòng Quản lý kinh doanh – Công ty TNHH Long Sinh)

Nhận xét: Qua bảng 2.6 ta thấy:

Trong hai năm 2003 và 2004, trong cơ cấu tổng doanh thu mặt hàng TTYTS chủ yếu là do sự đóng góp của khu vực miền Trung và miền Nam, đối với khu vực

miền Bắc chỉ đóng góp một phần rất nhỏ.

Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng TTYTS ngày càng giảm qua các năm. Đây

là một sự giảm sút đáng lo ngại cho Công ty. Năm 2003 doanh thu của sản phẩm

này là 25.853,730trđ và giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2006 tổng doanh thu

do mặt hàng này mang lại chỉ còn 7.988,035trđ giảm đến 1/5 doanh thu so với năm

2003. Sự giảm sút này được trải đều trên cả ba khu vực. Đây là một thực trạng đáng báo động mà Công ty phải nhanh chóng tìm cách cải thiện. Điều này đòi hỏi Công

ty cần xem xét lại toàn bộ quá trình hoạt động của mình từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra để đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho sản phẩm. Có như vậy mới mong

cải thiện được tình hình hiện nay.

2.2.5.2. Tình hình tiêu thụ TTYTS của Công ty khu vực Nam Trung Bộ

Qua phân tích ở trên ta thấy được, tình hình tiêu thụ mặt hàng TTYTS của

Công ty đã giảm đi đến mức báo động. Trong thời gian qua, Công ty đã có hướng sẽ

chiến lược cho cả nước còn nhiều khó khăn nên trước mắt Công ty chỉ tập trung vào một khu vực chiến lược của Công ty là khu vực Nam Trung Bộ. Vì đây là khu vực

tiêu thụ mặt hàng TTYTS của Công ty nhiều nhất so với hai khu vực còn lại, mặt

khác mọi hoạt động kinh doanh ở khu vực này do trụ sở chính của Công ty phụ

trách. Xây dựng khu vực Nam Trung Bộ lớn mạnh có thể xem như là hậu phương vững chắc cho Công ty tiếp tục tiến tới các khu vực khác.

Bảng 2.7: Bảng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y thuỷ sản ở khu vực

Nam Trung Bộ từ 2003 - 2006

(Đvt: 1,000đồng)

STT Tỉnh Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Bình Thuận 1.474.881 503.615 227.827 158.918 2 Ninh Thuận 2.056.317 549.824 33.868 182.903 3 Khánh Hòa 4.588.758 2.215.145 493.115 769.114 4 Phú Yên 1.776.706 600.254 347.983 589.600 5 Bình Định 664.266 667.042 209.989 676.750 6 Quảng Ngãi 226.579 49.002 22.887 68.572 7 Quảng Nam 281.593 182.597 121.570 313.492 Tổng 11.069.100 4.767.479 1.457.237 2.759.348

(Nguồn: Phòng Quản lý kinh doanh – Công ty TNHH Long Sinh)

Nhận xét:

Nam Trung Bộ là khu vực tiêu thụ khá nhiều các sản phẩm TTYTS của Công

ty. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, doanh thu tiêu thụ sản phẩm này của Công ty

bị giảm sút rõ rệt đến mức báo động. Cụ thể: năm 2003 tổng doanh thu của cả khu

vực là 11.069,000trđ đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn 4.767,479trđ và năm 2005

còn 1.457,237trđ, đến cuối năm 2006 sau khi Công ty đã nỗ lực và tâm huyết nhằm

tìm cách cải thiện tình hình này, tuy nhiên cũng không cải thiện được bao nhiêu, doanh thu cho mặt hàng TTYTS của Công ty cũng chỉ tăng lên một cách không đáng kể là 2.759,348trđ. Đặc biệt, tình hình này cũng không được cải thiện bao

nhiêu kể cả ở những thị trường truyền thống như Khánh Hòa, một tỉnh tiêu thụ khá

thu. Đồng thời đây cũng là nơi đặt trụ sở của Công ty. Điều này chứng tỏ rằng,

trong thời gian vừa qua Công ty đã không mấy quan tâm đến thị trường tiêu thụ của

mình.

Năm 2006, nhận thấy được sự nguy hại trong vấn đề giảm sút doanh thu trong 3 năm liên tiếp, Công ty cũng đã tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại

làm cho doanh thu của mặt hàng này tăng hơn so với năm 2005. Tuy nhiên, để thực

sự cải thiện được tình hành này, Công ty cần thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu,

phải có sự thay đổi triệt để và đầu tư đúng mức để thu được kết quả tốt hơn.

Tỷ lệ sụt giảm doanh thu mặt hàng TTYTS của Công ty thể hiện rõ nhất qua

bảng sau:

Bảng 2.8: Bảng tỷ lệ sụt giảm doanh thu t iêu thụ TTYTS năm 2006 so với năm 2003

(Đvt: 1,000đồng) So sánh STT Tỉnh Năm 2003 Năm 2006 Giá trị % 1 Bình Thuận 1.474.881 158.918 -1.315.963 -89% 2 Ninh Thuận 2.056.317 182.903 -1.873.414 -91% 3 Khánh Hòa 4.588.758 769.114 -3.819.644 -83% 4 Phú Yên 1.776.706 589.600 -1.187.107 -67% 5 Bình Định 664.266 676.750 12.484 2% 6 Quảng ngãi 226.579 68.572 -158.007 -70% 7 Quảng Nam 281.593 313.492 31.900 11% Tổng 11.069.100 2.759.348 -8.309.752 -75%

(Nguồn: Phòng Quản lý kinh doanh – Công ty TNHH Long Sinh)

Nhận xét:

Qua bảng 2.8 ta thấy, chỉ trong vòng 3 năm từ 2003 đến 2006 doanh thu mặt

hàng TTYTS của Công ty đã giảm đến 75%. Như vậy, doanh thu mặt hàng này năm 2006 đã giảm 8.309,752trđ tương đương giảm 75% so với năm 2003. Trong đó, sụt

giảm mạnh nhất là tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa với mức giảm sút tại Bình thuận là 1.315,963trđ tương đương giảm 89%, tại Khánh Hòa giảm tới 3.819,464trđ ứng với giảm 83% và tại Ninh Thuận giảm tới 91%. Trong

khi đó, ba tỉnh này là những nơi có mức tiêu thụ rất lớn sản phẩm TTYTS trong

toàn khu vực. Như vậy đủ thấy rằng, tình hình tiêu thụ sản phẩn TTYTS của Công

ty đã rơi vào tình trạng đáng báo động. Điều này là do trong thời gian qua, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, đồng thời Công ty cũng chưa quan tâm đến hoạt động xúc tiến bán hàng.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)