6. Những đóng góp của đề tài
3.1.2. Các yếu tố chính trị, pháp lý
a. Chính sách của Chính phủ
Sự chuyển đổi tư duy kinh tế đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với
các thành phần kinh tế. Mặc dù về luật pháp tuy đã được sửa đổi, nhưng vẫn còn có sự đối xử không bình đẳng với kinh tế tư nhân, nhất là về tín dụng phát triển và ưu đãi trong một vài lĩnh vực, nhưng dư luận xã hội hầu như đã coi trọng sự làm giàu,
ngưỡng mộ những người biết tranh thủ cơ hội phất lên một cách chân chính. Từ năm 2000, kinh tế tư nhân đã được cởi trói nhờ có Luật Doanh nghiệp với tư tưởng
chỉ đạo “Mọi công dân có quyền kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề mà luật
pháp không cấm”. Từ năm 2005 với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới, Việt
Nam là nước đã thực sự thống nhất mặt bằng pháp lý đối với mọi loại hình doanh nghiệp và các phương thức đầu tư.
Cùng với việc tiếp tục phát triển, đổi mới quản lý và cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, xu thế nổi trội trong kinh tế nước ta từ năm 1991 đến nay là kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến cuối năm 2006, nước ta đã tiếp nhận 8.266 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 78,2 tỷ USD, trong đó vốn thực
hiện gần 37,3 tỷ USD, tạo ra nhiều ngành nghề mới như công nghệ điện tử, tin học,
phương thức kinh doanh và quản trị hiện đại, các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng 43,7% giá trị sản lượng công
nghiệp, 57,8% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tạo việc làm cho 1,22 triệu người, trong đó có nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao và sử dụng thành thạo ngoại
ngữ. Kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt là từ khi Luật
Doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực thì tốc độ phát triển của khu vực này gia tăng
mạnh mẽ. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã có 148.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 306.000 tỷ đồng, tăng 2,6 lần về số doanh nghiệp và 7,7 lần về vốn đăng ký
so với 10 năm 1991-2000. Mặc dù quy mô của các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, nhưng đã thể hiện tính năng động, linh hoạt, nhanh chóng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ và phương thức kinh doanh, nên đã diễn ra quá
trình tích tụ nhanh chóng, một số doanh nghiệp đã có quy mô vừa và đang trên đà
phát triển. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế có khả năng tạo ra việc làm nhiều nhất
cho xã hội.
Kinh nghiệm quốc tế đã khẳng định rằng, đối với các nước đang phát triển
thì kinh tế tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài tạo nên động lực mạnh mẽ đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã có những chính sách đối ngoại phù hợp để hội
nhập với kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đất nước. Năm 1990, nước ta đã nối lại quan hệ với Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tháng 7 năm 1995 đã diễn ra 3 sự kiện lớn: Việt Nam
gia nhập ASEAN, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác. Hơn nữa, Việt Nam cùng các nước ASEAN thực hiện Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và đang
tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việt Nam ký với Hoa Kỳ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã gia tăng mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ, từ 732,8 triệu USD năm 2000 tăng lên 7.828,7 triệu USD năm 2005,
tham gia xây dựng của cơ quan đại diện EU tại Hà Nội, được EU đánh giá cao trong quan hệ hợp tác song phương. Đầu năm 2007, nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ đa phương
của quá trình hội nhập quốc tế.
Những chính sách thông thoáng của Nhà nước là một động lực mạnh mẽ
giúp cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Ngoài ra, Công ty còn được hưởng sự ưu đãi của Nhà nước về chính sách đầu tư. Theo Quyết định số 3112/2000/QĐ-UB ngày 10-07-2000 của ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa. Công ty có nhà máy sản xuất được đặt tại Khu công nghiệp
Suối Dầusẽ được ưu đãi về thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: các
doanh nghiệp được miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo,
kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
b. Chính sách quản lý của Nhà nước đối với sản phẩm TTYTS
Bên cạnh đó, mặt hàng TTYTS là một loại sản phẩm có tính nhạy cảm rất
lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Các quyết định của các Cơ quan quản lý Nhà nước về việc sản xuất và lưu thông các sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy cũng như danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất TTYTS thường thay đổi theo thời gian.
Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong thời
gian vừa qua đã có những quyết định liên quan đến vấn đề sản xuất và kinh doanh các chất sử dụng trong NTTS. Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005
được ban hành với việc hạn chế sử dụng 34 loại và cấm sử dụng 17 loại kháng sinh,
hóa chất trong sản xuất kinh doanh thủy sản. Tiếp theo ngày 18/08/2005 Bộ Trưởng
Bộ Thủy sản ra tiếp một quyết định số 26/2005/QĐ-BTS cấm sử dụng thêm 11 loại
Bảng 3.3: Bảng một số chất cấm sử dụng trong TTYTS
STT Nhóm Chất Công ty
1 Kháng sinh Chloramphenicol Không có
2 Furazolidone Không có
3 Vi khuẩn gây bệnh Salmonella Không có
4 Nấm mốc độc Aspergilus flavus Không có
5 Độc tố Aflatoxin Không có
Cùng với danh mục các chất cấm được ban hành, sau nhiều lần công bố và
thay đổi. Mới đây, Bộ Thủy sản ra quyết định số 10/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành và quyết định số 1154/2007/QĐ-BTS ngày 31/07/2007 về việc đình chỉ lưu hành thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường NTTS.
Pháp lệnh thú y 2004 do Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành và Nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y 2004: Qui định chung về quản
lý trong toàn bộ quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến phân phối lưu thông và sử
dụng thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Các qui định này phù hợp với chuẩn mực và tương đương với qui định của các nước tiêu thụ lớn thủy
sản như EU, Mỹ, Nhật, Canada.
Vì vậy, Công ty TNHH Long Sinh tiến hành sản xuất ra sản phẩm trước khi được xuất bán đều phải qua những khâu kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ của
bộ phận KCS. Các mặt hàng sản xuất của Công ty ngoài tiêu dùng trong nước còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, mặt hàng kinh doanh của
Công ty lại khá nhạy cảm, đều là những sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp đến sức
khoẻ người tiêu dùng vì thế Công ty phải luôn cập nhật những thông tin về danh
mục các chất hạn chế hay những chất bị cấm sử dụng trong hoạt động NTTS.
Ở nước ta hiện nay, để giảm áp lực cho ngành khai thác, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích và mở rộng diện tích NTTS. Cụ thể:
Bảng 3.4 : Thống kê diện tích NTTS ở Việt Nam từ năm 2001 - 2006 Đvt: 1.000 ha Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 TỔNG SỐ 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 984,4 Diện tích nước mặn, lợ 502,2 556,1 612,8 642,3 661,0 679,2 Nuôi cá 24,7 14,3 13,1 11,2 10,1 16,6 Nuôi tôm 454,9 509,6 574,9 598,0 528,3 530,9 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,4 31,9 24,5 32,7 122,2 131,4 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3
Diện tích nước ngọt 253,0 241,6 254,8 277,8 291,6 305,2
Nuôi cá 228,9 232,3 245,9 267,4 281,7 294,8
Nuôi tôm 21,8 6,6 5,5 6,4 4,9 5,5
Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 0,5 0,4 1,0 1,1 1,6 1,5
Ươm, nuôi giống thuỷ sản 1,8 2,3 2,4 2,9 3,5 3,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng 3.4 ta thấy, diện tích NTTS ở nước ta liên tục tăng đều qua các năm. Nhưng do áp lực của các qui định về các chất bị cấm, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người NTTS. Công ty phải liên tục thay đổi liều lượng những
thành phần các chất trong sản phẩm của mình đặc biệt là các sản phẩm TTYTS để
phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người NTTS. Hầu hết các sản phẩm thủy
sản của ta sản xuất ra để xuất khẩu, trước tình hình ngày càng căng thẳng trong họat động kiểm tra dư lượng chất kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, ngành thủy
sản đang gặp rất nhiều khó khăn và tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản cũng có
phần đình trệ không mạnh mẽ như trước đây làm cho công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy vậy, thấy được tình hình đó,
Công ty càng tăng cường hơn nữa họat động quản trị chất lượng nhằm đảm bảo sản
phẩm của công ty không có những chất làm cho sản phẩm thủy sản của ta bị ảnh hưởng dư lượng các chất cấm sử dụng.
Bảng 3.5: Yếu tố chính trị pháp lý ảnh hưởng đến công ty TNHH Long Sinh và mặt
hàng TTYTS.
Yếu tố Ảnh hưởng đến công ty Ảnh hưởng đến TTYTS O/T
Các qui định và giấy phép về sản xuất kinh doanh sản phẩm dùng trong NTTS thay đổi. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty cũng như lợi nhuận và thu nhập của cán bộ công
nhân viên trong công ty
Không ngừng củng cố uy tín sản phẩm và phải tìm ra được những nhãn hiệu sản phẩm mới cho phù hợp T Việt Nam là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định.
Công ty thu hút được
vốn đầu tư từ nước
ngoài.
Sản lượng tiêu thụ ổn định và ngày càng tăng.
O
Công ty được sự ưu đãi của Nhà
nước về thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Cơ hội cho công ty mở
rộng sản xuất.
O